Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp ngành Digital Marketing

Có thể nói Digital Marketing hiện đang là một ngành học vô cùng hot, thu hút được rất nhiều các bạn học sinh quan tâm bởi cơ hội việc làm đa dạng sau khi tốt nghiệp. Vậy bạn đã biết những gì về ngành Digital Marketing. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chúng qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Digital Marketing là gì?

Hiện nay, cụm từ Digital Marketing đã và đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Marketing được biết đến là một công cụm dùng để kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu. Người làm Marketing sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, lên kế hoạch và tiếp cận thị trường, để từ đó thúc đẩy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Digital Marketing chính là những hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Doanh nghiệp sẽ không cần phải tiếp cận khách hàng theo những phương thức truyền thống. Thay vào đó là các kênh thông tin điện tử sẽ được sử dụng, có thể kể đến đó là: Email, Facebook, Website. Thông qua các nền tảng kỹ thuật số, các chuyên gia Marketing cũng sẽ xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing cần học những gì?

Trọng tâm của chuyên ngành đó chính là học những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong lĩnh vực Digital Marketing. Trong chương trình học, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức nền tảng về kinh doanh như những nguyên tắc cơ bản về kinh tế, giới thiệu về quản trị và thông tin tài chính cho việc ra quyết định.

Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được đào tạo về những kiến thức và những kỹ năng chuyên môn khác. Để từ đó sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có thể tự tin làm việc trong mọi môi trường kinh doanh khác nhau. Các kiến thức có thể kể đến đó là: định vị khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược Digital Marketing, xây dựng thương hiệu, tư duy thiết kế và phân tích dữ liệu.

Tại sao nói Digital Marketing quan trọng với thời đại số

Trong thời đại này, Digital Marketing đã và đang ngày càng trở nên phổ biến và đóng một vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí vượt qua các phương thức Marketing truyền thống. Theo số liệu mà chúng tôi biết thì trung bình mỗi ngày người Việt dành khoảng 6 giờ 42 phút để truy cập Internet. Trong đó có 2 giờ 33 phút dành cho mạng xã hội, 94% người dùng Internet lên mạng hằng ngày.

Còn đối với số liệu của Cục Viễn thông, thời điểm diễn ra dịch Covid-19 tốc độ tăng trưởng của việc sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam tăng đến 22,45%, băng rộng cố định tăng tới 13,33% so với cùng kỳ. Đến hiện tại, băng rộng cố định gia đình đạt 15,68 triệu chiếm 58,34%, tức là tăng trưởng vô cùng mạnh trong năm 2020 vào thời kỳ cách ly, phải làm việc từ xa.

Thống kê tỷ lệ người dân sử dụng Internet

Con số này đã phần nào chứng tỏ Internet đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người Việt. Người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến internet và xem nó như một kênh giao tiếp hàng ngày, kể cả trong công việc.

Đây cũng chính là lý do không thể thuyết phục hơn đối với nhiều doanh nghiệp chuyển dịch từ tiếp thị truyền thống sang Digital Marketing, thậm chí là chi một khoản tiền khá lớn cho hoạt động này để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng nhất có thể.

Một số lĩnh vực chính của ngành Digital Marketing

Digital Marketing là một ngành học thu hút được rất nhiều các học sinh bởi đây là ngành học có cơ hội việc làm đa dạng. Dưới đây là một vài lĩnh vực chính của ngành Digital Marketing:

Thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng cho các website hoặc blog

Hầu hết các doanh nghiệp hoặc các sản phẩm thường sử dụng Website là nơi cung cấp thông tin chính thống và để khách hàng liên hệ và tìm kiếm sản phẩm. Một số website thiết kế tiện lợi, dễ tra cứu thông tin sẽ đem đến những trải nghiệm người dùng tốt và giúp đưa khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp.

UI/UX sẽ liên quan nhiều đến các kỹ năng về nghiên cứu, coding, thiết kế để phát triển trang web hay ứng dụng.

Quảng cáo (ADS)

Quảng cáo là một trong những mảng lớn của ngành Digital Marketing. Mỗi một trang web hay tài khoản trên mạng xã hội đều có thể trở thành 1 nền tảng để quảng cáo sản phẩm. Một trong những nền tảng sử dụng quảng cáo nhiều nhất hiện nay đó chính là Facebook, Google, Instagram,…Ngoài ram còn có các hình thức quảng cáo khác như quảng cáo dựa trên địa lý, quảng cáo trên các thiết bị thu phát truyền hình.

Dịch vụ quảng cáo trong Digital Marketing

Lĩnh vực này yêu cầu các kỹ năng và kiến thức về Marketing, sử dụng công cụ, đo lường hiệu quả, nghiên cứu, thiết kế và viết content quảng cáo.

Content Marketing

Đây là một trong những khái niệm vững chắc đối với Digital Marketing. Dù thiết kế đẹp, giao diện website dễ dàng như thế nào nếu không có nội dụng thú vị và hữu ích đối với người dùng thì bạn cũng khó lòng giữ chân được khách hàng. Hầu như tất cả lĩnh vực trong Marketing đều có liên quan đến sự phát triển nội dung.

Những công cụ của Content marketing có thể kể đến như quản lý nội dung mạng xã hội, copywriter, content writing, biên kịch và cả viết bài SEO,…

Search Engine Optimization (SEO)

Khi tìm kiếm về một thông tin nào đó về sản phẩm, phần lớn người dùng đều sẽ tra cứu thông tin trên các công cụ tìm kiếm như Cốc, Cốc, Google,… với một từ khóa như “Ngành Digital Marketing” có thể đem đến cho bạn hàng triệu kết quả tìm kiếm, nhưng đa phần chúng ta sẽ chỉ lướt xem 2-3 kết quả đầu tiên. Và SEO chính là sự kết hợp của nội cung và công cụ Digital Marketing để đưa Website hoặc sản phẩm của bạn lên trên top đầu của mục tìm kiếm.

SEO liên quan đến những công việc như sáng tạo content, phát triển nội dung social, tối ưu website, sử dụng công cụ,…

Email Marketing

Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta vẫn có những thói quen đón nhận và tin tưởng những nguồn chính thống như email, báo chí,… Vì vậy, Email marketing cũng là một phần không thể thiếu đối với các lĩnh vực Digital Marketing. Email Marketing thường được coi là một kênh bổ trợ cho các hoạt động truyền thông khác của doanh nghiệp. Đây là một cách lan tỏa thông tin khá trực tiếp và hiệu quả nếu nội dung đến đúng đối tượng khách hàng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hòm mail của bạn đầy rẫy những email spam nhưng lại có một số ít khiến bạn thực sự quan tâm và click vào để tìm hiểu thêm.

Email Marketing là một phần của Digital Marketing

Email Marketing liên quan đến những công việc như sáng tạo nội dung, nghiên cứu đối tượng khách hàng, thiết kế hay đo lường hiệu quả,…

Cơ hội nghề nghiệp cao

Trong thời kỳ công nghệ 4.0, ngành Digital Marketing đã và đang chuyển biến khá mạnh mẽ với các nền tảng kỹ thuật số được ứng dụng các công nghệ mới nhất. Vì vậy, lĩnh vực này đang được săn đón hơn bao giờ hết. Cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên chuyên ngành Digital Marketing cũng khá đa dạng sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing có thể tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình ở rất nhiều các lĩnh vực cũng như các vị trí khác nhau. Các vị trí đó có thể kể đến như quản lý, tiếp thị hay quan hệ công chúng, marketing online, quan hệ khách hàng, kế toán, quản lý thương hiệu, trợ lý truyền thông, luật thương mại, khởi nghiệp, quản lý sự kiện, kinh doanh và nhân sự,…

Mức lương của một Digital Marketing là bao nhiêu?

Mức lương ngành Digital Marketing là câu hỏi cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Cụ thể mức lương này chia ra 2 khoảng:

Đối với người mới bắt đầu

Sinh viên chuyên ngành Marketing khi ra trường được khá nhiều các doanh nghiệp chào đón với mức lương vô cùng hợp lý.

Mức lương khởi điểm của một nhân viên Marketing mới ra trường sẽ phụ thuộc vào số giờ làm của họ. Thông thường nếu làm part time thì mức lương sẽ giao động ở khoảng 1 – 5 triệu đến 2 triệu/ tháng. Còn đối với công việc full time thì mức lương mà họ nhận được sẽ giao động trong khoảng 5-6 triệu/ tháng. Sau thời gian thử việc mức lương của họ sẽ có thể tăng lên tùy vào trình độ của mỗi người, có thể từ 7-12 triệu/ tháng.

Đối với người có kinh nghiệm

Tùy vào từng lĩnh vực trong ngành Digital Marketing thì bạn sẽ nhận được các mức lương khác nhau. Tùy theo cơ chế của mỗi công ty, nếu bạn trải qua nhiều năm làm việc, cống hiến thì bạn sẽ có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn. Theo từng cấp độ khác nhau mà mức lương của bạn cũng sẽ tăng dần. Lương của một nhân viên Marketing giao động ở khoảng 6 – 8 triệu + thưởng.

Với vị trí cấp quản lý, trưởng phòng hoặc giám đốc thì sẽ rơi vào khoảng 20 – 30 triệu đồng/ tháng. Mức lương cao nhất trên thị trường hiện nay có thể lên đến 100 triệu đồng/tháng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến ngành Digital Marketing mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành Digital Marketing là gì? Đặc biệt là những công việc tương lai mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp. Hãy liên hệ với FPT Skillking nếu bạn vẫn còn những thắc mắc liên quan đến ngành nghề này nhé! Chúc bạn sẽ thật thành công với con đường mà mình đã chọn.