Xu Hướng 1/2023 # Bài Khấn Gia Tiên Trong Lễ Ăn Hỏi Chuẩn Nhất # Top 7 View | Apim.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Bài Khấn Gia Tiên Trong Lễ Ăn Hỏi Chuẩn Nhất được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lễ ăn hỏi là một việc long trọng, là một nghi thức không thể thiếu trước đám cưới của người Việt. Bài khấn gia tiên sẽ được đọc lên trong một cách trân trọng để gửi đến các bề trên trước. Sau lễ dạm ngõ thì việc tổ chức lễ ăn hỏi là một cột mốc đánh dấu quan trọng rằng từ bây giờ đôi trẻ sẽ về chung một nhà sẽ có được mái ấm hạnh phúc bên nhau. Lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức trước khi tổ chức đám cưới khoảng trước vài ngày hoặc trước đó nửa tháng.

Cảnh bê tráp qua nhà gái trong đám hỏi

L ễ ăn hỏi ( lễ đính hôn ) sẽ được tổ chức tại nhà gái, nhà trai và nhà gái sẽ mời họ hàng hai bên đến chung vui cũng như thông báo cho hàng xóm, những người thân thiết, họ hàng 2 bên về việc nên duyên của đôi trẻ. Đây là dịp họp mặt đầy đủ của họ hàng hai bên gia đình, và sẽ bàn việc tổ chức đám cưới sẽ như thế nào? bàn bạc xem ngày giờ sẽ tổ chức đám cưới ra sao.

Đám hỏi chính là tiền đề quan trọng cho mối quan hệ sui gia của hai gia đình từ nay trở về sau. Trong lễ ăn hỏi, ngoài việc lựa chọn tráp lễ ăn hỏi sao cho phù hợp thì việc thắp hương, khấn ban thờ gia tiên cũng là một lễ nghi vô cùng quan trọng không thể bỏ qua.

Tín ngưỡng của người Việt ta từ ngàn xưa đến nay luôn phải biết kính trên, nhường dưới, luôn phải ghi nhớ gốc gác, cội nguồn. Trong lễ ăn hỏi, sau khi người chủ hôn tuyên bố lý do và mong muốn tác thành cho hạnh phúc của đôi trẻ. Đáp lại thành ý của nhà trai, nhà cô dâu chấp thuận và sau đó xin phép mở nắp tráp lễ ăn hỏi.

Người xưa có cách tính phong thuỷ : Sinh, lão,bệnh, tử nên tráp lễ gồm 5 mâm là vừa đẹp. Chẳng phải tự dưng mà có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện” Tráp trầu cau được đặt giữa bàn thờ, cùng những lễ vật được nhà trai chuẩn bị lễ mang sang dâng lên bàn thờ gia tiên.

Cô dâu lúc này mới được bố hoặc mẹ dắt ra nơi làm lễ để chào hỏi hai bên gia đình và trao tay cho dâu cho chú rể bước đến làm lễ gia tiên.Thì nghi thức bái lạy gia tiên xin phép về việc dựng vợ gả chồng và mong nhận được đồng ý chúc phúc của những người đã khuất sẽ được tiến hành .

Việc bái lạy tổ tiên trong dịp này cũng phải theo lời ông bà truyền lại : Người đã khuất 4 lạy , người sống 2 lạy . Cô dâu và chú rể trong lúc hành lễ phải cung kính, hai tay chắp ngang ngực lúc cúi xuống mở rộng lòng bàn tay ngửa lên trời rồi dập đầu xuống thể hiện sự hiếu kính.

Bố mẹ cô dâu tới bàn lạy 4 lạy rồi đi đến thắp hương sau đó để cô dâu và chú rễ thực hiện nghi thức tương tự. Thời điểm diễn ra nghi thức gia tiên thường là cuối đám hỏi sau khi thưa chuyện cưới hỏi và nhận được sự đồng ý, chấp thuận của hai bên gia đình.

Việc khấn bàn thờ gia tiên trong lễ ăn hỏi là việc tuân theo nghi thức truyền thống ngàn đời nay của ông bà ta. Đây là việc làm tưởng nhớ đến ông bà và những người đã khuất cũng như thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với tổ tiên, dòng họ. Đây là nghi thức bắt buộc để giáo dục con cháu ngàn đời phải biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Trong đám hỏi, chú rể và cô dâu thắp hương dâng lên bàn thờ gia tiên để thông báo với những người đã khuất chứng giám về việc sắp có một thành viên mới trong gia đình và xin ơn trên ban lộc cho đôi uyên ương được hạnh phúc trăm năm, việc làm này sẽ được thực hiện cả ở nhà trai và nhà gái.

Tại nhà trai, việc thắp hương khấn gia tiên thường được tiến hành trước khi nhà trai chuẩn bị xuất phát mang sính lễ ăn hỏi sang nhà gái.

Tại nhà gái, việc đọc bài văn khấn gia tiên trong lễ ăn hỏi thường được tiến hành sau khi 2 bên thưa chuyện xong xuôi. Nhà gái đồng ý gả con gái mình về làm dâu con trong gia đình nhà trai.

Nam Mô A Di Đà Phật ! ( 3 lần)

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy tổ tiên họ…. chư vị Hương linh.

Tín chủ(chúng) con là: ………………………………

Ngụ tại: …………………………………………………..

Hôm nay là ngày… tháng…. năm………………

Tín chủ chúng con có con trai (con gái) kết duyên cùng ……………….. ( người đọc lời bài khấn gia tiên trong lễ ăn hỏi cần xưng rõ tên tuổi địa chỉ của mình )

Con của ông bà: ………………………………………

Ngụ tại: …………………………………………………..

Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, dâng lên trước án. Gọi là theo thủ tục nghi lễ hợp hôn và hợp cẩn, trước linh toạ Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, truớc linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu

Kính lạy trước linh tọa Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, trước linh bài liệt vị Gia tiên, trước Phúc Tổ Di Lai, ông Tơ bà Nguyệt. Xin kính cẩn khẩn cầu:

Sinh trai có vợ (nếu là nhà trai),

Sinh gái có chồng (nếu là nhà gái),

Lễ mọn kính dâng,

Duyên lành gặp gỡ,

Giai lão trăm năm,

Vững bền hai họ,

Nghi thất nghi gia,

Có con có của.

Cầm sắt giao hoà,

Trông nhờ phúc Tổ.

Giãi tấm lòng thành, xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

(Theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”, nhà xuất bản Hồng Đức)

Cưới hỏi 1987 hy vọng, vời lời bài văn khấn gia tiên trong lễ ăn hỏi sẽ củng cố thêm kiến thức về phong tục tập quán cưới hỏi Việt Nam ta. Cũng như sẽ giúp cho bạn chuẩn bị 1 lễ ăn hỏi, 1 đám cưới thật là trọn vẹn nhất.

chúc gia đình bạn có một đám hỏi hoàn chỉnh và chúc cho hai bạn 1 cuộc sống gia đình hoàn hảo, trăm năm hạnh phúc, con đàn cháu đống, phúc lộc đầy nhà!

Lễ gia tiên là thủ tục không thể thiếu trong đám cưới của người Việt từ xưa đến nay. Đó là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống, thể hiện sự tôn kính, nhớ về cội nguồn với ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, khi nhắc đến lễ gia tiên không ít đôi uyên ương thường tỏ ra lạ lẫm và lúng túng với các bước hành lễ này.

Cô dâu chú rể phải bái lạy như thế nào trước bàn thờ tổ tiên?

Theo phong tục của người Việt Nam, việc bái lạy được quy định như sau:

– Đối với người đã mất thì cô dâu chú rể phải lạy bốn lạy. Với người sống thì hai lạy.

– Thế lạy phải cung kính. Cô dâu trao hoa cầm tay cho phù dâu rồi mới tiến hành làm lễ, đầu phải cúi thật sát đất, động tác phối hợp đều đặn, lạy xong cô dâu chú rể đứng thẳng người nghiêm trang trước bàn thờ rồi bái.

Nghi lễ gia tiên trong đám hỏi

Sau khi nhà gái đã nhận quả từ nhà trai, mâm quả sẽ được đặt trước bàn thờ gia tiên. Thông thường, tráp trầu cau được đặt chính giữa vì tráp này được mở đầu tiên để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Theo thứ tự “nam tả nữ hữu”, các đại diện bên nhà gái đứng bên phải còn nhà trai đứng bên trái bàn thờ. Người chủ hôn nhà trai mở đầu bằng việc nói về ý nghĩa khi đem lễ vật tới. Đáp lời nhà trai, cha của cô dâu chấp nhận, sau đó nhà trai xin phép mở nắp tráp rồi trình lễ vật. Tiếp đó, cô dâu được cha hoặc mẹ dắt từ trong phòng ra để chào họ hàng hai bên rồi chuẩn bị làm nghi lễ gia tiên.

Theo phong tục của người miền Nam, lễ gia tiên sẽ được mở đầu với việc chủ hôn nhà trai trình họ nhà gái cặp nến để làm lễ lên đèn. Thủ tục lên đèn xong thì bố (hoặc anh trai, em trai) cô dâu bước tới trước bàn thờ, đốt nhang, khấn gia tiên. Bố cô dâu lạy bốn lần rồi thắp nhang lên bàn thờ để mở đầu cho chú rể bước tới làm lễ. Có nơi làm ngược lại, thủ tục lên đèn được thực hiện sau khi đã đốt nhang, khấn gia tiên xong. Sau đó chú rể làm lễ khấn, bái trước bàn thờ gia tiên. Trong khi đó, cô dâu và gia đình đứng chứng kiến. Khi đã xong, đôi uyên ương quay ra lạy ông bà, cha mẹ vợ. Tuy nhiên, một số địa phương thì tân lang tân nương đều làm lễ khấn, bái gia tiên cùng lúc.

Nghi lễ gia tiên của người miền Bắc được thực hiện khi cả hai bên gia đình giới thiệu thân nhân, rồi ngỏ lời về lễ ăn hỏi xong, cả nhà trai, nhà gái cùng tiến hành làm lễ gia tiên theo thứ tự là chủ hôn, đại diện lên thắp hương trước sau đó cô dâu chú rể lên vái.

Lễ gia tiên trong đám cưới

Bên nhà trai

Trước khi khởi hành qua nhà gái, nhà trai thường chuẩn bị mâm cơm để làm lễ cúng bái gia tiên. Chủ hôn và chú rể sẽ làm lễ trước bàn thờ tổ tiên.

Khi nhà trai rước dâu về, mẹ chồng sẽ đích thân ra đón con dâu. Nghi lễ đầu tiên là cô dâu phải vào cử hành lễ gia tiên ở nhà chồng rồi chào họ hàng bên chồng.

Dẫn đầu đoàn nhà trai là trưởng tộc hay một vị lão niên. Khi gần tới nhà gái, họ nhà trai sẽ dừng lại. Một người lớn tuổi trong họ nhà trai sẽ cùng với rể phụ bưng khay trầu rượu bước tới nhà gái, trình rượu và báo giờ làm lễ rước dâu. Đại diện nhà gái sẽ bước ra chào đón họ nhà trai. Họ nhà trai được mời vào. Thứ tự đứng tính từ trong bàn thờ ra thì đầu tiên chủ hôn, cha mẹ rồi mới đến vai vế khác như bác, chú,… Sau lời mở đầu nói về mục đích gặp gỡ của hai họ, đại diện nhà trai xin phép rước dâu về. Khi được họ nhà gái cho phép, chú rể vào phòng để trao hoa cho cô dâu rồi sau đó cùng nhau tiến hành làm lễ bái gia tiên. Làm lễ gia tiên xong, đôi uyên ương đến lạy ông bà, cha mẹ vợ. Theo như trước đây thì làm hai lạy nhưng ngày nay các bậc cha mẹ thường bỏ qua thủ tục này cho cô dâu chú rể bớt lo lắng.

Xã hội phát triển, cuộc sống của người dân có nhiều biến chuyển thì hệ thống phong tục và nghi lễ cũng phải chuyển đổi để phù hợp với nếp sinh hoạt hiện đại. Tuy nhiên, phong tục làm lễ trước gia tiên vẫn được người Việt gìn giữ, đó là nét văn hóa đẹp được lưu truyền qua bao thế hệ.

Những thủ tục trên do cuoihoivietnam sưu tầm, các bạn có góp ý, bổ sung xin vui lòng email về địa chỉ [email protected]

Văn khấn lễ Chạp mộ cuối năm mời gia tiên về ăn Tết chuẩn nhất mà bất cứ gia đình nào cũng cần nằm lòng.

Phần mộ được coi là “nhà” của người đã khuất nên cuối năm thường được con cháu sửa sang sạch, đẹp để đón Tết bằng lễ tạ mộ. Việc tạ mộ cuối năm hầu như nhà nào cũng làm, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tạ cho đúng.

Nhân dân ta vẫn có câu “sống cái nhà, chết cái mồ”. Người Việt Nam coi “phần mộ” là nhà của người đã khuất. Nếu cuối năm người ta cần sửa sang quét tước nhà cửa cho khang trang sạch đẹp để đón Tết thì đối với phần mộ của người thân cũng được sửa sang như vậy.

Bởi vậy, các gia đình thường đi tạ mộ vào mỗi dịp cuối năm. Lễ tạ mộ thường từ ngày 20 – 30 tháng Chạp Âm lịch để chuẩn bị mời ông bà về ăn Tết vào trưa ngày 30. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về cố hương vào dịp này để tạ mộ, sum họp với gia đình.

Lễ Chạp thường được tổ chức vào cuối tháng Chạp hằng năm, trước khi các gia đình sửa soạn làm mâm cơm Tất niên vào 30 Tết.

Khi đi tảo mộ, người dân có thể chuẩn bị những đồ lễ gồm:

– Một con gà hoặc một khoanh giò, hay 2 lạng thịt nạc vai luộc

– 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng, 1 đĩa gạo muối

– 1 bát nước, 1/2 lít rượu trắng

– 1 bao thuốc, 1 lạng chè

– 1 bộ quần áo quan Thần linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, ngựa đỏ kiếm trắng

– 1 đinh vàng hoa, 10 lễ vàng tiền

– 4 cái oản đỏ

– 5 lá trầu và 5 quả cau

– 9 bông hồng đỏ và đĩa hoa quả (5 quả tròn).

Sau khi chuẩn bị đồ lễ, con cháu sẽ kính cẩn, mời người đã khuất về ăn Tết cùng gia đình.

Kính lạy ngài Kim niên đương cai Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn Chi Thần, Nguyễn Tào phán quan.

Kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng Chính vị Đại Vương

Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần

Kính lạy các ngài ngũ phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần. Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.

Kính lạy hương cụ…………………………………………

Hôm nay là ngày……tháng…….., nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.

Chúng con là: ………………………………………………………

Sắm sang vật phẩm, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình Tôn Thần, kính rước vong linh gia tiên của chúng con là (tên các vong):…………………………………………………………………

Cúi xin Tôn Thần phù thùy doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước nén hương hiếu tâm, lòng cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo! Theo Ngọc Lê (Khỏe & Đẹp)

Khi gia đình có hỷ sự nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ báo cáo thần linh, Gia Tiên sau khi dâng lễ.Vậy bài văn khấn cúng gia tiên trong ngày cưới như thế nào là chuẩn nhất.Gốm Phúc Gia Tiên xin chia sẻ bài viết dưới để mọi người cùng tham khảo.

Thủ tục cưới xin là nét đẹp quý của văn hóa truyền thống dân tộc cần được gìn giữ. Thời nay, người ta có thể bỏ qua khá nhiều nghi lễ rườm rà, tốn kém nhưnglà thủ tụcbắt buộc để chứng tỏ hôn lễ thực sự được gia đình hai họ công nhậnthông qua bài văn khấn vái gia tiên ngày cưới.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa,ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy tiên họ ………. chư vị Hương linh.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………….

Ngụ tại: ……………….

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……………

Tín chủ con có con trai (con gái) kết duyên cùng ……………:.

Con của ông bà …………………….

Ngụ tại: ……………………

Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn, trước linh toạ Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, truớc linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:

Phúc tổ đi lai,

Sinh trai có vợ (nếu là nhà trai),

Sinh gái có chồng (nếu là nhà gái)

Lễ mọn kính dâng,

Duyên lành gặp gỡ,

Giai lão trăm năm,

Vững bền hai họ,

Nghi thất nghi gia,

Có con có của,

Cầm sắt giao hoà,

Trông nhờ phúc Tổ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được phù hộ độ trì!.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Với bài viết huy vọng sẽ giúp các bạn sẽ chuẩn bị được tốtvăn khấn gia tiên trong ngày cưới, đồng thời với sự tư vấn nhiệt tình và bán hàng có tâm,Chúng tôi hy vọng sản phẩm tâm linhcủa Gốm Phúc Gia tiên sẽ làm hài lòng quý khách,dù là khách hàng khó tính nhất .

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Khấn Gia Tiên Trong Lễ Ăn Hỏi Chuẩn Nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!