Xét tuyển Đại Học: Học ngành kỹ thuật có dễ tìm việc không?

Cẩm nang nghề nghiệp

“Học ngành kỹ thuật cơ khí ra làm gì?” là câu hỏi của nhiều học sinh muốn thi vào đại học kỹ thuật. Kỹ thuật là một lĩnh vực rất rộng lớn. Nhờ đó, sinh viên theo nhóm ngành này sau khi tốt nghiệp sẽ có đa dạng cơ hội việc làm hơn. 

> Hướng nghiệp 2020: Ngành nghề HOT nào phù hợp với bạn?

> Tư vấn hướng nghiệp: Học ngành gì để không thất nghiệp?

1. Đặc điểm ngành Kỹ thuật 

Trong thời đại cách mạng khoa học như ngày nay thì công nghệ kỹ thuật gần như hiện diện khắp mọi nơi. Điển hình như sự bủng nổ của các thiết bị điện tử hay máy móc thông minh…

Ngành kỹ thuật đang phát triển rất mạnh mẽ và sở hữu nhu cầu tuyển dụng trong top cao nhất. Ngành học này xuất hiện rộng rãi trong các giai đoạn sản xuất đến kinh doanh tiêu thụ, tham gia từ cấp độ sơ khai đến cao cấp. 

Kỹ thuật là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả. Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học – có được thông qua học tập, nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành – được quyết định để phát triển các cách thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con người.

Xét tuyển Đại Học: Học ngành kỹ thuật có dễ tìm việc không? - Ảnh 1

Ngành kỹ thuật hiện đang là ngành học HOT 

Các chuyên ngành thuộc khối Kỹ Thuật 

KHỐI CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ, XÂY DỰNG, VẬN TẢI 

STT Tên Ngành Mô tả  1 Kỹ thuật cơ khí  Ứng dụng các nguyên tắc vật lý để sáng tạo ra các máy móc, thiết bị cũng như vật dụng khác trong cuộc sống. Điển hình, ngành kỹ thuật cơ khí áp dụng những nguyên lý về định luật bảo tàng khối lượng và năng lượng, nhiệt động lực học.  2 Kỹ thuật chế tạo máy Đây là ngành có liên quan mật thiết đến kỹ thuật cơ khí. Chế tạo máy là ngành sáng tạo ra các loại thiết bị máy móc, trở thành tư liệu sản xuất, phục vụ cho đời sống của con người.  3 Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô Gồm các kiến thức tổng hợp ở nhiều lĩnh vực như cơ khí, công nghệ chế tạo máy, tự động hoá, điện – điện tử… 4 Kỹ thuật luyện kim Chế tạo các kim loại từ quặng và các nguyên vật liệu khác. Gia công kim loại, hợp kim bằng cách biến đổi thành phần cấu truc và hoá học. 5 Kỹ thuật điện lạnh Thiết kế, lắp đặt hệ thống điện lạnh tại các nhà máy, công xưởng, công ty hoặc nhà riêng. 6 Kỹ thuật xây dựng Chuyên về thiết kế, tư vấn, thi công và tổ chức quản lý giảm sát, nghiệm thu các công trình công nghiệp, công trình dân dụng như nhà xưởng, trường học, trung tâm thương mại, công viên, nhà cao tầng,.. 7 Kỹ thuật giao thông Chuyên về lĩnh vực thi công, thiết kế, khai thác và quản lý các công trình giao thông nhằm phục vụ đời sống con người như: đường bộ, đường sắt, đường cao tốc, đường sắt, cầu, hầm,… 8 Kỹ thuật trắc địa, mỏ Đo đạc, phân tích và cập nhập các thông tin về đặc điểm vật lý của môi trường xây dựng và trái đất. 9 Kỹ thuật hàng hải  Thiết kế, điều hành, xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị bộ phận máy móc trên tàu biển. Ngoài ra, ngành còn chú trọng đến việc cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ cho việc vận hành trên tàu.

KHỐI CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

STT Tên ngành Mô tả 1 Công nghệ da giày Nghiên cứu phát triển sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giày da. 2 Công nghệ kỹ thuật in Quảng cáo, thiết kế đồ hoạ và kỹ thuật in.

KHỐI CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

STT Tên ngành Mô tả 1 Kỹ thuật điện Chuyên ngành nghiên cứu và áp dụng các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực điện và điện tử.  2 Kỹ thuật điện tử Thiết kế, lắp đặt hệ thống thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống.  3 Kỹ thuật máy tính Lập trình phần mềm, thiết kế mạch điện tử và các vấn đề về công nghệ thông tin có liên quan. 4 Kỹ thuật tự động hoá Điều khiển các dây chuyền sản xuất một cách tự động hoá trong các xí nghiệp, nhà máy. 

KHỐI CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN 

STT Tên ngành Mô tả 1 Kỹ thuật nông nghiệp Kỹ thuật nông nghiệp gồm 2 ngành nhỏ là Kỹ sư chăn nuôi và Kỹ sư trồng trọt. Kỹ sư trồng trọt sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu về các loại cây trồng, trong khi Kỹ sư chăn nuôi lại tập trung đến các loài vật nuôi, gia súc, 2 Công nghệ thực phẩm Lĩnh vực chế biến và bảo quản nông sản đồng thời kiểm tra chất lượng trong quy trình chế biến thực phẩm. 3 Kỹ thuật vận hành máy móc Đảm bảo cho các thiết bị luôn được hoạt động liên tục thông qua hệ thống phần mềm để giám sát.

2. Cơ hội việc làm cho các ngành kỹ thuật

 

Xét tuyển Đại Học: Học ngành kỹ thuật có dễ tìm việc không? - Ảnh 2

Sinh viên sau tốt nghiệp ngành Kỹ Thuật sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn

Hiện nay khối ngành Kỹ thuật những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực và dần khẳng định vị thế số 1 của mình trong đời sống kinh tế xã hội.

Hiện nay cả nước có khoảng 1.383 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT),  ngành cơ khí chế tạo (CKCT) có khoảng 3.100 DN, với 53.000 cơ sở sản xuất, nhưng năng lực trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, theo định hướng của nhà nước thì trong 5-10 năm tới số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phải tăng lên số lượng gần 8000 DN . Đi đôi với việc phát triển quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo và Công nghiệp, cần đáp ứng đủ cả về chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật để thích nghi với việc tăng trưởng.

Học ngành kỹ thuật cơ khí ra làm gì?

 

So với các ngành còn lại, ngành kỹ thuật cơ khí lại có “sức nóng” hơn. Không ít bạn trẻ tò mò về những cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật cơ khí. Vậy với tấm bằng tốt nghiệp kỹ thuật cơ khí trên tay, bạn sẽ có những cơ hội việc làm nào?

Công việc chính của kỹ thuật cơ khí đó là phân tích các hệ động tĩnh trong vật lý. Từ đó, các kỹ sư cơ khí sẽ phục vụ công việc thiết kế trong lĩnh vực ô tô, máy bay, thiết bị sản xuất, vật dụng gia đình,.. Cụ thể:

  • Thiết kế, lập bản vẽ, lắp đặt và vận hành máy móc.
  • Chuyên viên tư vấn và thiết kế các thiết bị cơ khí.
  • Lập trình và sản xuất máy tính điều khiển số (CNC).
  • Quản lý doanh nghiệp sản xuất dịch vụ cơ khí.
  • Phục vụ quốc phòng an ninh như ô tô, hàng không, tàu thuỷ.

Cơ hội việc làm của những ngành khác 

Nhìn chung, ngành Kỹ thuật là ngành HOT, cơ hội việc làm rộng mở nhưng cũng có những thách thức nhất định. Với những bạn đang quan tâm khối ngành Kỹ thuật cần phải có đam mê và nhiệt huyết thực sự với công việc này, khi đó cơ hội phát triển sẽ rất lớn. Không chỉ riêng ngành kỹ thuật cơ khí mà những ngành có liên quan cũng sở hữu những việc làm rất tiềm năng.

STT Tên ngành Cơ hội nghề nghiệp 1 Kỹ thuật chế tạo máy

  • Thiết kế, xây dựng bản vẽ kỹ thuật cho các thiết bị máy móc sản xuất.
  • Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí.
  • Thi công, vận hành và giám sát quá trình thiết kế.
  • Lắp đặt máy móc, thiết bị cơ khí cho công trình, nhà máy
  • Lập trình và gia công loại máy CNC

2 Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô

  • Giám sát sản xuất phụ kiện, phụ tùng ô tô
  • Kỹ sư vận hành máy động lực cho các nhà máy sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô.
  • Nhân viên kinh doanh cho các công ty chuyên ô tô.

3 Kỹ thuật luyện kim

  • Nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên hay kỹ sư luyện kim
  • Nhà chuyển giao công nghệ

4 Kỹ thuật điện lạnh

  • Kỹ sư thiết kế, lắp đặt hệ thống điện lạnh công nghiệp

5 Kỹ thuật xây dựng

  • Kỹ sư quản lý chất lượng
  • Kỹ sư giám sát nội bộ
  • Phụ trách công việc thiết kế, thi công, quản lý, giảm sát, nghiệm thu.

6 Kỹ thuật giao thông

  • Làm việc tại công ty chuyên về xây dựng cầu đường, xây dựng công nghiệp và dân dụng. 

7 Kỹ thuật trắc địa, mỏ

  • Kỹ sư đo đạc số liệu
  • Cung cấp thông tin liên quan đến các đường viền phân cách và hình dạng trên bề mặt Trái Đất để lập bản đồ và thực hiện dự án xây dựng.

8 Kỹ thuật hàng hải

  • Giám sát viên, điều hành hệ thống các thiết bị lái, động cơ nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động cho các loại máy móc trên tàu biển.

9 Công nghệ da giày 

  • Nghiên cứu, thiết lập và phân tích quy trình sản xuất giày da.
  • Thực hiện quy trình sản xuất theo từng dây chuyền công nghệ để tạo ra các sản phẩm giày da hoàn chình.
  • Tiến hành kiểm soát và theo dõi chất lượng sản phẩm.

10 Công nghệ kỹ thuật in 

  • Cán bộ điều hành sản xuất và quản lý tại các công ty xuất bản tạp chí, sách, bao bì, …
  • Chuyên viên kỹ thuật cho các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn thuộc lĩnh vực in ấn.

11 Kỹ thuật điện

  • Chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn lắp đặt, thiết kế, vận hành, bảo dưỡng mạng lưới điện tại nhà máy điện, công ty điện lực, trạm biến áp, khu công nghiệp, khu dân cư, …

12 Kỹ thuật điện tử 

  • Cán bộ trong các tổng cục điện tử Việt Nam, ngành bưu chính viễn thông và các công ty trực thuộc, …
  • Thực hiện công tác tư vấn thiết kế, lắp đặt hệ thống thiết bị điện tử.

13 Kỹ thuật máy tính

  • Kỹ sư chịu trách nhiệm thiết kế mạch điện tử, con chip, vi mạch, mạch điều khiển,…
  • Đảm nhận công việc liên quan đến công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp, cơ quan,…

14 Kỹ thuật tự động hoá

  • Kỹ sư tự động hóa.
  • Kỹ sư bảo trì tự động hóa.
  • Kỹ sư kinh doanh tự động hóa.

15 Kỹ thuật nông nghiệp

  • Kỹ sư chăn nuôi
  • Kỹ sư trồng trọt

16 Công nghệ thực phẩm

  • Nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới, vận hành quá trình sản xuất để tạo ra nguyên vật liệu, dược phẩm mới,..

17 Kỹ thuật vận hành máy móc

  • Kỹ thuật viên vận hành máy móc
  • Thực hiện điều khiển và khởi động máy móc hoạt động.

3. Bạn có phù hợp với nhóm ngành Kỹ Thuật không?

Để có thể học tốt ngành Kỹ Thuật, bạn cần sở hữu những tố chất sau:

  • Cần cù, chăm chỉ và đam mê với ngành cũng như các thiết bị máy móc, công cụ.
  • Có các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, giải quyết vấn đề.
  • Có sức khoẻ tốt, thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao.
  • Ngăn nắp, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm.
  • Chịu được các công việc ngoài trời.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ngành Kỹ Thuật và lựa chọn ngành phù hợp nhất với mình. 

Theo Tìm Việc Kỹ Thuật