Y Sĩ Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Và điều Kiện Trờ Thành Y Sĩ 2022

Y sĩ hiện nay cũng là một ngành nghề có nhiều triển vọng, tiềm năng phát triển lớn thuộc lĩnh vực Y Khoa nên cũng được rất nhiều bạn quan tâm. Tuy nhiên, có những bạn chưa hiểu rõ ngành y sĩ là gì. Vậy nên, hôm nay Mua Bán sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành y sĩ và những cơ hội làm việc cũng như yêu cầu đối với một người Y sĩ qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu về ngành y sĩ

Đầu tiên, cùng tìm hiểu những thông tin chung nhất về y sĩ, định nghĩa y sĩ là gì nhé?

Y sĩ là gì?

Có rất nhiều bạn thắc mắc ngành y sĩ là gì? Đây là một công việc thuộc lĩnh vực y khoa, và thường làm việc trong các phòng khám hay cơ sở y tế đa khoa. Y sĩ chính là những người trực tiếp hỗ trợ các bác sĩ trong công việc thường ngày, giúp giữ gìn trật tự và nề nếp trong phòng khám, cơ sở y tế.

Ngoài nghiệp vụ về chuyên môn, các y sĩ còn cần phải có thêm trách nhiệm thực hiện những công việc hành chính. Đôi khi, họ cũng sẽ là người cập nhật thông tin về bệnh nhân, trả lời điện thoại, nhận lịch hẹn khám và xử lý các tình huống thuộc nghiệp vụ của mình.

Y sĩ là một ngành nghề đang rất được quan tâmY sĩ là một ngành nghề đang rất được quan tâm

Hiện tại, y sĩ được chia thành 2 cấp độ, đó là:

  • Y sĩ chưa được cấp phép hành nghề: Nếu thuộc nhóm này, các y sĩ bắt buộc phải làm việc dưới sự phân công, giám sát của các bác sĩ, y tá và điều dưỡng. Nhiệm vụ chính của họ sẽ là những công việc hành chính như: làm hồ sơ xuất nhập viện cho bệnh nhân, nghe điện thoại, lên lịch khám, thăm hỏi tình hình sức khoẻ bệnh nhân… chứ không liên quan nhiều đến nghiệp vụ. 
  • Y sĩ có đăng ký hành nghề: Những người thuộc nhóm này sẽ chuyên nghiệp hơn. Công việc của họ sẽ thiên về chuyên môn lâm sàng, bao gồm: đo chỉ số sinh tồn, tiến hành tiểu phẫu, lấy máu bệnh nhân cho các xét nghiệm… Nhiều trường hợp, các y sĩ này sẽ được phép thực hiện các xét nghiệp chẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân. 

Y sĩ hiện được chia thành 2 cấp độ là: Y sĩ chưa được cấp phép hành nghề và y sĩ có giấy phép hành nghềY sĩ hiện được chia thành 2 cấp độ là: Y sĩ chưa được cấp phép hành nghề và y sĩ có giấy phép hành nghề

>>> Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Điều kiện đào tạo bác sĩ chuyên khoa giỏi

Y sĩ thi khối nào?

Hầu hết các bạn trẻ khi được hỏi về khối thi cho ngành y nói chung và y sĩ nói riêng đều sẽ trả lời là khối B với tổ hợp 3 môn: Toán, Hoá, Sinh. Tuy nhiên, câu trả lời đó đúng nhưng vẫn chưa đủ. Để mở rộng cơ hội cho các bạn, nhiều trường Y đã tổ chức xét tuyển thêm nhiều khối với tổ hợp các môn thi khác như:

  • Khối A00 bao gồm: Toán – Lý – Hoá.
  • Khối C08 bao gồm: Văn – Hoá – Sinh.
  • Khối D07 bao gồm: Toán – Hoá – Anh.
  • Khối B01 bao gồm: Toán – Sinh – Sử.
  • Khối B03 bao gồm: Toán – Văn – Sinh.
  • Khối B04 bao gồm: Toán – Sinh học – GDCD.
  • Khối A02 bao gồm: Toán – Vật – Sinh.
  • Khối D01 bao gồm: Toán – Văn – Anh.

Y sĩ là gì? - Có rất nhiều khối thi cho bạn lựa chọn khi muốn học ngành y sĩY sĩ là gì? - Có rất nhiều khối thi cho bạn lựa chọn khi muốn học ngành y sĩ

Ngoài việc thi tuyển truyền thống, một số trường còn áp dụng hình thức xét tuyển học bạ THPT hoặc kết quả học tập năm lớp 12. Như vậy, các bạn học sinh sẽ không cần phải trải qua kỳ thi THPT căng thẳng mà vẫn có thể theo đuổi ngành học mơ ước này rồi. 

Y sĩ học bao nhiêu năm?

Y sĩ đa khoa được đào tạo dưới hệ trung cấp nên thời gian học sẽ là 2 năm. Khi tốt nghiệp THPT, bạn sẽ có thể đăng ký theo học y sĩ đa khoa tại các trường trung cấp chuyên nghiệp trong vòng 2 năm. Với các bạn tham gia đào tạo và học các chuyên ngành khác tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thì sẽ mất thêm 1 năm đào tạo thêm để trở thành cử nhân y sĩ. 

Một số trường đào tạo ngành y sĩ chất lượng

Nếu quan tâm đến nghề y sĩ thì chắc chắn bạn cũng muốn biết trường nào sẽ đào tạo ngành này chất lượng. Dưới đây sẽ là một số gợi ý cho bạn nhé!

Tại Hà Nội

Các trường đào tạo ngành y sĩ chất lượng tại Hà Nội là:

  • Trường trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng Hà Nội
  • Trường cao đẳng y tế Hà Đông
  • Trường cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội
  • Trường trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội

Có khá nhiều trường đào tạo ngày y sĩ chất lượng tại cả Hà Nội và TPHCMCó khá nhiều trường đào tạo ngày y sĩ chất lượng tại cả Hà Nội và TPHCM

Tại TPHCM

Bạn đang ở Thành phố Hồ Chí Minh thì có thể chọn một trong số các trường sau:

  • Trường Trung cấp Tổng hợp Đông Nam Á
  • Trường Trung cấp Quốc Tế Sài Gòn
  • Trường Trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng TP HCM
  • Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – Hệ Trung cấp
  • Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh – Hệ Trung cấp
  • Trường Trung cấp Quân Y II

>>>Xem thêm: Ngành da liễu học trường nào? Những điều cần biết về ngành da liễu 2022

Công việc của một y sĩ là gì?

Công việc của một y sĩ là gì cũng là thắc mắc của không ít người. Y sĩ không chỉ có nhiệm vụ thực hiện các công việc hành chính của phòng khám, cơ sở y tế mà còn đảm nhận các việc sau:

Công việc văn phòng

Một y sĩ sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc văn phòng như: trả lời điện thoại, sắp xếp văn bản, lên lịch hẹn khám và tiếp đón bệnh nhân. Ngoài ra, y sĩ còn phải cập nhật những báo cáo y khoa, lưu trữ thông tin bảo hiểm và sắp xếp cho các dịch vụ y khoa.

Một trong những công việc mà y sĩ cần làm là phụ trách công việc văn phòngMột trong những công việc mà y sĩ cần làm là phụ trách công việc văn phòng

Công việc lâm sàng

Không chỉ làm những công việc văn phòng, y sĩ có chứng nhận hành nghề còn hỗ trợ các bác sĩ, điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ lâm sàng. Công việc này bao gồm: đo các chỉ số sinh tồn, chuẩn bị cho bệnh nhân tham gia các bài đánh giá y khoa, giải thích quy trình điều trị, tập hợp kết quả xét nghiệm. Bên cạnh đó, y sĩ cũng có thể tham gia vào quy trình đo điện tâm đồ, hướng dẫn phát thuốc.

Công việc chuyên môn

Công việc chuyên môn sẽ là công việc đặc trưng của từng lĩnh vực mà y sĩ làm việc, cụ thể như: nhãn khoa, nhi khoa và sản khoa. Trong từng chuyên ngành khác nhau, y sĩ sẽ có thể được yêu cầu thực hiện các chuyên môn khác nhau.

Công việc bệnh viện

Một số nhiệm vụ tại bệnh viện của một y sĩ sẽ bao gồm cả nhiệm vụ lâm sàng và nhiệm vụ chuyên môn. Tại bệnh viện, y sĩ sẽ thực hiện các nhiệm vụ lâm sàng cũng như chăm sóc nhu cầu hàng ngày của các bệnh nhân, bao gồm: vệ sinh cá nhân giúp bệnh nhân, chuyển bệnh nhân từ phòng nội trú đến phòng khác để xét nghiệm hoặc điều trị. Y sĩ ở bệnh viện sẽ làm việc như một kỹ thuật viên chăm sóc bệnh nhân.

Y sĩ cũng giúp bác sĩ truyền đạt lại các vấn đề liên quan đến quá trình điều trị của bệnh nhânY sĩ cũng giúp bác sĩ truyền đạt lại các vấn đề liên quan đến quá trình điều trị của bệnh nhân

>>>Xem thêm: Muốn làm y tá thì học gì? Từ y tá có dễ sang làm bác sĩ?

Các yêu cầu đối với một y sĩ

Y sĩ là một ngành nghề có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng không phải ai thích đều có thể làm được và làm tốt được công việc này. Nếu muốn trở thành một y sĩ thì bạn phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây:

Trình độ chuyên môn

Yêu cầu đầu tiên của một y sĩ là phải được đào tạo tại các trường được công nhận. Trong quá trình học, y sĩ sẽ phải tham gia đầy đủ các hoạt động tại phòng thí nghiệm lâm sàng thực nghiệm như bệnh viện dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Chương trình đào tạo bao gồm các môn học như: giải phẫu học, sinh lý học, thuật ngữ y tế và các môn khác liên quan đến những hoạt động của văn phòng y khoa.

Yêu cầu của một y sĩ là phải có trình độ chuyên mônYêu cầu của một y sĩ là phải có trình độ chuyên môn

Chứng nhận hành nghề

Chứng nhận hành nghề là một phần không thể thiếu đối với y sĩ dù là làm trong nhà nước hay tư nhân. Có chứng chỉ này cũng đồng nghĩa với việc y sĩ có đủ điều kiện hành nghề, được sự công nhận hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không những thế, chứng chỉ hành nghề còn là điều kiện giúp các y sĩ có thể học và thi lên cấp cao hơn như bác sĩ hoặc cử nhân điều dưỡng.

Để trở thành y sĩ thì cần có chứng chỉ hành nghềĐể trở thành y sĩ thì cần có chứng chỉ hành nghề

Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân

Kỹ năng giao tiếp tốt với bệnh nhân rất cần thiết đối với một y sĩ. Bệnh nhân sẽ có thể là người già, cũng có thể là trẻ con, độ tuổi nào cũng có. Chính vì vậy, y sĩ cần biết cách giao tiếp để xây dựng niềm với bệnh nhân, để dễ dàng hơn trong công việc hàng ngày như: kiểm tra huyết áp, các chỉ số sinh tồn, tiêm thuốc, băng bó vết thương và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các yêu cầu của bác sĩ.

Khả năng giải phẫu

Với một y sĩ thì hiểu về cơ thể của con người là một điều vô cùng quan trọng. Y sĩ sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra cơ bản cho bệnh nhân và chuẩn bị công việc bác sĩ yêu cầu. Y sĩ phải nắm rõ được các hệ thống: thần kinh, tiết niệu và tiêu hoá, hô hấp, sinh sản, nội tiết kế, tim mạch trong cơ thể. Như vậy, khi bệnh nhân có vấn đề gì thì y sĩ mới có thể xác định được vị trí cơ thể bị ảnh hưởng, sau đó truyền đạt lại cho bác sĩ.

Hiểu về cơ thể của con người là một điều vô cùng quan trọng đối với y sĩHiểu về cơ thể của con người là một điều vô cùng quan trọng đối với y sĩ

Kỹ năng trong phòng thí nghiệm

Một số cơ sở y khoa có sẵn phòng thí nghiệm thì y sĩ cũng có thể phụ trách công việc trong phòng thí nghiệm. Các kỹ năng mà y sĩ cần có trong phòng thí nghiệm là: kiểm tra thị lực, thai sản, phân tích nước tiểu và các mẫu bệnh phẩm khác nhau. Ngoài ra, y sĩ cũng được yêu cầu chuẩn bị các mẫu bệnh phẩm để gửi đi kiểm tra nếu không thể tiến hành kiểm tra ngay tại cơ sở.

Kỹ năng trong phòng thí nghiệm cũng rất cần thiết đối với một y sĩKỹ năng trong phòng thí nghiệm cũng rất cần thiết đối với một y sĩ

Các kỹ năng hành chính

Ngoài các kỹ năng chuyên môn, chứng chỉ hành nghề thì y sĩ cũng cần có kỹ năng hành chính gồm: đặt hàng các công cụ y khoa cần thiết, điền thông tin vào hoá đơn… Y sĩ còn có thể thay thế tiếp tân để trả lời điện thoại, lên lịch hẹn và chịu trách nhiệm các công việc hành chính liên quan.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành y sĩ

Yêu thích ngành y sĩ thì chắc chắn bạn cũng sẽ quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp, thu nhập cũng như cơ hội thăng tiến trong nghề này. Dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin này:

Cơ hội việc làm

Y sĩ là một phần rất quan trọng trong ngành y tế và trong việc chăm sóc sức khỏe. Ngoài việc hỗ trợ các hành chính một cách chuyên nghiệp, y sĩ cũng có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như: bệnh viện, phòng khám y khoa tư nhân… Do vậy, cơ hội việc làm dành cho các bạn yêu thích nghề y sĩ là rất rộng mở.

Có rất nhiều cơ hội cho các bạn theo đuổi ngành y sĩCó rất nhiều cơ hội cho các bạn theo đuổi ngành y sĩ

Thu nhập ổn định

Từ trước đến nay, làm việc trong lĩnh vực y tế luôn mang lại một công việc ổn định nên y sĩ cũng không ngoại lệ. Khi bạn đã được đào tạo bài bản và có giấy phép hành nghề y sĩ thì sẽ có cơ hội được làm việc với mức lương cao.

Thăng tiến

Y sĩ có rất nhiều hướng đi khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể thăng tiến thành quản lý văn phòng; nghiên cứu chuyên sâu để trở thành điều dưỡng, bác sĩ hay trở thành giảng viên ngành y sĩ. Như vậy, ngoài công việc chuyên môn bạn còn có thể thử sức với trong lĩnh vực đào tạo. Và đây là một ngành có rất nhiều cơ hội phát triển, nhiều lựa chọn trên con đường thăng tiến.

Y sĩ là gì? - Y sĩ có rất nhiều cơ hội để thăng tiếnY sĩ là gì? - Y sĩ có rất nhiều cơ hội để thăng tiến

Phân biệt Y sĩ với một số ngành

Có rất nhiều bạn nhầm lẫn y sĩ với điều dưỡng hay y sĩ với bác sĩ đa khoa. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt các ngành này với nhau:

Phân biệt y sĩ với điều dưỡng

Điểm giống nhau: 2 công việc này sẽ cùng chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân, tiếp đón người bệnh và người nhà của họ, hướng dẫn họ làm những thủ tục cần thiết. Trong quá trình khám bệnh, họ sẽ phối hợp với bác sĩ thăm khám bệnh nhân để đưa ra kế hoạch chăm sóc và điều trị hiệu quả.

Dù có điểm giống nhau nhưng y sĩ và điều dưỡng là hai nghề khác nhauDù có điểm giống nhau nhưng y sĩ và điều dưỡng là hai nghề khác nhau

Điểm khác nhau:

  • Y sĩ: thực hiện việc thăm khám và chữa một số chứng bệnh thông thường; phát hiện sớm và xử lý ban đầu các trường hợp cấp cứu. Họ cũng có thể chuyển tuyến cho bệnh nhân kịp thời khi bệnh nhân vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.
  • Điều dưỡng viên: chăm sóc và phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân từ tinh thần đến thể chất. Điều dưỡng cũng cần phải thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản và thực hiện một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa theo sự phân công của cấp trên.

Phân biệt Y sĩ với bác sĩ đa khoa

Y sĩ và bác sĩ sẽ hoàn toàn khác biệt. Nếu bác sĩ là người trực tiếp tham gia vào quá trình khám chữa bệnh thì y sĩ sẽ là người phụ trách và giúp đỡ bác sĩ giảm tải áp lực. Nói một cách dễ hiểu hơn, y sĩ được xem là “trợ lý” đắc lực của bác sĩ, họ luôn góp phần để hoàn thành tốt nhất công việc chung.

Y sĩ và bác sĩ hoàn toàn khác biệtY sĩ và bác sĩ hoàn toàn khác biệt

>>> Tìm hiểu thêm: Bác sĩ ngoại khoa là gì? Không dễ dàng để trở thành bác sĩ ngoại khoa giỏi

Kinh nghiệm dành cho y sĩ mới ra trường tìm việc

Để trở thành một y sĩ, không chỉ yêu cầu cao về năng lực chuyên môn mà còn cần cả kinh nghiệm làm việc. Đây là tiêu chí đặc biệt quan trọng khi xin việc trong ngành này. Như vậy, những bạn sinh viên học ngành y sĩ mới ra trường cần làm gì để có thể nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các vị trí mình ứng tuyển? Dưới đây sẽ là một số việc mà các bạn cần làm:

Luôn luôn trau dồi kiến thức chuyên môn

Y tế là một ngành rất rộng lớn, chính vì vậy dù cho bạn có tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng thì cũng không thể biết hết được kiến thức về ngàn này. Do đó, nếu bạn muốn trau dồi, phát triển năng lực của bản thân thì cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn. Ngay cả những bác sĩ đầu ngành cũng sẽ phải không ngừng học hỏi để lấp đầy khoảng trống kiến thức của mình khi những công nghệ, dược phẩm, phác đồ điều trị mới được phát triển.

Y sĩ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm phải luôn trau dồi thêm kiến thứcY sĩ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm phải luôn trau dồi thêm kiến thức

Luôn nâng cao trình độ tay nghề

Là một y sĩ mới ra trường thì bạn cũng cần học hỏi thêm nhiều kiến thức, tích luỹ thêm kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng làm việc. Bạn phải biết được mình đang thiếu hay yếu những kỹ năng gì; kỹ năng gì đã tốt thì mới có thể hoàn thiện bản thân hơn. Điều này cũng giúp cho bạn ứng tuyển được vào vị trí cao hơn với mức lương hấp dẫn hơn.

Phát triển kỹ năng giao tiếp

Tưởng chừng trong môi trường như bệnh viện thì phán đoán chuẩn, tay nghề tốt là đủ nhưng kỹ năng giao tiếp cũng cực kỳ quan trọng. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng giao tiếp của các nhân viên y tế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình điều trị. Là một y sĩ, bạn sẽ không chỉ phải thảo luận với đồng nghiệp để lên được phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân; mà bạn còn phải truyền đạt, giải thích cho bệnh nhân, người nhà của bệnh nhân những điều cần thiết trong quá trình điều trị.

Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết đối với một người y sĩKỹ năng giao tiếp rất cần thiết đối với một người y sĩ

Cập nhập xu hướng tuyển dụng trong ngành

Một sinh viên ngành y sĩ mới ra trường cũng cần thường xuyên cập nhật tin tức, xu hướng mới trong ngành bằng các phương tiện như internet hay cả truyền miệng. Nắm bắt được các thông tin này giúp bạn tự tin hơn, thể hiện được sự am hiểu sâu rộng về ngành này với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. 

Sinh viên mới ra trường cần phải cập nhật xu hướng để tìm được công việc phù hợpSinh viên mới ra trường cần phải cập nhật xu hướng để tìm được công việc phù hợp

Nổi bật các kỹ năng mềm lẫn chuyên môn

Sinh viên ngành y sĩ mới ra trường thường sẽ không có hoặc có rất ít kinh nghiệm làm việc. Chính vì vậy, nếu có kỹ năng mềm thì bạn cần biến chúng thành điểm mạnh của mình, phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng cần. Một số kỹ năng cần thiết trong ngành lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ như: tài chính – kế toán, sales và marketing, nhân sự, hành chính…

Chấp nhận mức lương thấp

Dù đã tốt nghiệp trường lớp với nhiều bằng cấp, chứng chỉ nhưng cũng không thể thay đổi sự thật rằng bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Vậy nên, nếu được đề xuất công việc với mức lương khởi điểm thấp thì bạn cũng nên chấp nhận và dành thời gian để học hỏi thêm. Khi đã có đủ kinh nghiệm thì chắc chắn bạn sẽ nhận được công việc với mức lương xứng đáng với năng lực của mình. 

Y sĩ mới ra trường nên chấp nhận lương thấp để có thể học hỏi thêm được nhiều hơnY sĩ mới ra trường nên chấp nhận lương thấp để có thể học hỏi thêm được nhiều hơn

Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước

Có càng nhiều mối quan hệ trong ngành sẽ càng hữu ích trong con đường sự nghiệp của bạn. Bạn có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ những bậc tiền bối. Nếu có cơ hội, bạn có thể bắt đầu bằng cách xin việc vào phòng khám tư nhân quy mô nhỏ nhưng thái độ chuyên nghiệp, có thể học hỏi nhiều và phát triển lên vị trí cao hơn. 

>>>Xem thêm: Dược Sĩ Là Gì? 4 Yếu Tố Để Trở Thành Dược Sĩ Giỏi Bạn Có Biết?

Điều kiện liên thông từ trung cấp y sĩ đa khoa lên bác sĩ đa khoa

Để liên thông từ trung cấp y sĩ đa khoa lên bác sĩ đa khoa thì bạn cần đáp ứng được những điều kiện sau:

Về phẩm chất chính trị

Bạn cần phải có lý lịch bản thân cũng như gia đình rõ ràng, hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao tại cơ quan, địa phương. Y sĩ cũng cần có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước. Nếu bạn thuộc trường hợp đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên sẽ không đủ điều kiện liên thông. 

Về trình độ văn hóa

Điều kiện tiếp theo để dự tuyển liên thông từ trung cấp y sĩ đa khoa lên bác sĩ đa khoa chính là phải có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc văn hoá tương đương.

Y sĩ muốn liên thông lên bác sĩ đa khoa thì cần đáp ứng các điều kiện: văn hoá chính trị, chuyên mônY sĩ muốn liên thông lên bác sĩ đa khoa thì cần đáp ứng các điều kiện: văn hoá chính trị, chuyên môn

Về trình độ chuyên môn

Cuối cùng, bạn cần phải tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và có khả năng học thêm các chương trình đào tạo ở chương trình đào tạo ở trình độ đại học theo chuyên ngành phù hợp.

Trên đây, Mua Bán đã chia sẻ cho bạn tất tần tật những thông tin về ngành y sĩ, định nghĩa cho bạn biết y sĩ là gì. Nếu mong muốn theo học ngành này thì bạn cần lưu ý về những khối thi, các yêu cầu cần thiết đối với một y sĩ. Chúc bạn đạt được nguyện vọng của mình nhé!