Xung đột lợi ích là gì? Tìm hiểu về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp

Đánh giá post

Xung đột lợi ích giữa sếp và nhân là điều không quá hiếm gặp trong các môi trường doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, không nhiều chủ doanh nghiệp biết cách giải quyết mâu thuẫn cũng như giữ mối quan hệ tốt với nhân viên sau các xung đột về lợi ích. Để làm được điều này, trước tiên chúng ta cần trả lời câu hỏi “Xung đột lợi ích là gì?” rồi dần dần tháo gỡ các vướng mắc. Nếu bạn cũng đang ở trong tình huống tương tự, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Xung đột lợi ích là gì?

Xung đột lợi ích là sự đối lập, mâu thuẫn, thậm chí là loại trừ lẫn nhau trong các mối quan hệ có liên quan đến lợi ích. Lợi ích ở đây có thể là tiền bạc, vật chất, địa vị,… Xung đột về lợi ích thường xảy ra khi các bên không thể thương thảo, dung hòa,… được các lợi ích về mặt vật chất.

Xung đột lợi ích là gì?Xung đột lợi ích là gì?

Xung đột lợi ích trong doanh nghiệp là gì?

Tương tự như xung đột lợi ích, xung đột lợi ích trong doanh nghiệp cũng xảy ra khi các bên không thể dung hòa, thỏa hiệp với nhau về vấn đề vật chất. Trong doanh nghiệp, xung đột lợi ích thường xảy ra giữa sếp và nhân viên. Và vấn đề dẫn đến xung đột giữa họ là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hay nghĩa vụ của mỗi bên như lương, thưởng, phúc lợi, bảo hiểm,… Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp, hoàn cảnh khác cũng như đối tượng khác nhau có thể dẫn đến xung đột lợi ích trong doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: 5 Phương pháp giải quyết xung đột nơi công sở

Nguyên nhân dẫn đến xung đột lợi ích trong doanh nghiệp

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến xung đột lợi ích. Đó có thể do lỗi của một bên, cả hai bên hoặc bên thứ ba, đối tượng liên quan gây ra. Có thể điểm qua một số xung đột lợi ích trong doanh nghiệp phổ biến như sau:

Nguyên nhân do doanh nghiệp

Nguyên nhân dẫn đến xung đột lợi ích trong doanh nghiệpNguyên nhân dẫn đến xung đột lợi ích trong doanh nghiệp

  • Không thống nhất được vấn đề lương, phúc lợi giữa sếp và nhân viên.

  • Các thỏa thuận về lương, phúc lợi giữa sếp và nhân viên đã thống nhất trước đó không được thực hiện theo đúng kế hoạch.

  • Công ty chấp nhận các điều kiện các gói bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe,… nhưng không thực hiện gây thất thoát, thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến nhân viên.

  • Công ty không thực hiện cam kết về lương, thưởng,… khi đã đến hạn.

  • Lãnh đạo lợi dụng chức, quyền để đưa người thân vào làm việc, giữ các vị trí chủ chốt nhằm mục đích tư lợi, nhận nhiều vật chất hơn,…

Nguyên nhân do nhân viên

  • Nhân viên thành lập công ty, kinh doanh hàng hóa cùng lĩnh vực công ty trong thời hạn làm việc.

  • Nhân viên lấy data, dữ liệu khách hàng, thông tin kinh doanh,… của doanh nghiệp để phục vụ mục đích cá nhân.

  • Nhân viên sử dụng tài sản, vật chất,… của doanh nghiệp để tư lợi vì mục đích riêng.

  • Nhân viên làm việc đồng thời cho cả doanh nghiệp và các doanh nghiệp đối thủ.

  • Nhân viên lấy danh nghĩa công ty để thực hiện các giao dịch, hành vi,… gian dối nhằm trục lợi cho cá nhân.

👉 Xem thêm: Chia bè kết phái chốn công sở: Sếp bị che mắt, hay cố tình cho qua?

Nguyên nhân do nhân viênNguyên nhân do nhân viên

Làm thế nào để kiểm soát xung đột trong doanh nghiệp?

Xung đột trong doanh nghiệp có thể gây ra rất nhiều các tổn hại về lòng tin, uy tín, vật chất, các mối quan hệ,… Không những vậy, xung đột lợi ích tại nơi làm việc ở mức căng thẳng còn có thể làm ảnh hưởng đến những nhân viên khác, những đối tác cùng làm việc,… Vì vậy, để có thể kiểm soát xung đột lợi ích công sở, chúng ta cần thực hiện tốt những biện pháp dưới đây:

  • Luôn có sự thống nhất, bàn bạc, thảo luận giữa cả hai bên trước khi đến bất kỳ quyết định gì.

  • Công bằng, minh bạch trong mối quan hệ cấp trên – cấp dưới. Tránh trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ra các xung đột lợi ích trong doanh nghiệp.

  • Quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ của nhân viên và doanh nghiệp để có căn cứ xử lý nếu có mâu thuẫn, xung đột về lợi ích xảy ra.

  • Sử dụng văn bản, giấy tờ chứng minh thay vì thỏa thuận miệng trong mọi trường hợp. 

  • Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát nội bộ để đảm bảo không có hiện tượng xung đột trong doanh nghiệp xảy ra.

  • Công khai chức vụ, quyền hạn của đội ngũ lãnh đạo và cả nhân viên để tránh trường hợp lạm quyền, sử dụng quyền lợi vì mục đích cá nhân.

  • Nghiêm túc xử lý các sai phạm, xung đột lợi ích xảy ra trong môi trường công sở theo cả nội quy, thỏa ước lao động và quy định pháp luật.

  • Đảm bảo bí mật kinh doanh, bí mật nghề nghiệp của doanh nghiệp phải được giữ kín.

  • Tổ chức huấn luyện, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật để tránh xảy ra xung đột lợi ích không đáng có trong doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: Công bằng là gì? Nuôi dưỡng sự công bằng trong môi trường công sở

Làm thế nào để kiểm soát xung đột trong doanh nghiệp?Làm thế nào để kiểm soát xung đột trong doanh nghiệp?

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Xung đột lợi ích là gì?”; “Xung đột lợi ích trong doanh nghiệp là gì?” cũng như có được cách giải quyết phù hợp. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner