Ý nghĩa của chuỗi cung ứng đóng vai trò như nào ?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua “chuỗi cung ứng” rồi phải không? Vậy bạn hiểu thế nào về chuỗi cung ứng? Ý nghĩa của chuỗi cung ứng nắm giữ vai trò như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Aramex nhé.
Xem thêm:
Blockchain trong chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng nhanh nhạy là gì?
Chuỗi cung ứng được hiểu là gì?
Chuỗi cung ứng là sự tích hợp các quy trình cung ứng, sản xuất, phân phối và những yêu cầu, dự đoán, thu mua nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, xác định vị trí kho lưu trữ, hoàn thành đơn hàng và thậm chí cả dịch vụ vận tải, giao nhận… để phân phối hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi bắt đầu thu mua, sản xuất cho đến tay người dùng cuối cùng.
Trước khi bước vào phân tích ý nghĩa, vai trò của chuỗi cung ứng, bạn hiểu gì về hoạt động của chuỗi cung ứng?
a. Hoạch định:
Quy trình này bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình còn lại.
Trong hoạch định chúng ta cần lưu ý đến ba hoạt động:
- Dự báo lượng cầu: Xác định rõ lượng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để tỗ chúc sản xuất cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và tồn kho quá mức
- Định giá sản phẩm: Giá cả là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và người tiêu dùng nói riêng, sản phẩm có mang tính cạnh tranh cao hay không tùy thuộc vào yếu tố này nên doanh nghiệp cần xem xét và quyết định giá cho phù hợp.
- Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục địch quản lý mức độ quản lý mức độ và số lương hàng tồn kho của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là làm giảm chi phí cho vệc lưu kho xuống mức tối thiểu, loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng.
b. Tìm kiếm nguồn hàng:
Mục đích của hoạt động này nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh hoặc điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình.
Trong việc tìm kiếm nguồn hàng, có 2 hoạt động chính cần lưu ý:
- Thu mua
- Bán chịu
c. Sản xuất:
Có thể nói đây là hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nó là tinh hoa của hai công đoạn trước và là công đoạn “thật” giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cho họ
Hoạt động sản xuất gồm 3 hoạt động chính:
- Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về đặc tính, tính chất (lý tính, hóa tính)… của sản phẩm đối vời nhu cầu cảu khách hàng
- Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất sao cho phù hợp nhất để có thể đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng
- Quản lý phương tiện
d. Phân phối:
Sau khi trải qua các quá trình trên, cũng rất quan trọng, đó là quá trình phân phối sản phẩm, đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng.
Các họat động phân phối bao gồm:
- Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, thời gian, địa điểm… mà khách hàng cần
- Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng.
- Quy trình trả hàng: Đối với những sản phẩm bị hư hỏng, công ty phải bố trí để chuyên chở những loại hàng đó về để tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu cần.
Xem thêm: Last Mile trong chuỗi cung ứng
Vai trò, ý nghĩa to lớn của chuỗi cung ứng là gì?
“Bạn có biết một bộ quần áo phải trải qua những gì để đến tay bạn không?. Đó là một hành trình dài kết hợp từ rất nhiều khâu khác nhau như: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu (vải, chỉ, phụ liệu…), các nhà máy, xưởng gia công vải theo mẫu mã, các hệ thống phương tiện vận chuyển từ công xưởng đến công ty chính, các đại lý, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới tới tay chúng ta.
Ví dụ trên cho thấy, chuỗi cung ứng tham gia vào gần như tất cả mọi hoạt động sống diễn ra hàng ngày trên thế giới này. Vấn đề ở đây là bạn quản lý chuỗi cung ứng này như thế nào để mang lại hiệu quả và doanh thu cao nhất cho công ty của mình?
Một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhận hoạt đông trong ngành xuất nhập khẩu là việc phải quản trị chuỗi cung ứng như thế nào? Yếu tố này có liên quan sống còn đến việc doanh thu của công ty tăng trưởng hay bị tụt dốc? Chi phí hoạt động được giảm bớt hay đang đội lên?
Yêu cầu này đang góp phần làm nhu cầu nhân lực hoạt động trong chuỗi cung ứng tăng lên, cũng như đang tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Việt hơn.
Xem thêm: Ý nghĩa của Incoterms trong thương mại quốc tế
Một số vai trò khác của chuỗi cung ứng, như:
- Nắm bắt, quản lý các hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất
- Cải tiến hiệu quả hoạt động của tổ chức
- Gia tăng thị phần
- Đáp ứng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Đáp ứng nhu cầu và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp
Quản trị chuỗi cung ứng – các ranh giới và mối quan hệ
Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm của việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao. Nó bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần lưu ý ở trên, cũng như các hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp của các quá trình và các hoạt động của các bộ phận tiếp thị, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.
Bên cạnh ý nghĩa to lớn của chuỗi cung ứng, sự cần thiết của một chuỗi cung ứng toàn diện với hiệu quả và hiệu suất cao
Với chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh trong đó có thể kể đến lợi thế về chi phí, giá thành trên một đơn vị sản phẩm, kèm theo đó là khả năng đáp ứng đơn hàng của khách hàng. Ngày nay, nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm mọi thứ để kinh doanh sẽ giúp họ đến gần với vực thẳm hơn. Vì để đầu tư một bộ máy làm việc với nhiều bộ phận để hoàn thành một sản phẩm, họ phải gánh trên mình một khoảng phí khổng lồ. Trong đó là chưa kể đến năng lực sản xuất và công nghệ mà họ đang sở hữu.
Thay vì vậy, hãy kết bạn và liên kết với các đối tác khác mà ở đó họ sẽ làm tốt hơn và thậm chí có thể cung cấp với mức phí thấp hơn rất nhiều. Giả sử, ở mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, nhà cung cấp có thể giúp tiết kiệm 10% chi phí thì ở thành phẩm cuối cùng chi phí có thể giảm được 10%, một lợi ích nữa là giúp giảm mức đầu tư cho sản xuất ở các công đoạn đó.
Quả thực, ý nghĩa của chuỗi cung ứng nắm giữ vai trò hết sức quan trọng cũng như yếu tố kiên quyết trong công việc. Hãy nắm bắt những thông tin này và áp dụng vào công việc của mình nhé. Hãy liên hệ trực tiếp với Aramex để được hỗ trợ tốt nhất.
Rate this post