Vốn của doanh nghiệp là gì? [Cập nhật Chi tiết 2023]

Von cua doanh nghiep la gi Cap nhat 2022

Vốn của doanh nghiệp là gì? (Cập nhật 2022)

Khi đầu tư thì vốn của doanh nghiệp là vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm hầng đầu.

Vậy vốn của doanh nghiệp là gì? Đặc trưng của vốn của doanh nghiệp là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

1. Vốn của doanh nghiệp là gì?

  • Vốn của doanh nghiệp là gì? Vốn là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Vốn dcuar doanh nghiệp còn được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ, có khả năng huy động, khai thác và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

2. Phân loại vốn của doanh nghiệp là gì?

2.1 Phân loại theo quyền sở hữu

  • Nợ phải trả là các khoản vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán trong kì hạn nhất định cho các đối tác trong nền kinh tế
  • Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu là bộ phận vốn quan trọng, có tính ổn định cao, thể hiện sự tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
  • Vốn chủ sở hữu hình thành từ thặng dư vốn: đây là khái niệm chi chênh lệch giữa giá thị trường của cổ phiếu thường và mệnh giá của nó tại thời điểm phát hành.
  • Vốn chủ sở hữu hình thành từ thu nhập giữ lại: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn tích lũy từ thu nhập giữ lại để tái đầu tư, tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp.

2.2. Phân loại theo thời hạn

  • Vốn ngắn hạn là các khoản vốn có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kì kinh doanh.
  • Vốn dài hạn là vốn có thời hạn trả trên một năm hoặc trên một chu kì kinh doanh.

2.3. Phân loại theo phạm vi huy động vốn

  • Huy động vốn từ bên trong: Huy động từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp:
  • Từ quỹ khấu hao: Để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải dịch chuyển dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao tài sản cố định. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp.
  • Từ lợi nhuận để tái đầu tư: Khi một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phần lợi nhuận thu được có thể được trích ra một phần để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
  • Huy động vốn từ bên ngoài: Từ hoạt động liên doanh liên kết kinh doanh từ các doanh nghiệp.

2.4. Theo nội dung kinh tế

  • Vốn cố định: Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định như trụ sở, cơ sở vật chất,…
  • Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động trong doanh nghiệp.

2.5. Theo quá trình tuần hoàn vốn

  • Vốn dự trữ: Là hiện thân bằng tiền toàn bộ giá trị của các loại tài sản dự trữ trong doanh nghiệp.
  • Vốn sản xuất là toàn bộ giá trị sản xuất như sản phẩm dở dang đang nằm trên dây chuyền sản xuất, các loại chi phí tiền lương, chi phí quản lý, chi phí bảo quản…
  • Vốn lưu thông là toàn bộ các tài sản lưu thông của doanh nghiệp như hàng hoá gửi bán chi phí bán hàng các khoản phải thu,..

3. Những câu hỏi thường gặp.

Cần bao nhiêu vốn để đăng ký kinh doanh?

Pháp luật không quy định cụ thể cần bao nhiêu vốn để thành lập doanh nghiệp. Tùy vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh, khả năng tài chính cũng như mục tiêu hoạt động của công ty mà doanh nghiệp xác định vốn.

Do đó, để trả lời được câu hỏi chung “cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty?”, bạn cần xác định được có bao nhiêu loại vốn khi thành lập doanh nghiệp.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là số vốn cơ bản mà các doanh nghiệp phải có khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Vốn điều lệ được góp bởi các thành viên, cổ đông hoặc được cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Tất cả các loại hình doanh nghiệp khi thành lập đều cần phải có vốn điều lệ. Tuy vậy, không có quy định về giới hạn vốn điều lệ (Trừ các trường hợp quy định vốn pháp định và vốn ký quỹ, ảnh hưởng đến vốn điều lệ).

Tùy vào năng lực và tiềm lực tài chính của cá nhân, tổ chức mà doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ phù hợp.

Có cần chứng minh vốn khi thành lập công ty không?

Không cần chứng minh vốn khi làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ tự đăng ký và chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký. Tuy nhiên, trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải thực hiện góp đủ số vốn đã cam kết để tránh bị xử phạt khi có cơ quan kiểm tra đột xuất.

 Các loại vốn khi thành lập công ty là gì?

Khi thành lập công ty, 4 loại vốn cơ bản cần có là: Vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ, vốn góp nước ngoài.

4. Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2021

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vốn của doanh nghiệp là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến vốn của doanh nghiệp là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về vốn của doanh nghiệp là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin