Xã hội học pháp luật là gì ? Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học pháp luật
Việt Nam trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang thúc đấy mạnh mẽ nhu cầu học tập, nghiên cứu xã hội học pháp luật cũng như ứng dụng của nó vào việc giải quyết những vấn đề lý luận & thực tiễn mà đời sống pháp luật đang đặt ra.
Nội Dung Chính
1. Khái niệm xã hội học pháp luật
Xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt nghiên cứu các quy luật xã hội, các quá trình xã hội của sự phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội, với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguồn gốc, bản chất xã hội, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật; các sự kiện, hiện tượng pháp lý thể hiện trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.
Xã hội học pháp luật là một lĩnh vực khoa học lý thú, bổ ích, nhưng còn khả mới ở nước ta; được chủ trọng tìm hiểu, nghiên cứu trong khoảng vài chục năm trở lại đây với những công trình, bài viết phản ảnh những mặt, khía cạnh khác nhau của khoa học này, đăng rải rác trên các sách, báo, tạp chí khoa học. Ngoài số lượng ít các sách, tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài, hiện có rất ít cuốn sách chuyên về xã hội học pháp luật được biên soạn một cách công phu, nghiêm túc và có hệ thống bởi các tác giả trong nước.
2. Khái niệm pháp luật trong xã hội học pháp luật
Xã hội là một tập hợp các nhóm người, được phân biệt dựa trên các lợi ích, trong đó các mối quan hệ tương tác giữa con người với con người được thiết lập có trật tự, có cơ cấu tổ chức điều tiết trên cơ sở của một nền văn hóa thông qua hệ thống khuôn mẫu hành vi được định hình trong mỗi cộng đồng xã hội. Pháp luật là một yếu tố quan trọng giữ vai trò điều chỉnh và xác lập các lợi ích trong hệ thống xã hội.
Quan điểm xã hội học pháp luật tiếp cận, nghiên cứu pháp luật dựa trên hai quan điểm khác nhau. Một mặt, pháp luật được nhìn nhận với tư cách là một công cụ thực hiện quyền lực chính trị của các giai cấp, theo đó pháp luật là một phương tiện kiểm soát xã hội, được bảo đảm đặc biệt bởi nhà nước. Quan điểm thứ nhất gắn pháp luật với ý chí của nhà nước, do nhà nước xây dựng, ban hành (pháp luật thực định). Mặt khác, khái niệm pháp luật được xem như một loại chuẩn mực xã hội, là tổng số các quy tắc hành vi cấu tạo từ các mối liên hệ tự nhiên của con người và xuất phát từ các nhu cầu, lợi ích xã hội. Quan điểm thứ hai coi pháp luật như một loại chuẩn mực xã hội bên
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác, sự ra đời của pháp luật gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Quan điểm cho rằng pháp luật không tồn tại vào thời kì nguyên thủy. Trong thời kì này do trình độ phát triển kinh tế còn thấp nên chỉ có các tập quán, tôn giáo và quy phạm đạo đức điều chỉnh các quan hệ xã hội. Khi chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội phân chia thành giai cấp, giữa các giai cấp có sự mâu thuẫn gay gắt không điều hòa được, các chuẩn mực xã hội cũ không thể duy trì được trật tự xã hội, cần có một loại chuẩn mực xã hội mới có tính cưỡng chế mạnh mẽ hơn, thể hiện ý chí giai cấp đó là chuẩn mực pháp luật.
Hệ thống pháp luật được hình thành ở các quốc gia khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội và trình độ phát triển của mỗi nước. Pháp luật được hình thành bằng rất nhiều con đường khác nhau. Ban đầu, các giai cấp thừa nhận những tập quán lâu đời của các cộng đồng xã hội, dần dần thay đổi nội dung cho phù họp với lợi ích của giai cấp mình nâng lên thành các quy phạm pháp luật. Mặt khác, khi cơ cấu xã hội thay đổi, xuất hiện các quan hệ xã hội mới cần có các quy phạm mới điều chỉnh đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do các nhà nước ban hành. Bản chất giai cấp của pháp luật đã được c. Mác và Ph. Ăngghen chỉ rõ:
‘‘Cũng như pháp quyền của các ông chỉ là ỷ chỉ của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do điêu kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”.
Tính giai cấp hiện tính giai cấp và cũng không có pháp luật chỉ mang tính xã hội. Theo quan điểm thứ nhất: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quan điểm thứ hai, xuất phát từ quan niệm, thế giới hình thành bằng sự vận động của vật chất, sự vận động ấy có những quy luật không thể thay đổi, tất thảy mọi vật đều phải tuân theo những quy luật không do nó tạo nên, kể cả con người. Đó là luật của tự nhiên. Luật tự nhiên là quy luật tồn tại độc lập với hệ thống pháp luật, được tạo ra bởi một trật tự chính trị hay một quốc gia. Nó xuất phát từ bản chất của con người và lấy lý chí của con người làm nền tảng.
Tư tưởng về pháp luật tự nhiên hình thành ngay từ thời cổ đại. Các nhà triết học đã đưa ra quan điểm về luật tự nhiên để chống lại quan điểm của những người “quy ước chủ nghĩa” cho rằng luật lệ và công bằng chỉ là những quy ước nhân tạo. Không hành vi nào là đúng hoặc sai trừ khi một cộng đồng nào đó thừa nhận thông qua những luật lệ và tập quán. Lý thuyết về luật tự nhiên được Aristote đề cập lần đầu tiên trong các tác phẩm của mình. Ông cho rằng, trong tự nhiên đã có sẵn các quy luật, luật lệ và công bằng. Con người phải soạn thảo ra những quy định pháp luật tuân theo những quy luật của tự nhiên. Đối với một hệ thống chính trị hoàn hảo có thể không cần đến pháp luật. Nhưng nếu cần đến pháp luật thì pháp luật tự nhiên là tốt nhất thì tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng và độc lập, không ai có quyền làm tổn hại đến người khác và mọi người đều có quyền trừng phạt kẻ xâm hại đến người khác. Xã hội văn minh ra đời vì mục đích quản lý xã hội tốt hơn và các cá nhân giao một số chức năng của mình cho các thành viên của nhà nước. Nhà nước hay hệ thống chính quyền ra đời thể chế hóa thành các khế ước xã hội. Như vậy, quyền lực của nhà nước là có giới hạn và nhà nước phải có nghĩa vụ với người dân và quyền lực ấy cũng có thể bị người dân thay đổi.
Theo ông, con người luôn ích kỉ và đầy ham muốn. Do đó mà ngay từ thời còn trong trạng thái tự nhiên, con người đã tự cho mình quyền xét xử và trừng phạt kẻ khác để duy trì luật của tự nhiên. Khi nhà nước ra đời giúp duy trì luật của tự nhiên thông qua luật lệ của xã hội văn minh. Ngay cả một nhà nước chuyên chế cũng phải thực hiện đúng các chức năng của một khế ước xã hội như một chính quyền dân sự nếu không muốn bị diệt vong. Chức năng chính của chính quyền dân sự chính là phải bảo vệ quyền tự nhiên của con người, tức quyền sống, quyền tự do, có sức khỏe và của cải của mỗi công dân.
Khi bàn về khế ước xã hội, ông cho rằng nhà nước không cần có quá nhiều quyền lực, vì như vậy chỉ khiến người dân bị đè nén. Dạng nhà nước tốt nhất là quyền lực được hạn chế bằng cách chia thành các nhánh và mỗi nhánh có quyền hạn riêng cần thiết đủ để thực hiện chức năng của mình. Một hệ thống nhà nước cần có quyền xét xử độc lập mà việc ra quyết định chỉ dựa trên duy nhất hiến pháp của quốc qia. Trách nhiệm của quốc hội là lập pháp và nhiệm vụ của nhà vua là một người luật tự nhiên phải xem xét con người trước khi hình thành xã hội, xem họ tiếp nhận các quy luật của tự nhiên như thế nào? Luật tự nhiên đưa vào đầu óc con người ý niệm về đấng tạo hóa. Đó là điều quan trọng nhất nhung không phải xếp thứ tự đầu tiên. Con người trong trạng thái tự nhiên có khả năng nhận thức trước khi có những hiểu biết. Những ý nghĩ đầu tiên chưa phải là suy lý. Con người nghĩ đến chuyện giữ mình trước khi tìm nguồn gốc của mình. Ví dụ như một người nguyên thủy sống trong rừng, cái gì cũng làm cho họ sợ hãi và chạy trốn. Trong trạng thái đó, con người cảm thấy mình thấp kém và hầu như thấy ai cũng như mình, họ không tìm cách tấn công nhau. Hòa bình chính là luật tự nhiên đầu tiên của con người. Thứ hai là quy luật con người phải tìm cách tự kiếm sống. Ở quy luật đầu tiên, vì sợ hãi mà con người phải chạy trốn, nhưng khi hai người nhận ra rằng đối phưong của minh cũng sợ hãi như mình thì họ xích lại gần nhau do đó quy luật thứ ba là luật con người sổng thành cặp đôi nam nữ. Và luật cuối cùng là quy luật con người sống thành xã hội.
J.J. Rousseau quan niệm rằng, pháp luật hình thành từ ý chí chung và vì lợi ích chung của tất cả các thành viên trong xã hội:
“Khi toàn dân quy định một điều gì cho toàn dân thì họ chỉ xem xét đến toàn thể, nếu hình thành mối quan hệ thì phải là quan hệ giữa toàn thể trên một cách nhìn này với toàn thể trên một cách nhìn khác, cái toàn thể không hề bị chia tách ra. Như vậy, chất liệu để xây dựng là chất liệu chung, cũng như ỷ chí xây dựng là ỷ chí chung. Cải đó tôi gọi là luật”.
Trong xã hội nguyên thủy, mỗi cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình và họ được hưởng quyền lợi mà xã hội phân chia. Chuẩn mực pháp luật chính là hệ thống mối liên hệ giữa các quyền và nghĩa vụ ấy.
Như vậy, theo lập trường pháp luật tự nhiên, pháp luật hình thành ngay từ thời nguyên thủy. Ở đó đã xuất hiện các đom vị tổ chức và quản lý xã hội như hội đồng thị tộc, bộ lạc. Hội đồng này đưa ra các quy định dựa trên ý chí của các thành viên trong cộng đồng để giải quyết các vấn đề như: tổ chức lao động, chiến tranh, tôn giáo, tranh chấp. Các quy định được hình thành dựa trên cơ sở tập quán và các quy tắc đạo đức đó chính là pháp luật. Trường phái pháp luật tự nhiên cho rằng, quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, quyền an toàn, quyền hạnh phúc của con người là bất khả xâm phạm. Do đó, luật pháp do nhà nước ban hành phải phù hợp với luật tự nhiên và không được lạm dụng quyền lực của cơ quan nhà nước xâm phạm đến các quyền cơ bản của con người. Luật pháp phải chứa đựng những yếu tố đạo đức nội tại, những đạo lý tiềm ẩn, các đạo luật phải đảm bảo sự công bằng mới có thể trở thành pháp luật. Neu một hệ thống các quy tắc vi phạm những nguyên tắc cơ bản của công lý và công bằng thì hệ thống quy tắc đó không thể được coi là hệ thống pháp luật.
Như vậy, luật tự nhiên chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, mặc dù vấn đề nghiên cứu luật tự nhiên mới chỉ đặt ra trong những năm gần đây nhưng việc thừa kế, tiếp thu, vận dụng các giá trị nhân văn của luật tự nhiên với tư nhu cầu khách quan của thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, thể hiện ở chỗ nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế – xã hội quyết định; chế độ kinh tế là cơ sở, nền tảng của pháp luật. Mặt khác, pháp luật tác động đối với sự phát triển của kinh tế. Sự tác động đó mang tính tích cực khi pháp luật có nội dung tiến bộ, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế. Ngược lại, sự tác động mang tính tiêu cực khi pháp luật mang nội dung lạc hậu, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, muốn dùng pháp luật để duy trì các quan hệ kinh tế không còn phù hợp.
Trong mối quan hệ với xã hội, pháp luật được tạo ra từ các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu và lợi ích chung của xã hội và là kết quả của một quá trình xã hội. Thông qua nhà nước, ghi nhận những cách xử sự hợp lý, khách quan, chứa đựng những giá trị xã hội tích cực và pho biến của con người. Do vậy, pháp luật thể hiện các quy luật xã hội nhằm bảo đảm sự phát triển chung của xã hội như K. Marx đã nhấn mạnh:
‘‘Pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung của xã hội”:
Trong xã hội luôn tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội với tính chất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội.
3. Điều kiện xuất hiện xã hội học pháp luật
Vào cuối thế kỉ XVIII, ở Tây Âu biến đổi xã hội diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội… Khoa học tự nhiên đạt được những thành tựu lớn trong việc khám phá ra cấu trúc, thành phần của thế giới vật chất và phát triển các phương pháp nghiên cứu thế giới vật chất một cách hệ thống. Điều đó đã tác động đến các ngành khoa học xã hội. Phát minh của nhà vật lý học Newton khiến các nhà khoa học xã hội hi vọng sẽ tìm ra được một nguyên lý về một trật tự cân bằng, những cơ chế về lực hấp dẫn tương tự trong xã hội. Nhà khai sáng Montesquieu trong cuốn “Tinh thần pháp luật’’” đưa ra các thuật ngữ có tính cơ học để lý giải về các hình thức nhà nước phụ thuộc vào các cơ chế vận hành và xem các hình thức đó có hoạt động theo đúng bản chất của nó không. Tinh thần pháp luật của một quốc gia có thể tạo ra một sự phục hưng và làm cho bộ máy nhà nước hoạt động trở lại để có thể tiếp tục sự vận động đều đặn.
Như vậy, tính chất khách quan của các quy luật nảy sinh từ bản chất của sự vật.
Điều đó không có nghĩa là phủ nhận tính quy phạm hình thức của pháp luật, tuy nhiên, nếu chỉ hiểu pháp luật như vậy sẽ không phù họp và khó có câu trả lời chính xác cho nhiều vấn đề hóc búa đang hình thành trong xã hội như: những mâu thuẫn và xung đột xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội, về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, làm thế nào để bảo đảm pháp chế, trật tự pháp luật, bằng phương pháp luận hình thức của pháp luật thực chứng thì khó có thể đưa ra những luận cứ cho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nhà nước pháp quyền… Pháp luật theo quan điểm thực chứng là pháp luật “chết”, “pháp luật trên giấy tờ”, tách rời khỏi xã hội, trừu tượng khó hiểu, không phản ánh được nhu cầu, ý nguyện và lợi ích của xã hội và như vậy pháp luật không thể hiện đúng chức năng vốn có của nó. Pháp luật phải được xem xét là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan mà con người có thể quan sát, nhận thức và mô tả được.
Như vậy, sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản đã làm xáo trộn đời sống kinh tế – xã hội của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải thiết lập lại trật tự xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề pháp lý nảy sinh. Xã hội học pháp luật ra đời vào cuối thế kỉ XIX đã góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn pháp lý và phát triển mạnh vào đầu thế kỉ XX.
Xã hội học pháp luật là lĩnh vực nghiên cứu giáp ranh liên ngành giữa xã hội học và luật học. Ngay từ khi ra đời, đã có những tranh luận về nguồn gốc của xã hội học pháp luật, đó là môn khoa học pháp lý hay khoa học xã hội học?
4. Quan điểm của một số trường phái xã hội học pháp luật tiêu biểu
4.1 Trường phái Xã hội học pháp luật châu Âu
Mặc dù các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng xã hội học pháp luật ra đời ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX, nhưng những tiền đề về tư tưởng cho sự hình thành xã hội học pháp luật được bắt đầu từ thế kỉ trước.
De La Brède – Montesquieu (1689 – 1755) là nhà tư tưởng người Pháp. Tác phẩm “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu xuất bản năm 1748 là cơ sở cho các nghiên cứu xã hội học pháp luật. Theo ông, các luật lệ phải được xem xét như là các sự kiện. Từ việc nghiên cứu các sự kiện giúp chúng ta khám phá ra nguyên nhân của các sự kiện đó. Ông muốn nghiên cứu hệ thống pháp luật một cách khách quan như sự tồn tại của các sự kiện xã hội khác. Ông cho rằng:
“trước khi luật pháp được cẩu thành, đã có những mối tưomg quan có thể được về công lý” – Montesquieu, Tinh thần pháp luật. “Luật, theo nghĩa rộng nhẩt, là những quan hệ tất yếu từ trong bản chất của sự vật. Với nghĩa này thì mọi vật đều có quy luật của nó”.
Như vậy, trong phạm vi luật pháp cũng có một định luật giống như định luật chi phối “bản chất của các sự vật”. Phương pháp thực nghiệm là phương pháp duy nhất đem lại kết quả chính xác.
Ông nghiên cứu pháp luật trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hộ qua của tác phẩm Tinh thần pháp luật:
“Aron cho rằng chủ đề của Tinh thần pháp luật là mục đích chính của xã hội học nó làm cho lịch sử có thể hiểu được… Aron coi Montesquieu là một nhà xã hội học còn hơn cả Comte và là một trong những nhà lý luận lớn nhất của bộ môn. Durkheỉm nhận xét: trong khi xây dựng xã hội học, những thế hệ tiếp sau đã không làm gì nhiều hơn ngoài việc đặt tên cho lĩnh vực nghiên cứu mà Montesquieu đã mở đầu ”? Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778) sinh tại Geneva, là nhà nghiên cứu thuộc trào lưu Khai sáng.
Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” ra đời năm 1762 lý giải về quá trình hình thành xã hội và nhà nước trên quan điểm của thuyết quyền tự nhiên và thỏa thuận xã hội.
Theo ông, trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Trật tự xã hội không phải tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở các công ước. Công ước hình thành dựa trên nhu cầu tồn tại của con người. Để bảo vệ mình trước nguy cơ tha hóa của trạng thái tự nhiên thành trạng thái không còn luật pháp hay đạo đức, các cá nhân không còn cách nào khác là kết hợp lại với nhau tạo thành một lực chung, điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi người đều hành động một cách hài hòa. “Mỗi người chúng ta đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung, và chúng ta tiếp nhận mọi thành viên”. Ý chí chung phản ánh lợi ích chung của cộng đồng và chính lợi ích chung của cộng đồng phải trở thành nền tảng của luật pháp. Thế nhung muốn thật sự là ý chí chung thì phải là ý chí chung từ trong đối tượng và ữong bản chất của nó, phải từ tất cả và ứng dụng cho tất cả. Ý chí chung sẽ mất đi sự đứng đắn tự nhiên khi nó thiên về một đối tượng riêng lẻ nhất định. Dân chúng là những người phải tuân theo luật và là những người làm ra luật. Luật bao gồm ba loại: Luật cơ bản (luật chính trị), luật dân sự và luật hình sự, ngoài ba loại đó còn một thứ quan trọng hơn cả là phong tục, tập quán và dư luận xã hội, thứ luật này không khắc vào bảng đồng, bia đá mà khắc vào lòng dân tạo nên hiến pháp chân chính của quốc gia.
Rousseau muốn xây dựng một thiết chế chính trị dựa trên quyết định tự do của các cá nhân đó chính là khế ước xã hội. Theo ông, cơ thể chính trị có quyền lực tối cao phải là một “con người tập thể” và “con người tập thể” này có quyền tuyệt đối đối với các thành viên của nó. Tuy nhiên, quyền lực tối cao không thể vượt qua giới hạn của công ước tổng quát, tức là không thể vi phạm những thoả thuận mà con người đã xác lập. Quyền lực tối cao là thống nhất không thể phân chia. Thống nhất vì nó là ý chí chung của nhân dân, đại diện và bảo vệ lợi ích chung của nhân dân. Mặc dù ông phủ nhận quan điểm của Montesquieu về việc phân chia quyền lực thành các nhánh độc lập, nhưng Rousseau vẫn chủ trương phân chia chức năng của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quyền lập pháp luôn được
Kế tiếp những nghiên cứu nhằm tìm ra bản chất của pháp luật bằng cách quy chiếu tới những điều kiện xã hội mà trong đó nó vận hành, phải kể đến hai nhà xã hội học nổi tiếng đó là Emile Durkheim và Max Weber.
Emile Durkheỉm (1858 – 1917) là người khởi xướng xây dựng lý thuyết chức năng luận trong xã hội học, các công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa rất lớn về lý thuyết và phương pháp đối với sự phát triển của xã hội học nói chung và xã hội học pháp luật nói riêng. Durkheim sống trong thời kì nước Pháp bị thất bại trong cuộc chiến năm 1870, tiếp đó là cuộc nổi dậy và bị đàn áp đẫm máu công xã Paris năm 1871. Do đó, các tác phẩm của ông tập trung vào việc tìm ra quy luật để thiết lập một trật tự xã hội. Mối quan tâm lớn nhất của Durkheim là cái gì đã gắn kết các xã hội lại với nhau? Tại sao chúng lại không tan rã? Theo ông, chính luật pháp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sự đoàn kết xã hội (social solidarity). Ông chỉ ra rằng, khi xã hội tiến hóa từ thần quyền đến chủ nghĩa thế quyền, từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân, luật pháp đã hướng tới sự bồi thường hơn là chỉ trừng phạt. Tuy nhiên, sự trừng phạt đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện thái độ chung về đạo đức nhờ đó sự đoàn kết xã hội được bảo toàn.
Ông dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể. Có hai kiểu đoàn kết xã hội là “đoàn kết cơ học” (mechanical solidarity) một hiện tượng bình thường của đời sống xã hội bởi nó có ở tất cả các kiểu xã hội và là bộ phận không thể thiếu trong cơ thể xã hội lành mạnh. Qua các thời kì khác nhau tội phạm cũng thay đổi hình thức. Hành vi được coi là tội phạm không giống nhau ở các quốc gia. Tội phạm là hành vi xâm phạm tới lương tâm tập thế, nó có tội vì nó gây căm phẫn cho lương tâm tập thể. Để cho trong xã hội một hành vi được coi là tội phạm điển hình mất đi, thì tình cảm tập thể đã bị tổn thương phải được thấy trở lại trong tất cả ý thức của các cá nhân. Trong thực tế, nếu điều này xảy ra thì tội phạm không vì thế mà biến mất, nó chỉ thay đổi hình thức vì nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tạo ra tội phạm sẽ lập tức mở ra một nguồn gây ra tội phạm mới. Ông lập luận thêm, một số tội phạm đôi khi là cần thiết đối với sự tiến hoá của xã hội:
“theo luật pháp Aten, Socrat là kẻ phạm tội và sự kết tội ông chỉ có chinh đáng thôi. Song tội của ông, đó là sự độc lập tư duy của ông, lại là có ích, chẳng những cho nhân loại, mà còn cho cả tổ quốc của ông. Vì ông phục vụ chuẩn bị cho một nền đạo đức và một lòng tin mới mà những người dân Aten khi đó cần đến vì các truyền thống mà họ đã sông cho đến lúc đó không còn phù họp với các điều kiện tồn tại của họ nữa. Song trường hợp của Socrat không phải là trường họp đơn độc, trường hợp đó vẫn được tái sinh một cách định kì trong lịch sử”.
Ông khẳng định, nếu coi hiện tượng tội phạm là một căn bệnh của xã hội thì hĩnh phạt chính là phương thuốc để chữa không ổn định nên thường phải hành chính hóa để trở thành một hình thức quyền lực có cấu trúc vững chắc hơn. Hình thức thống trị hợp lý dựa trên cơ sở pháp luật, trong đó quyền lực được thể hiện thông qua bộ máy hành chính. Trong số ba loại hình lý tưởng về quyền lực nhà nước, Weber coi nhà nước có bộ máy hành chính là loại nhà nước phát triển nhất vì nó có một “trật tự pháp lý” bao gồm các quy phạm mang tính chất duy lý.
Ông cho rằng, sự phát triển của luật pháp là một quá trình tiến hóa từ tính phi duy lý sang tính duy lý (tức là quá trình duy lý hóa). Ở đây, tính duy lý pháp lý (legal rationality) có nghĩa là một hệ thống các quy phạm mang tính chất nhất quán, logic cả quy tắc và quá trình ra phán quyết đều hợp lý. Sự tuân thủ trình tự đó có được là nhờ trật tự pháp lý và hình thức chính quyền quan liêu, chuyên nghiệp. Dấu hiệu của quyền lực họp pháp – duy lý là tính không thiên vị của nó và phi nhân cách hình thức: Như các nhà chức trách thi hành pháp luật không để sự căm ghét hoặc niềm say mê, sự yêu thích hay sự nhiệt tình… không để những gì thuộc về cá nhân tác động đến công việc mà chỉ đơn thuần đó là bổn phận. Còn tính phi duy lý pháp lý (legal irrationality) có nghĩa là sử dụng những phương tiện khác ngoài logic hay lý trí để đưa ra phán quyết trong các vụ án. Trong các xã hội thống trị bởi một nhà lãnh đạo có uy tín lôi cuốn, tư duy pháp lý bất hợp lý về cả hình thức lẫn nội dung. Công lý có nghĩa là sự lôi cuốn do uy tín, sự tuân thủ nhằm đáp lại nhà lãnh đạo, trong xã hội như vậy thì hoàn toàn không có chính quyền. Theo Weber, loại hình hệ thống pháp luật luôn nhuận. Việc đạt được tính duy lý nào đó đòi hỏi hệ thống hóa một trật tự pháp luật mà ông thấy thiếu vắng một cách bất thường trong pháp luật Anh quốc. Vậy làm sao giải thích được sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản ở Anh. Câu trả lời của ông là: thứ nhất, mặc dù luật nước Anh thiếu trật tự có tính hệ thống của luật La Mã, nhưng nó lại là một hệ thống pháp lý có tính hình thức cao (như trong tố tụng dân sự phải tuân theo những thủ tục đặc biệt và chính xác của những án lệ cụ thể dành cho những vụ kiện dân sự cụ thể). Điều này đã tạo sự ổn định cho hệ thống pháp lý, tạo ra một mức độ an toàn và khả năng dự đoán cao hom trong môi trường kinh doanh; thứ hai, việc hành nghề luật sư ở Anh, trong thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản tập trung chủ yếu ở khu vực thưomg mại (The City). Các luật sư thường tư vấn cho các chuyên gia và tập đoàn lớn. Điều đó giúp họ đưa ra những yêu cầu sửa đổi pháp luật cho phù hợp với quan hệ kinh doanh; thứ ba, những luật sư ở Anh có tính chuyên nghiệp cao và hoạt động giống như những hội viên của phường hội thủ công, văn bản pháp luật ban hành nhằm ngăn ngừa việc kiện cáo sau này. M. Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp luật như là một yếu tố của quá trình duy lý góp phần hình thành, phát triển xã hội hiện đại và chủ nghĩa tư bản ở phưomg Tây.
Trên đây là những quan điểm làm nền tảng cho sự ra đời của xã hội học pháp luật. Các công trình nghiên cứu về xã hội học pháp luật hoàn chỉnh gắn liền với đóng góp của các học giả tên tuổi như Eugen Ehrlich, Leon Petrazycki, Georges Gurvitch… Nghiên cứu xã hội học pháp luật mở rộng khái niệm pháp luật ra ngoài phạm vi cách tiếp cận nghiên cứu xã hội học pháp luật, bản thân chuẩn mực pháp luật chẳng nói lên cái gì cả. Neu xã hội học muốn phát hiện ra tính quy luật của đời sổng pháp luật thì nó cần nghiên cứu cả các hiện tượng xã hội và kinh tế, bởi vì chỉ có thể hiểu đúng sự phát triển của pháp luật nếu gắn liền nó với sự phát triển xã hội và kinh tế”. Nhà làm luật không làm ra luật mà chỉ phát hiện ra luật mà thôi. Do đó nhiệm vụ của xã hội học pháp luật là đi tìm nguồn gốc và sự ảnh hưởng của pháp luật chứ không chỉ nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật và lý giải chuẩn mực.
Ehrlich khẳng định tính xã hội và tính đa nguyên của pháp luật, ông cho rằng có hai loại pháp luật: pháp luật của nhà nước và pháp luật từ thực tiễn cuộc sống. Tòa án và cơ quan hành chính cũng cần có được cái tự do lập pháp. Mặt khác, trong mỗi tổ chức hay sự liên kết của con người (bộ lạc, gia đình, công ti, hội đoàn, công xã…) đều tồn tại một trật tự tự thân, cái trật tự do họ tự làm được gọi là các thỏa thuận, hợp đồng hay quy chế hoặc là các tên gọi khác. Nhưng nó khác quy định trong luật nhà nước ở chỗ nó do các liên minh của con người tự làm nên và luôn có một trật tự khiến người ta tự nguyện tuân thủ. Vì vậy, nền tảng và bản chất của pháp luật nên tìm trong chính xã hội. Phương pháp tìm kiếm tốt nhất đó là thực nghiệm: quan sát cuộc sống, hành vi của con người, nghiên cứu tập quán, các tư liệu pháp luật, biên bản của việc thực thi pháp luật… Nguồn tư liệu pháp luật quan trọng nhất mang tính điển hình là các quyết định của tòa án, còn một yếu tố quan trọng khác đó chính là các văn
Petrazycki cho rằng, pháp luật tồn tại dưới nhiều hình thức, trong đó bao gồm cả các quy chế hoạt động của các nhóm, tiền lệ pháp, tập tục,… Luật pháp nằm trong kinh nghiệm thuộc về ý thức như một sự cưỡng chế hay sự thôi thúc cá nhân phải thực hiện nhiệm vụ nào đó tương ứng với một quyền hạn nhất định. Mỗi người tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật đã có những kì vọng trước về những gì pháp luật yêu cầu trong từng tình huống nhất định. Nguồn gốc của mệnh lệnh và kì vọng như vậy không nằm ngoài các nguồn của pháp luật như quy chế, tiền lệ pháp, tập tục… thống trị trong một xã hội cụ thể. Điều đó là cần thiết để có thể tiếp cận nghiên cứu hiện tượng pháp luật trong lương tâm và trực giác. Muốn khám phá quá trình của pháp luật như cách thức nó tồn tại phải dựa vào sự phân tích các yếu tố mang tính mệnh lệnh và kì vọng bên trong ý thức cá nhân đó là phẩm chất tâm lý đặc biệt, có trong quy tắc đạo đức.
Georges Gurvitch (1894 -1965) là nhà xã hội học pháp luật người Pháp, người đặt nền móng cho sự hình thành lý thuyết xã hội học pháp luật một cách hệ thống. Ông cho rằng, pháp luật mang tính thống nhất thông qua những biểu hiện đồng thời trong các hình thức và các cấp độ khác nhau của sự tương tác xã hội. Mục tiêu của ông là nhằm xây dựng khái niệm “pháp luật xã hội” (social law) như một định luật của sự tương tác và hợp nhất. Giống như các nhà nghiên cứu khác, ông nhấn mạnh pháp luật không chỉ là các quy tắc được ban hành và thực thi bởi các cơ quan của nhà nước, chẳng hạn như cơ quan lập pháp, tòa án và cảnh sát. Các nhóm xã hội, các cộng đồng xã hội khác
Gurvitch chỉ ra đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật bao gồm ba lĩnh vực: Thứ nhất, nghiên cứu các lĩnh vực vi mô, bao gồm tiếp cận theo chiều ngang, đó là các quy tắc pháp lý có tính tổ chức được đảm bảo bằng sự trừng phạt và cưỡng chế bên ngoài, ngoài ra nó còn nghiên cứu cả những quy tắc pháp lý hình thành một cách tự phát và lan truyền trong các cộng đồng xã hội; tiếp cận theo chiều dọc, đó là các hình thức pháp luật hoạt động trên cơ sở một hệ thống phân cấp phụ thuộc lẫn nhau với từng quan hệ xã hội cụ thể. Thứ hai, nghiên cứu lĩnh vực vĩ mô là nghiên cứu mối liên hệ giữa thực tại xã hội với các lĩnh vực của pháp luật. Lĩnh vực cuối cùng là nghiên cứu về nguồn gốc của pháp luật, bao gồm những quy tắc mang tính định hướng của bất kì hệ thống pháp luật nào và các yếu tố tác động đến hệ thống pháp luật như kinh tế, chính trị, văn hóa…
Gurvitch là người đã mở rộng lĩnh vực đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành theo hướng đa nguyên pháp lý. Theo ông, pháp luật là một phần không thể tách rời và cấu thành của các tổ chức xã hội, các nhóm và cộng đồng xã hội. Xã hội học pháp luật có nhiệm vụ phân tích các quy tắc của hệ thống pháp luật trong sự tương tác với các nhóm xã hội, tầng lớp xã hội với các đặc trưng giới tính, chủng tộc, tôn giáo và các đặc điểm xã hội khác. Ngoài ra, nó còn nghiên cứu các quy tắc trong nội bộ của các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội như luật sư, doanh nhân, các nhà khoa học, các thành viên của các đảng chính trị…
4.2 Trường phái Xã hội học pháp luật Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu xã hội học pháp luật phát triển vào đầu thế kỉ XX, các trung tâm nghiên cứu được tài trợ thành trật tự pháp luật với việc cần thiết thay đổi trong pháp luật, mà chính lý thuyết pháp luật phải giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định điều này lại mâu thuẫn với các nhu cầu chung nhất của thời đại và của xã hội, đặc biệt là nhu cầu xây dựng pháp luật một cách có chủ định. Để giải quyết vấn đề này, R. Pound đưa ra ý tưởng “luật tự nhiên tương đối”. Quan điểm của ông là kết hợp cách tiếp cận thực dụng với cách tiếp cận chức năng. “Xu hướng là đem phân tích xem các chuẩn mực pháp luật vận hành ra sao và làm thế nào để xây dựng các chuẩn mực ẩy để đạt được kết quả còn hơn là ngồi để phân tích nội dung trừu tượng của nó. Vì lẽ đó cần thiết phải nghiên cứu mục tiêu của pháp luật. Chức năng là nhằm đạt mục tiêu”. “Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ của triết học, đạo đức học, chỉnh trị học, xã hội học giúp chúng tôi giải quyết các vấn đề mà chúng tôi xem là các vẩn đề của luật học. cần phải nghiên cứu pháp luật trong tất cả các quan hệ của nó như một giai đoạn chuyên biệt của cái theo chủ nghĩa rộng là khoa học về xã hội .
Theo quan niệm của R. Pound, pháp luật không phải chỉ là những gì nằm trên giấy tờ. Từ ý tưởng “luật tự nhiên tương đối” với hàm ý luật có tính chất tự nhiên tương đối bởi nó là các định đề xuất phát từ nhu cầu, lợi ích cụ thể của xã hội trong từng thời kì nhất định. Thực chất, nền móng của các định đề cần xây dựng cho pháp luật nằm ở các nhu cầu, lợi ích thực sự, thuật ngữ mà ông cho rằng hoàn toàn phù hợp mà ông gọi là “Kĩ sư xã hội” (social engineering). Ông gọi những người thực hiện pháp luật chính là các “kĩ sư xã hội” bởi họ là những người đảm bảo sự thỏa hiệp và hài hòa các lợi ích xã hội. Ngoài ra, “kĩ sư xã hội” là một phạm trù mà theo ông có thể loại trừ được sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực tư nhân cũng như lợi ích tư. Vì trong xã hội văn minh, con người phải tin rằng họ không bị tấn công và có thể tự điều khiển và đạt được mục tiêu của mình bằng các giá trị do lao động bản thân mà có, phù hợp với chế độ xã hội và điều kiện kinh tế hiện hành. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, họ sẽ xử sự một cách trung thực và phù họp với sự mong đợi của xã hội, với các chuẩn mực xã hội. Và chúng ta phải tin tưởng rằng, mỗi người biểu thị trong hành động của mình tính trung thực cần thiết và phải bồi thường thiệt hại cho hành động của mình gây ra.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các nhà xã hội học pháp luật Hoa Kỳ tập trung vào việc nghiên cứu về vai trò của pháp luật trong xã hội, tiêu biểu nhất là Talcott Parsons (1902 – 1979), nhà nghiên cứu thuộc trường phái chức năng luận. Quan điểm của ông cho rằng, bất cứ một hệ thống xã hội nào cũng được cấu thành bởi các hệ thống nhỏ hơn, tương ứng với các nhu cầu. Các nhu cầu của hệ thống đòi hỏi các bộ phận cấu thành nó phải đáp ứng các chức năng của hệ thống nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển hệ thống. Nếu một bộ phận nào hoạt động không đúng chức năng sẽ phải thay đổi thậm chí bị mất đi và hình thành bộ phận khác thay thế, bộ phận nào hoạt động hiệu quả sẽ càng lớn mạnh.
hệ thống. Tuy nhiên, về mặt bản chất tự nhiên, các chủ thể luôn tìm cách dung hòa để giữ hệ thống xã hội ở thế cân bằng. Sở dĩ con người sẵn lòng đáp ứng yêu cầu của hệ thống trước nhu cầu của cá nhân là do bản năng họ muốn tránh những đau đớn về thể xác cũng như các chế tài của xã hội.
Ở Hoa Kỳ tồn tại nhiều quan điểm lý thuyết khác nhau, có quan điểm đưa ra những lập luận chống lại thuyết chức năng và cho rằng pháp luật là một công cụ của quyền lực. Còn nhà lý thuyết xã hội học pháp luật Philip Selznick cho rằng luật pháp hiện đại ngày càng đáp ứng nhu cầu của xã hội và cần phải được tiếp cận về mặt đạo đức. Rolanld Dworkin lại khẳng định pháp luật không chỉ bao gồm những quy tắc pháp lý mà còn cả những tiêu chuẩn không quy tắc. Như khi tòa án giải quyết một vụ án khó, họ sẽ dựa vào những tiêu chuẩn như đạo đức, chính trị để đi tới một phán quyết. Kết luận này của ông được rút ra từ kết quả phân tích một vụ án khó. Đó là phán quyết của tòa án New York về vụ Rigg đối đầu với Palmer vào năm 1889 (Elmer Palmer đã giết ông nội bằng hình thức đầu độc). Di chúc để lại có lợi cho việc thừa kế tài sản của Elmer Palmer. Vấn đề đặt ra là một tên sát nhân liệu có được thừa kế hay không thì pháp luật về thừa kế theo di chúc hiện thời không quy định. Vì vậy tên sát nhân có thể được quyền thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, thẩm phán tòa án New York cho rằng việc áp dụng pháp luật phải dựa trên nguyên tắc “Không người nào được hưởng lợi từ hành vi sai trái của mình”. Một tên sát nhân không thể được thừa kế từ nạn nhân của chính mình và tòa án đã ra phán quyết tước quyền thừa kế của Elmer Palmer.
5. Vấn đề nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, xã hội học pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu mới, đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này là các nhà luật học. Trước những đòi hỏi của thực tiễn đời sống pháp lý đặt ra: vị trí và vai trò của pháp luật trong xã hội hiện đại như thế nào? Làm thế nào để xây dựng được những văn bản pháp luật phù hợp để điều chỉnh quan hệ xã hội? Làm thế nào để hoạt động áp dụng pháp luật có hiệu quả? Làm thế nào để những quy định của pháp luật được nhân dân đồng tình và biến thành hành vi hiện thực, thành thói quen và lối sống tuân theo pháp luật? Vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước, Phòng Nghiên cứu Lý luận và Xã hội học pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập để ứng dụng xã hội học trong quá trình giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra. Các lý luận về xã hội học pháp luật đầu tiên được tiếp cận nghiên cứu bởi nhà luật học Đào Trí Úc, là Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cùng các cộng sự đã đưa Xã hội học pháp luật vào chương trình đào tạo sau đại học của chuyên ngành Luật học. Các công trình đầu tiên được nghiên cứu bởi nhà luật học Đào Trí úc có thể kể đến: Vai trò của xã hội học lập pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; Xã hội học thực hiện pháp luật – những khía cạnh nhận thức cơ bản… nghiên cứu về xã hội học pháp luật đã được công bố. Trước tiên phải kể đến các tác giả Thanh Lê với cuốn “Xã hội học chuyên biệt”, xuất bản năm 2000, trong đó có đề cập nội dung cơ bản của xã hội học pháp luật và cuốn “Xã hội học tội phạm”, xuất bản năm 2002; Tác giả Lê Tiêu La với bài viết “Bước đầu tìm hiểu về xã hội học pháp luật” đăng trên Tạp chí Xã hội học số 1/2005; Tác giả Mai Quỳnh Nam với “Nghiên cứu dư luân xã hội về hoạt động của Quốc hội” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2006 và “Xã hội học với hoạt động lập pháp” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2009 đã phân tích vai trò quan trọng của việc nghiên cứu dư luận xã hội nói riêng và xã hội học nói chung đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta. Lĩnh vực xã hội học pháp luật hiện nay cũng được các học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành xã hội học lựa chọn để nghiên cứu.
Từ năm 2010, nhiều cuốn sách về xã hội học pháp luật được xuất bản là nguồn tài liệu đa dạng, phục vụ việc học tập và nghiên cứu xã hội học pháp luật như: Xã hội học pháp luật của TS. Ngọ Văn Nhân, xuất bản năm 2010; Xã hội học pháp luật của tác giả Trần Đức Châm, xuất bản năm 2013… Các công trình nghiên cứu xã hội học pháp luật của các nhà luật học và xã hội học thời gian qua đã góp phần mở ra khả năng nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc hơn về bản chất của pháp luật, về sự tác động qua lại của pháp luật đối với thực tiễn xã hội. Nghiên cứu vai trò và ý nghĩa của các nhân tố xã hội tác động tới quá trình hình thành và hoạt động của pháp luật.
Nghiên cứu của xã hội học pháp luật là hành vi pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là hành vi ra quyết định của thẩm phán; nghiên cứu pháp luật chỉ ừong mối liên hệ xã hội qua lại giữa chúng theo cách tiếp cận chức năng. Đối với trào lưu pháp luật tự do ở châu Âu, xã hội học pháp luật phải bắt đầu từ việc nghiên cứu pháp luật linh hoạt; nghĩa là không nghiên cứu chính bản thân chuẩn mực pháp luật, mà phải nghiên cứu cái thực tiễn cụ thể, pháp luật được xem là một công cụ chính sách của chính phủ nên đối tượng của xã hội học pháp luật là các quan hệ quyền lực chính trị và pháp luật, hợp đồng, sự ủy nhiệm và thừa kế…
Quan điểm của các nhà xã hội học pháp luật Macxít cho rằng, nhiệm vụ của xã hội học pháp luật bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ pháp luật như là một hiện tượng xã hội đặc thù, nghiên cứu chức năng xã hội của pháp luật, quá trình của việc chuyển chuẩn mực pháp luật thành hành vi xã hội của các giai cấp, tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội và các cá nhân; những yếu tố xã hội của pháp luật cùa quá trình xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và các cơ chế của sự tương tác đó. Chung quy lại, quan điểm Macxít tập trung nghiên cứu ba vấn đề cơ bản, gồm: Tính quy định xã hội học pháp luật; Chức năng xã hội của pháp luật; Sự tác động của pháp luật đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cũng như mối liên hệ của pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
Trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam, việc xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật cần xuất phát từ khách thể của khoa học này – pháp luật với tư cách là pháp luật thực định,
– Nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong đời sống xã hội nói chung, trong mối liên hệ của nó với các loại chuẩn mực xã hội khác nhau, như chuẩn mực chính trị, chuẩn mực tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán, chuẩn mực thẩm mĩ…
– Nghiên cứu tính quyết định xã hội của pháp luật thông qua việc phân tích nguồn gốc, bản chất xã hội, vai trò và các chức năng xã hội của pháp luật.
– Nghiên cứu tính đặc trưng, đặc thù của các quy luật và sự tương tác của pháp luật trong hệ thống xã hội và với các phân hệ của cơ cấu xã hội, vai trò công cụ điều tiết của pháp luật với phân hệ đó.
– Nghiên cứu bản chất, phân loại, hậu quả, các cơ chế của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật; các biện pháp phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật.
– Nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật; các nhân tố xã hội tác động đến công tác xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này.
– Nghiên cứu ý thức pháp luật, hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật của các bộ phận dân cư, các nhóm xã hội cũng như các cá nhân trong xã hội.
– Phân tích và thực hiện các hoạt động thống kê, dự báo các xu hướng biến đổi, phát triển của pháp luật trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Quy luật gắn với quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật; những mối liên hệ cơ bản, những nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, thiết lập pháp chế và xây dựng pháp luật. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học pháp luật là các quy luật xã hội, các quá trình xã hội của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác, nguồn gốc, bản chất, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật, các sự kiện, hiện tượng pháp lý thể hiện trong hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội. Dựa trên các khảo sát, điều tra xã hội học về các vấn đề, khía cạnh xã hội của sự kiện, hiện tượng pháp luật, Xã hội học pháp luật phát hiện những kẽ hở, sự không phù hợp của hệ thống pháp luật hiện hành. Qua nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động thực hiện pháp luật nhằm khái quát thực tiễn, đề xuất những chuẩn mực pháp luật mới góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Xã hội học pháp luật là lĩnh vực khoa học liên ngành giữa xã hội học và luật học (tính chất liên ngành vốn đã có ở nhiều chuyên ngành xã hội học khác), nghiên cứu khía cạnh xã hội của pháp luật bằng công cụ của xã hội học. Trong khi Lý luận nhà nước và pháp luật là lĩnh vực nghiên cứu của luật học lại quan tâm đến khía cạnh pháp lý của nhà nước và pháp luật.
Lý luận nhà nước và pháp luật và Xã hội học pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Lý luận nhà nước và pháp luật cung cấp cho Xã hội học pháp luật hệ thống lý luận, lý họ là vợ chồng nhưng trên thực tế không còn là vợ chồng, không còn yêu thương chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Trong trường hợp này chỉ có thể bằng các khảo sát xã hội học pháp luật mới có thể có những căn cứ thực tiễn để lý giải giúp cho các nghiên cứu về hôn nhân và gia đình. Mặt khác, cách tiếp cận xã hội học pháp luật khi nghiên cứu về nguyên nhân li hôn cũng có vai trò quan trọng để đánh giá đúng bản chất của quan hệ vợ chồng đã thực sự lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được hay chưa. Theo quy định của pháp luật, tòa án phải xem xét kĩ lưỡng những nguyên nhân cơ bản, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với vợ, chồng để giải quyết cho vợ chồng li hôn. Nhưng khi nghiên cứu hồ sơ tòa án lại cho thấy, khi hai vợ chồng thuận tình li hôn thông thường họ thỏa thuận với nhau trình bày những nguyên nhân như tính tình không hợp để che giấu nguyên nhân thực sự, điều này đã làm méo mó thực trạng của vấn đề. Ly hôn là kết quả của một quá trình xã hội, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, khảo sát được các yếu tố đó mới đánh giá được bản chất cuộc hôn nhân như thế nào thông qua bằng chứng thực nghiệm từ việc nghiên cứu ý kiến của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, của các đương sự và gia đình đương sự… Như vậy, nghiên cứu về vấn đề li hôn không chỉ giới hạn việc nghiên cứu nội dung các quy phạm pháp luật mà còn nghiên cứu các yếu tố xã hội tác động đến hiện tượng xã hội mang tính pháp lý này. cần có những nghiên cứu của xã hội học pháp luật để làm rõ bản chất của các quan hệ mà Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)