Xác nhận tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm 2021 – Voconsultants

 

BÃI BỎ THỦ TỤC CẤP GIẤY XÁC NHẬN TẬP HUẤN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 

Sau khi các Văn bản pháp luật sau đây có hiệu lực, gồm: 

  • Thông tư 13/2020/TT-BCT về sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công thương ban hành ngày 18/06/2020;

  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế ban hành ngày 12/11/2018;

  • Nghị định 123/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp ban hành ngày 17/09/2018.

Trước khi các văn bản trên có hiệu lực, Bộ Công thương; Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là 3 cơ quan có chức năng thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm.Các văn bản trên đã bãi bỏ việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó việc xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm cho nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức và được chủ cơ sở xác nhận. 

  • Bộ Công thương

Cụ thể tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BCT quy định như sau:

Điều 1. Bổ sung, bãi bỏ một số điều khoản của Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương

  1. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5.

  2. Bãi bỏ mẫu số 01a, 01b, 02a, 02b, 3a, 3b, 04, 05a, 05b, 05c của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 

    43/2018/TT-BCT

  3. Bổ sung khoản 4 Điều 6 như sau:

“4. Chủ cơ sở xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo Mẫu 01 và Mẫu 02 tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này”.

  • Bộ Y tế

Tại điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định:

Điều 6. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận

  1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo các quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:

  2. a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này;

  3. b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);

  4. c) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.”

Có thể hiểu “Tập huấn huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở” là Doanh nghiệp tự tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận, chứ không còn từ Cơ quan có thẩm quyền

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông:

Cụ thể tại điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 123/2018/NĐ-CP quy định: “b) Bãi bỏ khoản 1; điểm c, d khoản; khoản 3 điều 20.”, và điểm b Khoản 8 Điều 6 Nghị định 123/2018/NĐ-CP quy định: “b) Bãi bỏ khoản 1; điểm b, d, đ, g, h Khoản 3; điểm c, d, đ Khoản 4 Điều 21”.

Dẫn chiếu đến Khoản 1 Điều 20 và khoản 1 Điều 21 Nghị định 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm ban hành ngày 01/07/2016 quy định:

“Điều 20. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

  1. Về nhân lực

  2. a) Chủ cơ sở, người trực tiếp giết mổ, sơ chế có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  3. b) Chủ cơ sở và người trực tiếp giết mổ, sơ chế phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 21. Điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm

  1. Về nhân lực

  2. a) Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  3. b) Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.”

Thông qua Nghị định này ta có thể thấy điều kiện về nhân lực phải có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn toàn bị bãi bỏ.

 

HƯỚNG DẪN DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÁC NHẬN TẬP HUẤN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị bộ tài liệu cho nhân viên của Doanh nghiệp mình để tự học. Tuy nhiên để tối ưu lượng kiến thức, Doanh nghiệp nên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn để hướng dẫn trực tiếp cho nhân viên. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh mà Doanh nghiệp lựa chọn cho mình các tài liệu sau đây:

  • Sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương

Quyết định số 1309/QĐ/BCT về việc ban hành về việc ban hành bộ câu hỏi kiểm tra, đáp án trả lời thực hiện kiểm tra để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của bộ công thương ban hành ngày 26/05/2020

  • Sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế

+ Quyết định số 216/QĐ-ATTP về việc ban hành tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn có yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt thuộc thẩm quyền quản lý của bộ y tế và đáp án trả lời ban hành ngày 23/05/2014

+ Quyết định số 37/QĐ-ATTP về việc ban hành tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống và đáp án trả lời ban hành ngày 02/02/2015

  • Sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định số 381/QĐ-QLCL về việc ban hành tài liệu tập huấn và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản ban hành ngày 12/09/2014

Bước 2: Lập quyết định về việc tổ chức thi xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm. Dựa trên câu hỏi có sẵn mà Doanh nghiệp đã chuẩn bị ở Bước 1

Bước 3: Tổ chức kỳ thi xác nhận

Bước 4: Hội đồng tiến hành chấm điểm , tổng kết lại kết quả thi những kết quả đạt trên 80%

Bước 5: Những nhân viên đạt được kết quả sẽ được doanh nghiệp xác nhận hoàn thành kiến thức an toàn thực phẩm sau đó lập thành danh sách hoành chỉnh

  • Đối với những Doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương, Giấy xác nhận tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm sẽ được dụng theo mẫu trong phụ lục kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BCT ban hành ngày 18/06/2020.

  • Đói với những Doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Y tế và Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn do chưa có văn bản chính thức nào quy định về biểu mẫu, do đó doanh nghiệp có thể tự lập biểu mẫu giấy xác nhận tập huấn kiến thức về An toàn thực phẩm và chủ cơ sở ký xác nhận.