Ý Nghĩa Thực Sự Lễ Giáng Sinh Và Tết Dương Lịch Mà Ít Người Biết
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Lễ Giáng Sinh
Ngày lễ Giáng sinh đã trở nên quen thuộc và phổ biến trên toàn thế giới. Tuy vậy, ý nghĩa và nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh 24/12 thì không phải ai cũng biết rõ.
Nguồn Gốc Ngày Lễ Giáng Sinh 24/12
Về nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh 24/12, theo truyền thuyết dân gian, lễ Giáng sinh – còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời.
Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo lý giải về nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh, họ tin là Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (ngày nay là một thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Ngày lễ Giáng sinh được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được tổ chức từ tối 24/12, bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.
Lễ chính thức ngày 25/12 được gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24/12 gọi là “lễ vọng” và thường thu hút nhiều người tham dự hơn.
Nội Dung Chính
Ngày Lễ Giáng Sinh Là Ngày Lễ Kỷ Niệm Chúa Giêsu Sinh Ra Đời Có Đúng Không?
Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7/1 theo lịch Gregory.
Như vậy, theo nguyên thủy về nguồn gốc ngày 24/12, lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người.
Theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình và phổ biến.
Dần dần, lễ Giáng sinh 24/12 hiện nay được xem là một ngày lễ quốc tế, với những hình ảnh quen thuộc như ông già Noel, cây Giáng sinh, cây thông Noel…
Ngày lễ Giáng sinh 2022 rơi vào thứ Bảy, Chủ nhật – ngày 24-25/12/2022.
Ý Nghĩa Ngày Lễ Giáng Sinh 24/12
Ngoài ý nghĩa tôn giáo của những người theo đạo Thiên Chúa, ý nghĩa ngày lễ Giáng sinh 24/12 còn là một ngày lễ gia đình, một ngày để sum họp các thành viên mọi thế hệ trong gia đình nhằm tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình.
Với ý nghĩa ngày Noel như vậy, vào ngày lễ Giáng sinh, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng ăn một bữa ăn chung, cùng có một đêm không ngủ để nghe kể lại những câu chuyện gia đình bên cạnh cây thông Noel…
Ý nghĩa ngày lễ Giáng sinh 24/12 còn là một ngày dành cho trẻ em và sum họp gia đình.
Ý nghĩa ngày lễ Giáng sinh 24/12 còn là một ngày dành cho trẻ em, khi mà mọi ước nguyện của các em bé đều trở thành sự thật trong sự sung sướng của người lớn.
Bên cạnh đó, ngày Noel còn có ý nghĩa là một thông điệp của hoà bình. “Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”.
Đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế, và Giáng sinh cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, cô đơn, bệnh tật, già yếu…
Ý Nghĩa Tên Gọi Christmas
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ).
Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas.
Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu. Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau.
Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas.
Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.
Ý Nghĩa Của Tên Gọi Noel
Noel là từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là “(ngày) sinh”.
Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, như được chép trong sách Phúc âm Matthew.
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tết Dương Lịch
Vậy Tết Dương Lịch Là Tết Gì?
Tết Tây là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng, bắt đầu một năm mới của nhiều quốc gia, dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.
Tết Dương lịch là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1 tính theo lịch dương.
Tết Dương lịch là thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, cũng chính là sự kết thúc của một chu kỳ vận hành của đất trời và vạn vật cỏ cây.
Đánh dấu cho sự khép lại của năm cũ và mở màn cho một năm mới với nhiều điều mới mẻ đang chờ đón.
Tết Dương Lịch Bắt Nguồn Từ Đâu?
Tết Dương lịch 1/1 có nguồn gốc từ thời cổ đại. Lúc đó, Đế Quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1/1 hàng năm là ngày đầu tiên trong năm mới.
Trước đó, La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 làm ngày đầu năm mới vào năm 153 trước công nguyên.
Trước đó, ngày 25/3 (ngày phân xuân) được chọn là ngày đầu tiên của năm mới. Ban đầu, phải mất khá nhiều thời gian để người dân chấp nhận sự thay đổi này bởi họ cho rằng ngày 1/1 không gắn liền với thời điểm hoa màu trổ bông hay mùa vụ nào đặc biệt mà chỉ là một ngày bình thường.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận ngày 1/1 là ngày khởi đầu của năm mới – ngày lễ để các gia đình sum họp.
Tết Dương lịch ở nhiều quốc gia có thể coi là ngày Lễ lớn nhất trong năm. Ngày lễ này thường có pháo hoa vào lúc 0h00 ngày 1/1. Đồng thời, người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để mừng năm mới.
Ý Nghĩa Của Tết Dương Lịch
Tết Dương lịch là sự giao thời giữa năm cũ và năm mới:
Tết Dương lịch đánh dấu sự khép lại và tiếp lấy sự mở màn một năm mới với nhiều điều mới đang chờ đón.
Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Mọi người ở khắp nơi trên thế giới đều có phương thức chào đón năm mới thật độc đáo, mang đậm nét văn hóa riêng của từng đất nước.
Tết Dương Lịch Là Một Ngày Lễ Lớn Của Quốc Gia
Ở Việt Nam, Tết Tây là một ngày Lễ được chú trọng và người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để mừng năm mới.
Ở nước Mỹ được nghỉ lễ một ngày để chào đón sự kiện quan trọng này.
Ở nước Anh có những cuộc diễu hành chào đón năm mới vô cùng vui nhộn hoành tráng. Tất cả mọi người cùng nhau cất vang tiếng hát bài hát truyền thống đón năm mới.
Ở nước Đức, người ta dùng vũ điệu rock để làm tiệc “chia tay năm cũ”, đón chào năm mới.
Ở nước Pháp, người ta làm một bữa tiệc thật linh đình. Với mong muốn những điều thịnh vượng trong năm mới.
Và nhiều nước phương tây khác đón chào ngày Lễ lớn này rất hoành tráng…
Tết Dương lịch thể hiện sự khát khao trường tồn cuộc sống, thể hiện sự mới mẻ, mong muốn mọi điều tốt đẹp.
Bất kỳ đất nước phương Tây nào trong dịp Tết Dương lịch đều mong muốn những điều tốt đẹp về ý nghĩa cuộc sống.
Với ý nghĩa ngày Tết Dương lịch họ mong muốn sự trường tồn cuộc sống. Mong những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của gia đình, đất nước.
Cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no… mãi trường tồn chính là ý nghĩa của mỗi dịp tết dương lịch mỗi năm khi đồng hồ điểm đúng khoảnh khắc kết thúc năm cũ bước sang năm mới.
Ở nước Anh, vào trước ngày tết tây, mọi nhà đều mua rượu về và đổ đầy tất cả các chai, hũ. Bởi người Anh mong muốn năm mới sẽ có nhiều điều mới tốt đẹp. Vì nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ.
Lễ hội đón năm mới ở Pháp được xem như “lễ hội ánh sáng”. Người dân tham gia vào các cuộc diễu hành với ánh sáng lung linh của ngọn đuốc và cùng nhau uống rượu mừng năm mới. “Ánh sáng” mang ý nghĩa tượng trưng cho một năm mới nhiều điều mới tươi sáng, tốt đẹp.
Tết Dương Lịch Là Dịp Để Quây Quần Tụ Họp
Ở phương Tây, ý nghĩa ngày Tết Dương lịch là dịp để mọi người quây quần tụ họp cùng nhau đón chào năm mới.
Ở Mỹ, mọi người thường cùng nhau ngồi trong các quán rượu. Hay cùng nhau ngồi ở nhà trước tivi. Cùng nhau đếm ngược thời gian, những khoảnh khắc cuối cùng trên đồng hồ và cùng nhau đón năm mới.
Đông vui và nhộn nhịp hơn thì mọi người cùng nhau đến quảng trường Thời Đại.
Ở Nga, Tết Dương lịch là dịp gia đình tụ họp bên “cây năm mới”. Và cha mẹ sẽ trao tặng những món quà năm mới ý nghĩa dành cho các con của mình dưới cây năm mới này.
Tết Dương Lịch Thể Hiện Sự Yêu Thương
Dịp Tết Dương lịch, câu cửa miệng của mọi người luôn là “Happy New Year”.
Kèm theo lời chúc đó, mọi người thường dành tặng nhau những lời thể hiện tình cảm yêu thương dành cho đối phương.
Ở Pakistan, khi bước ra đường, người dân thường xuyên cầm một chút bột màu đỏ.
Sau khi gặp người thân và chúc mừng năm mới, mọi người liền quệt một vệt phấn đỏ trên trán người đối diện để thể hiện tình yêu thương của mình cũng như thay cho lời chúc năm mới ấm áp, hạnh phúc.
Không những thế, việc được nghỉ học, nghỉ làm, quây quần bên cạnh nhau dịp Tết Dương lịch cũng là việc làm vô cùng ý nghĩa, tình cảm đối với những thành viên trong gia đình.
Tết Dương lịch hay Tết Tây không còn là ngày lễ quan trọng của riêng các nước phương Tây, mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Ngày Tết Dương lịch được xem như dịp để nghỉ ngơi, chúc mừng và chào đón một năm mới lại đến với những mong muốn một năm thật nhiều điều mới tốt đẹp và may mắn.
Gợi Ý Một Số Món Ăn Lễ Cực Chất Cùng Nguyên Hà Food
Salad Nga
Để giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn thì sẽ bật mí đến cho bạn thêm 1 thực đơn hấp dẫn, thơm ngon không kém, đảm bảo bạn sẽ phải thích mê đấy nhé!
Chắc hẳn đầu tiên phải kể đến món khai vị rồi nhỉ?
Món ăn với sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại rau củ tươi ngon cùng sốt mayonnaise béo ngậy, tạo nên 1 sức hút khó tả, món này đảm bảo các chị em thích lắm đây, vừa đẹp da lại vừa đẹp dáng sao mà chối từ cho được. Bạn có thể Order cho mình một chai xốt Mayonnaise hương Vị nhật TẠI ĐÂY hay Dăm bông Đùi heo để làm được món ăn vô cùng đơn giản này nhé!!
Tôm Chiên Xù / Tempura
Tiếp theo sẽ là món tôm chiên xù được nhiều người ở mọi lứa tuổi yêu thích, đặc biệt là các em nhỏ. Tôm được phủ 1 lớp bột chiên xù giòn rụm nhưng vẫn không làm mất đi vị ngọt tươi vốn có, món này ăn kèm với rau sống, chấm thêm 1 chút tương ớt thì ngon bá cháy.
Món ăn tempura tôm tẩm bột kết hợp cùng xốt phô mai cay Kewpie là một lựa chọn hoàn hảo.
CLICK MUA TEMPURA NGAY / CLICK XEM CHI TIẾT XỐT PHÔ MAI CAY KEWPIE
Gà Nhồi Nướng Mật Ong
Món khai vị hấp dẫn như thế thì món chính phải “áp lực” lắm đây, bạn đừng lo món gà nướng mật ong cũng thơm ngon không kém đâu, sẽ làm bạn phải hài lòng lắm đó nha.
Gà được phết 1 lớp mật ong nhìn bóng bẩy đẹp mắt, từng thớ thịt dai mềm ngọt nước được tẩm ướp gia vị thơm lừng. Món này ăn kèm bánh mì cùng 1 ít dưa leo, cà chua, chấm thêm 1 ít muối ớt cay cay thì tuyệt vời vô cùng.
CLICK ĐỂ XEM CHI TIẾT GA TA XÔNG KHÓI TẠI NGUYÊN HÀ FOOD NHA
Thịt Cừu Nướng Thảo Mộc
Thịt cừu nướng thảo mộc với hương thơm đặc trưng của lá hương thảo và lá Thyme, bạn đã thử chưa? Nếu chưa thì ngại gì mà không thêm ngay vào thực đơn để bạn cùng mọi người cùng thưởng thức nhé.
Bạn đừng lo là thịt cừu sẽ khó ăn nha, nó thơm ngon hấp dẫn không kém cạnh gì thịt bò và thịt heo đậu, món này ăn kèm với salad rau hay khoai tây chiên sẽ tạo nên 1 “combo siêu huỷ diệt” đó nha. click XEM NGAY Sườn Cừu Kiểu Pháp bật mí thêm sườn cừu ngon không thể thiếu xốt tương mè Kewpie đâu á hihi. CLICK XEM NGAY
Mì Ý Sốt Bò Bằm / Mì Spaghetti
Món mì ý sốt bò băm có vẻ quen thuộc hơn nhưng lại làm mọi người khó lòng mà bỏ qua, sợi mì dai dai thấm đều sốt bò bằm đậm đà, được nêm nếm vừa ăn, bạn phải tranh thủ ăn chứ loay hoay 1 xíu là hết ngay dĩa mì liền đó vì ngon quá mà.
Món mì Ý Spaghetti Sốt bò bằm chắc hẳn đã khá là quen thuộc vậy chần chừ gì nữa mà không order cho mình các nguyên liệu được chuẩn bị sẵn tại Nguyên Hà Food. XEM NGAY
Salami Hungary / Xúc Xích Khô Hungary
Ở Hungary, Salami được sử dụng như một món khai vị, thường được thưởng thức cùng với phô mai và rượu vang.
Là một món ăn thượng hạng nên khi chế biến Salami rất cần sự tỉ mỉ. Salami được tẩm ướp đầy đủ các loại gia vị truyền thống sau đó là làm chín bằng cách gia nhiệt rồi sấy khô đã giúp gia vị thấm đượm trong từng miếng Salami cùng với mùi thơm của khói đã tạo nên một tuyệt tác ẩm thực.
Thái lát mỏng khi ăn Salami Hungary để cảm nhận được sự mềm mại, thơm ngon
Tuyệt vời hơn khi được thưởng thức sự mềm mại cùng hương thơm của khói chứa trong những lát Salami kết hợp với sự mát lạnh của những cốc bia thực sự khiến vị giác của bạn bùng nổ.
Bạn có thể xem các loại salami và order cho gia đình TẠI ĐÂY nha.
Gan Ngỗng Pháp Áp Chảo
Với những lá gan ngỗng tươi cùng những gia vị kèm thêm như: muối, tiêu, rau mùi có hương thơm nhẹ và một chút rượu ngon như Cognac, Armagnac.
Miếng gan ngỗng được áp chảo đúng độ lửa có màu vàng sậm, lớp bao ngoài hơi giòn nhưng bên trong vẫn mềm mại luôn quyến rũ thực khách bởi đặc trưng béo nhưng không ngán, thơm ngon một cách tinh tế và nhẹ nhàng.
Gan ngỗng áp chảo “Kim cương nâu” trong làng ẩm thực thế giới. CLICK XEM NGAY & ORDER
Bò Bít Tết / Beef Steak
Ẩm thực nước Pháp mang hương vị của sự lãng mạn, tinh tế với các món ăn được chế biến lạ mắt, kết hợp độc đáo cùng với rượu và phương thức chế biến.
Món bò bít tết được xem là nét đặc sắc trong ẩm thực Pháp.
Miếng thịt bò được cắt lát mỏng và phẳng, thường được cắt vuông góc với các sợi cơ và sau đó được nướng, chiên tái hai mặt kết hợp với các gia vị ăn kèm.
Món bít tết hấp dẫn người ăn bởi các cấp độ chín khác nhau cùng với nước sốt đậm đà, sánh mịn, dậy vị, lại thêm chút rau củ tươi ngon làm món ăn không bị ngấy và hương vị đó sẽ khiến bạn không thể nào quên. Kham khảo các phần bò bít tết đã được cắt và đóng gói khay tiện lợi cho mỗi gia đình vào mỗi bữa ăn ngay TẠI ĐÂY,
Writing: huỳnh huy hòa official
CÁC KÊNH CỘNG ĐỒNG KHÁC CỦA NGUYÊN HÀ FOOD:
=> FANPAGE NGUYÊN HÀ FOOD / FANPAGE KINGMEAT.VN <=
=> CỘNG ĐỒNG SĂN KHUYẾN MÃI CÙNG NGUYÊN HÀ FOOD <=
=> GROUP BEST REVIEW ẨM THỰC & THỰC PHẨM <=
=> GROUP HỌC NẤU ĂN CÙNG NGUYÊN HÀ FOOD <=
NGUYÊN HÀ FOOD – NHÀ CUNG CẤP THỰC PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG