Ý nghĩa của việc cúng tất niên dịp cuối năm
Vào dịp Tết Nguyên đán cúng tất niên mời ông bà về ăn tết nó có ý nghĩa trong văn hóa, tâm thức người Việt về cội nguồn gia đình, dân tộc?
Vậy cúng tất niên cần chuẩn bị những gì? Bài viết này hãy cùng Bindo tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
Ý nghĩa của tất niên và việc cúng tất niên của người Việt
Người Việt Nam thường có tục lệ cúng tất niên để kết thúc một năm cũ qua đi và chào đón một năm mới.
Ở các nước phương Tây thì tất niên là ngày cuối cùng của năm dương lịch – ngày 31/12 hàng năm.
Còn các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam thì tất niên là ngày cuối cùng của năm âm lịch – tức ngày 30 tháng Chạp (vào năm đủ ngày) và ngày 29 tháng Chạp (năm thiếu).
Ở mỗi vùng miền lại có những tập tục về tất niên và việc cúng tất niên khác nhau. Nói về việc lễ tất niên, gia chủ có thể mời bạn bè hay người thân đến chung vui trong bữa ăn này.
Bữa tất niên là cuộc hội ngộ đầy đủ nhất mà mỗi năm chỉ có một lần. Cả gia đình sẽ sum vầy bên mâm cơm đầy đủ các món ăn truyền thống, cùng hàn huyên, cười nói vui vẻ để xua tan đi những nhọc nhằn, vất vả của năm cũ.
Cũng trong dịp cuối năm này, thì nhà nhà, người người đều tham gia dọn dẹp, trang trí nhà cửa gọn gàng, tươm tất để chuẩn bị cho các lễ cúng quan trọng dịp cuối năm như cúng tất niên, cúng giao thừa để mời ông bà tổ tiên về ăn tết với gia đình.
Cúng tất niên ngày cuối năm như thế nào cho đúng?
Với người dân Việt Nam thì lễ cúng tất niên là nét văn hóa truyền thống bao đời để thể hiện sự tri ân đối với ông bà tổ tiên, đối với các vị thần, thánh…
Chính vì thế, mâm cúng tất niên không nên quá hoa mĩ, cầu kì. Chỉ cần chuẩn bị những món đồ gần gũi với gia đình, phù hợp với kinh tế của từng nhà.
Lễ vật, đồ cúng
Theo phong tục, các lễ vật bắt buộc phải có để cúng tất niên bao gồm:
Bánh chưng
Trầu cau
Hoa tươi
Vàng mã
Những lễ vật trên sẽ được bày biện cẩn thận, gọn gàng trên bàn thờ.
Ngoài những lễ vật trên, thứ không thể thiếu trong lễ cúng tất niên đó là các món ăn đại diện cho đặc sản, sở thích của từng vùng miền.
Hầu hết mâm cúng tất niên của các gia đình miền Bắc luôn có hai món quen thuộc và không thể thiếu đó là gà luộc, các món kho, xào mặn.
Mâm cơm tất niên miền Trung ít cầu kì hơn, thường có: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…
Trong khi đó, trong mâm cỗ tất niên của người miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt, dưa giá, củ kiệu và tôm khô.
Cách bày bàn thờ cúng tất niên
Vào dịp này,các gia đình đều sắm dọn bàn thờ của ông bà, tổ tiên và mỗi gia đình có các cách bày biện, sắp đặt bàn thờ khác nhau theo từng tín ngưỡng truyền thống.
Đối với người miền Bắc, mâm cỗ mặn thường được chuẩn bị 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Con số đó tùy vào quy mô của từng mâm cỗ cúng. Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn, có thể xếp cao từ 2 đến 3 tầng.
Mâm cỗ cúng nên để những món nóng, có nước ở trung tâm, vừa để đỡ đổ vỡ, vừa để dễ bày trí.
Trên bàn thờ nên có nến, đèn sáng ấm. Tùy thuộc vào kích thước bàn thờ, sở thích gia chủ cũng như phong tục từng vùng miền có thể chọn hoa cho phù hợp. Loại hoa thường được dùng để cúng tất niên là hoa dơn, hoa li, hoa cúc. Tuy nhiên, hiện tại, nhiều gia đình sử dụng cành đào nhỏ để cúng. Việc đó vừa giúp bàn thờ dịp cuối năm trông ấm áp hơn và có sinh khí hơn.
Cúng trong nhà hay ngoài trời?
Hầu hết các gia đình có thể chỉ cần cúng tất niên trong nhà để thể hiện sự tri ân đối với ông bà, tổ tiên.
Song vẫn có một số gia đình có điều kiện, gia chủ có thể cúng thêm một mâm cỗ ngoài trời để cảm tạ thần linh đã phù hộ cho gia đình trong suốt năm vừa qua.
Tùy vào vị trí cúng trong nhà hay ngoài trời, gia chủ sẽ sắp lễ cúng khác nhau và có bài cúng khác nhau.
Gợi ý bài cúng tất niên theo văn khấn cổ truyền Việt Nam
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại…
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Theo Đời sống & Pháp Lý