Vốn điều lệ công ty bảo hiểm là bao nhiêu? (Cập nhật 2023)
Thị trường bảo hiểm sớm được quan tâm và hội nhập khi luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp lý khác ra đời, qua đó các tập đoàn tài chính, bảo hiểm nhân thọ cũng sớm đầu tư vào thị trường Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều công ty bảo hiểm đang hoạt động. Công ty Luật ACC xin gửi đến quý độc giả bài viết tư vấn về Vốn điều lệ công ty bảo hiểm là bao nhiêu? (Cập nhật 2022).
Nội Dung Chính
1. Vốn điều lệ là gì?
Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần
2. Hình thức tổ chức hoạt động của công ty bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay
Theo Điều 62 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, công ty bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay hoạt động dưới hai hình thức là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
3. Vốn điều lệ của công ty bảo hiểm
Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Luật doanh nghiệp 2020 không quy định số vốn điều lệ tối thiểu của từng loại hình công ty, mà tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng công ty để xác định mức vốn tối thiểu phải đăng ký. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải hoàn tất việc góp đủ vốn điều lệ như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm, Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị định 151/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ điều kiện về vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
Như vậy, theo Nghị định 73, chỉ còn quy định về vốn pháp định đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Cụ thể, theo Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP thì Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm được xác định như sau:
1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
…
Như vậy, theo quy định này thì hiện không có quy định về vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, tuy nhiên căn cứ vào quy định về vốn pháp định thì doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo số vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định nêu trên.
4. Nguyên tắc bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bảo hiểm
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 50 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý vốn chủ sở hữu
1. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng các nguyên tắc sau:
a) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
2. Hàng quý, căn cứ vào báo cáo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện các thủ tục bổ sung vốn theo quy định pháp luật trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc quý.
Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng các nguyên tắc sau:
– Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thấp hơn mức vốn pháp định.
– Bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật ACC về Vốn điều lệ công ty bảo hiểm là bao nhiêu? (Cập nhật 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Đánh giá post
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin