Ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam?

Phát triển kinh tế là nhu cầu tất yếu của mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Nhu cầu tất yếu và thành tựu to lớn của việc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước.

Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Viêt Nam ta. Mà để phát triển toàn diện nền kinh tế thị trường cần thiết phải áp dụng quy luật giá trị. Vậy quy luật giá trị là gì và nó được áp dụng như thế nào, có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế thị trường? Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu với bài viết dưới đây.

 

1. Khái quát về quy luật giá trị và nền kinh tế thị trường

1.1 Quy luật giá trị

Quy luật giá trị được hiểu là quy luật cơ bản của nền kinh tế, của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Khi nào, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại của quy luật giá trị. Việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó hay còn được hiểu là hao phí lao động xã hội cần thiết. Để đạt được lợi thế trong cạnh tranh, người sản xuất phải có sự hao phí sức lao động của mình nhỏ hơn hoặc bằng mức hao phí sức lao động xã hội cần thiết. Quy luật giá trị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế thị trường đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

Trong trao đổi hàng hoá phải tuân thủ nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí của người sản xuất và đảm bảo có lãi để tiếp tục tái sản xuất. Giá trị là tiền đề của giá cả, giá cả là sự thể hiện bằng tiền của giá trị vậy nên sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá.

 

1.2 Nền kinh tế thị trường được hiểu như thế nào?

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh một trình độ phát triển nhất định của mỗi quốc gia. nắm bắt được xu thế vận động khách quan của nền kinh tế thi trường trong thời đại ngày nay, Đảng và nhà nước ta trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường ở các quốc gia phát triển khác, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để đưa ra chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của nền kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy sự phát triển sức sản xuất, xã hội hoá lao động, cải tiến kỹ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải vật chất, góp phần làm giàu cho xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, hạn chế mặt tiêu cực, chỉ chạy theo lợi nhuận.

 

2. Ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát tiển kinh tế thị trường ở Việt Nam

Quy luật giá trị giúp đảm bảo chi phí tối ưu khi sản xuất và lưu thông hàng hoá.

 

2.1.  Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá

Sự điều tiết này phụ thuộc chủ yếu vào cung – cầu và giá cả của thị trường. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá hàng hoá tăng cao do quá nhiều người muốn có nhưng sản phẩm cung cấp ra thị trường lại không đủ, khi đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh sẽ thu về lợi nhuận lớn. Chỉ cần tập trung đẩy manh sản xuất để cung ứng dịch vụ, doanh nghiệp có thể tăng nguồn thu kinh tế về cơ sở của mình

Người lại, nếu cung lớn hơn đầu, một điều hiển nhiên là hàng hoá quá nhiều gây tồn đọng và không thể buôn bán hay xuất khẩu ra nước ngoài, giá cả hàng hoá khi đó sẽ bị ép xuống mức thấp nhất có thể. Khi đó doanh nghiệp kinh doanh bắt buộc phải tìm ra giải pháp để tiêu thụ hàng hoá, nếu không sẽ lỗ nặng và có nguy cơ phá sản

Nhưng khi cung bằng cầu khi đó giá cả và giá hàng hoá ngang nhau tuy không lỗ đến mức có thể phải phá sản nhưng cũng không thể phát triển tăng thu được với cùng một mặt hàng khi đó, muốn mở rộng doanh nghiệp khi đó cũng sẽ rất khó khăn

Ví dụ: Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, nhu cầu về các thiết bị y tế, đặc biệt là khẩu trang của người dân trên cả nước tăng cao, khi mới bùng phát dịch nhu cầu đột nhiên tăng cao khiến sản phẩm hiên cung cấp trên thị trường không đủ phục vụ nhu cầu của người dân dẫn đến tình trang cung nhỏ hơn cầu nên các cơ sở sản xuất khẩu trang y tế đã đồng loạt tăng giá sản phẩm. Khi đại dịch kết thúc, nhu cầu sử dụng khẩu trang không manh mẽ như trước nên giá cả đã trở về bình ổn, tức cung bằng cầu.

 

2.2 Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật

Mỗi người lao động là một cá thể riêng biệt, nếu có mức hao tổn lao động ít thì kiểm soát chi phí sẽ dễ dàng hơn. Mà muốn tăng lợi nhuận, bắt buộc phải giảm chi phí cho nhân công, mà một trong số biện pháp hữu hiệu nhất có là thay thế nhân công bằng các thiết bị máy móc có dây truyền sản xuất cu thể, chi tiết, bài bản. Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực cải tiến kỹ thuật để nhanh chóng đưa máy móc đi vào sản xuất thay thế cho con người, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và sản lượng sản phẩm sản xuất ra.

Chẳng hạn như ở các nhà máy chế biến sản phẩm đóng hộp, nhân công chỉ việc làm một số công việc ban đầu như bỏ nguyên liệu vào máy móc, sau đó quy trình nấu, đóng gói sẽ do máy móc hoàn toàn thực hiện theo dây truyền có sẵn. Từ đây, tiến độ sản xuất được đẩy mạnh, tiết kiêm được nhiều thời gian và chi phí thuê nhân công.

 

2.3 Quy luật giá trị phân hoá xã hội

Quy luật giá trị đã phân hoá xã hội thành hai giai cấp là giàu và nghèo. Những người lao động có trình độ, kỹ thuật, chuyên môn sẽ đạt mức hao tổn thấp hơn, thu nhập sẽ cao hơn và ngày càng trở nên giàu có. Nhưng đối với những người lao động có năng suất thấp hơn lẽ dĩ nhiên mức lương sẽ thấp, thậm chí còn bị xã hội đào thải và trở nên nghèo khó.

Cũng giống như ví dụ đã nêu trên, khi một phần máy móc đã thay thế con người làm việc, những người lao động có năng xuất thấp hơn sẽ tự động bị đào thải, không có việc làm khiến nạn thất nghiệp tăng cao, nghèo vẫn hoàn nghèo.

 

3. Tác động của quy luật giá trị trong phát triền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã vân dụng quy luật giá trị để phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và đem lại nhiều thành tựu nổi bật. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nước ta đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc mức cao so với nhiều nước trong khu vực

Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự điều tiết của quy luật giá trị mà chịu sự chi phối của quy luật kinh tế. Tuy nhiên, quy luật giá trị vẫn có ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh như đã phân tích ở trên. Những vật phẩm tiêu dùng cần thiết để bù vào sức lao động hao phí trong quá trình sản xuất được tiêu thụ dưới hình thức hàng hoá và chịu sự tác động của quy luật giá trị. Trong những thành phần kinh tế khác nhau, tác động của quy luật giá trị có xu hướng khác nhau. Việt Nam ta đã chủ động vận dụng quy luật giá trị vào sản xuất hàng hoá.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Luật Minh Khuê cung cấp tới quý khách hàng hiểu rõ hơn về quy luật giá trị trong sự phát triển kinh tế thị trường và ý nghĩa của quy luật giá tri. Còn bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email tại: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất từ Luật Minh Khuê. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng. Trân trọng./.