Vô tâm là gì? Người vô tâm “đáng thương” hay “đáng trách”?

5/5 – (1 bình chọn)

Trong các mối quan hệ, chắc hẳn không ít lần bạn nhận thấy được sự vô tâm hay thờ ơ từ đối phương. Hành động này có thể được gói gọn trong câu “không quan tâm”, đây là một trạng thái tâm lý thường gặp trong hầu hết các mối quan hệ. Nhiều người thường không để ý đến ranh giới giữa vô tư và vô tâm, thực chất nó vô cùng mỏng manh, đôi lúc những hành động của bạn không cố ý nhưng lại bị người khác hiểu lầm. Vậy vô tâm là gì và những người vô tâm “đáng thương” hay “đáng trách”? cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Vô tâm là gì?

Chúng ta thường nghe nhiều về sự quan tâm chính là những hành động chia sẻ, động viên hay nhắc nhở, quan tâm người khác. Thì vô tâm lại ngược lại, đó chính là sự thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến mọi người hay mọi việc xung quanh. Thái độ của họ thường rất bần cần và thể hiện thái không quan tâm đến mọi thứ diễn ra xung quanh mình.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển và con người cũng trở nên bận rộn hơn và quên đi mất “Chúng ta cần phải quan tâm chính mình và những người xung quanh”. Từ lâu, tinh thần giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau luôn được đề cao và phát huy. Tuy nhiên, ngày nay ý nghĩ “Không lo chuyện bao đồng” ngày càng trở nên phổ biến hơn và điều này cũng làm con người quên đi những giá trị cũ.

Vô tâm là gì? Tại sao một người lại trở nên vô tâm trong chính mối quan hệ của mình?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, sự vô tâm sẽ để lại rất nhiều hậu quả vô cùng lớn cho chính bản thân chúng ta và những người xung quanh. Mọi người sẽ dần xa cách với nhau và xa cách với thế giới tươi đẹp, nơi con người biết yêu thương và chia sẻ lẫn nhau. Yêu thương và chia sẻ cũng là một cách để chăm sóc cho sức khỏe tinh thần hiệu quả mà mỗi chúng ta cần lưu ý.

Người vô tâm thường có những biểu hiện nào?

Vô tâm sẽ có nhiều mức độ khác nhau và cũng có sự khác biệt trong những mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu nhìn chung, vô tâm thường sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Ít quan tâm đến mọi người và cuộc sống xung quanh: Những người vô tâm thường có tính cách ích kỷ và chỉ nghĩ cho bản thân mình. Họ thường ít có xu hướng dang tay ra để giúp đỡ những người khác, thậm chí là người thân thiết, gần gũi. Thông thường, những người như vậy sẽ có cái nhìn không mấy thiện cảm về những người xung quanh mình.
  • Hời hợt, vô trách nhiệm: Họ thường chọn cách trốn tránh những công việc trong gia đình và xã hội. Chẳng hạn như họ sẽ giao phó tất cả việc nhà lại cho người vợ và không tham gia vào các hoạt động xã hội. Những người như vậy có rất nhiều và họ thường chọn cách đổ lỗi do hoàn cảnh, công việc,… tuy nhiên thực chất chính là do sự vô tâm và thiếu trách nhiệm của chính mình.
  • Hay than phiền: Họ luôn cho rằng mình là người vất vả vì phải làm việc suốt ngày với nhiều nỗi lo khác nhau. Tuy nhiên, thực tế ai cũng có công việc và cuộc sống riêng của mình, những người hay than phiền chỉ quan tâm đến chính họ mà bỏ quên đi những cảm nhận của người khác.
  • Không giúp đỡ người khác: Việc giúp đỡ người khác không phải là nghĩa vụ bắt buộc phải làm nhưng nó là vấn đề về đạo đức mà mọi người nên thực hiện. Đặc biệt là những người đang có những khó khăn nhất định và họ cần một người đưa tay ra để giúp đỡ, đừng làm ngơ điều này nhé!

Người vô tâm thường có những biểu hiện nào?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vô tâm ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ như thế nào?

Chắc hẳn nhiều người không để ý hay không biết rằng vô tâm có những ảnh hưởng rất lớn đến những mối quan hệ xung quanh chúng ta. Vô tâm là một lý do khiến cho các mối quan hệ của chúng ta ngày càng trở nên có khoảng cách và tạo nên những “lỗ hổng” vô hình mà đôi khi ta không để ý đến. Sau đây, cùng điểm qua những ảnh hưởng tiêu cực của vô tâm đến các mối quan hệ trong cuộc sống.

Đối với tình yêu, vợ chồng

Trong tình yêu, việc quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau là điều đặc biệt quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc yêu và sau khi cưới sẽ có những khoảng cách nhất định và khiến cho mối quan hệ này không được mặn nồng như lúc yêu nhau. Bởi lẽ, những khi cưới nhau sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh và cảm xúc đôi khi sẽ không còn được như ban đầu, những ảnh hưởng tiêu cực của thái độ vô tâm như:

  • Tạo nên khoảng cách trong tình yêu: Việc yêu và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chính sự vô tâm của một trong hai sẽ đưa mối quan hệ đi vào ngõ cụt khi chúng ta dần ít dành thời gian chia sẻ và hỗ trợ nhau trong công việc.
  • Dẫn đến sự nhàm chán trong tình yêu: Khi đã có khoảng cách, cuộc sống của mỗi người sẽ diễn ra theo những cách riêng. Những việc có thể làm cùng nhau cũng trở nên ít đi và rất dễ tạo nên sự nhàm chán trong chính mối quan hệ.
  • Tổn thương đối phương: Những câu nói hay hành động vô tình, không quan tâm nhưng lại có thể gây nên những tổn thương nhất định đối với đối phương. Khi những tổn thương chất chứa và không san sẻ, chắc hẳn lâu ngày sẽ đưa mối quan hệ vào con đừa chia ly.

Trong tình yêu, việc quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau là điều đặc biệt cần thiết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với gia đình, người thân

Chắc hẳn gia đình, những người thân luôn ở bên cạnh chúng ta và chia sẻ, thế nên đôi khi ta không để ý chính sự vô tâm của mình đã ảnh hưởng đến những người khác. Một số ảnh hưởng của việc vô tâm đến gia đình và người thân phải kể đến như sau:

  • Làm nảy sinh khoảng cách giữa các thế hệ: Khi cha mẹ ít dành thời gian để quan tâm con cái hay bỏ bê những đứa trẻ và không để tâm đến lời nói của chúng. Lâu ngày, sẽ dẫn đến hiện tượng chán nản và con trẻ sẽ dần có khoảng cách với gia đình, làm nảy sinh những khoảng cách thể hệ ngày càng lớn hơn.
  • Ít đi thời gian dành cho nhau: Người ta thường nói “gia đình là nơi để ta trở về”, tuy nhiên đừng vì sự thờ ơ và vô tâm mà đánh mất đi sự gắn kết giữa các thành viên. Thay vì dành thời gian cho nhau, họ lại lựa chọn sở thích của mình hay những mối quan tâm khác, điều ảnh cũng tạo khoảng cách trong mối quan hệ giữa các thành viên.

Đối với bạn bè, tri kỷ

Với những người thân và gắn bó với mình, việc thể hiện những tình cảm sự quan tâm đến mọi người cũng là điều rất cần thiết. Đừng nhầm lẫn giữa “vô tâm” và “vô tư” mà đưa ra những lời nói gây ảnh hưởng đến đối phương, những ảnh hưởng tiêu cực của sự vô tâm đến với bạn bè, tri kỷ như:

  • Tạo nên những khoảng cách vô hình: Đôi khi những người vô tâm không biết được điều này, mỗi lời nói hay hành động của họ đều sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến đối phương. Dù ít dù nhiều, nhưng lâu ngày họ sẽ trở nên dè dặt và cảm thấy bị thiệt thòi trong mối quan hệ này.
  • Rạn nứt mối quan hệ: Sự vô tâm chính là một nguyên nhân làm tan vỡ mối quan hệ tình bạn hay tri kỷ. Đặc biệt khi đối phương chỉ cảm nhận được sự thờ ơ, lạnh lùng và không quan tâm của bạn đến với họ. Chắc hẳn không ai muốn trao đi những cảm xúc, sự chân thành của mình mà không được đáp lại. Sự vô tâm có thể làm rạn nứt mối quan hệ này và thậm chí nghỉ chơi với nhau.

Đừng nhầm lẫn giữa “vô tâm” và “vô tư”  trong mối quan hệ bạn bè. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với đồng nghiệp, cộng sự

Đối với đồng nghiệp hay cộng sự việc thể hiện sự vô tâm sẽ mang đến những ảnh hưởng vô cùng lớn đến với công việc, cụ thể như sau:

  • Khó tìm được người làm việc trung thành: Để người khác đối xử tốt với mình, trước tiên bạn phải thể hiện thái độ tích cực và chân thành với người đó. Nếu bạn chỉ đáp lại họ bằng sự không quan tâm, chắc hẳn sẽ khó để kiếm được những người làm việc hiệu quản và trung thành.
  • Nhận được sự chán ghét từ đồng nghiệp, công sự: Trong môi trường công sở hay làm việc, mọi người đều thoải mái và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau là điều rất cần thiết. Thế nên, đừng tỏ ra vô tâm, thờ ơ với mọi thứ mà hãy thể hiện thái độ tích cực, công việc của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Nguyên nhân gây nên sự vô tâm của một người

Chúng ta thường nghe nói nhiều về những người vô tâm, tuy nhiên có ai biết được lý mà họ có tính cách như vậy hay không? Sau đây, hãy cùng điểm qua những lý do gây nên sự vô tâm của mọi người ngay đây.

Người có tính cách vô ưu, vô lo

Với những người có tính cách vô tư, vô lo nghĩ họ thường ít để tâm đến cảm xúc người khác mà có những lời nói, hành động thể hiện sự vô tâm. Tuy nhiên, những người này lại không có ý xấu, chỉ do tính cách họ thường vô tư và không nghĩ nhiều đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác.

Người có tính cách vô tư, vô lo nghĩ họ thường ít để tâm đến cảm xúc người khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Người có một quá khứ bị bỏ rơi, phản bội

Với những người từng chịu những tổn thương trước đây, chẳng hạn như bị bỏ rơi hay bị phản bội thì việc họ thay đổi tính cách theo hướng tiêu cực hơn là điều không thể tránh khỏi. Họ thường sẽ trở nên vô cảm và không quan tâm đến mọi người xung quanh nữa, bởi lẽ dường như những người này đã mất niềm tin vào con người và cuộc sống này. Bạn đừng nên vội phán xét một người vô tâm, bởi lẽ ta không biết quá khứ họ trải qua những gì.

Người sống cô đơn trong một thời gian dài

Những người khi đã sống cô đơn trong một thời gian dài, họ thường sẽ không biết cách thể hiện tình cảm với người khác. Họ thường sẽ rất ngại giao tiếp, tiếp xúc với những người xung quanh và đôi khi có những hành động thờ ơ, không quan tâm đến mọi người. Những người này thường bị thiếu thốn đi tình cảm và họ không cảm nhận được hơi ấm của người xung quanh và dẫn đến việc thái độ vô tâm.

Người sống cô đơn trong một thời gian dài không biết cách thể hiện cảm xúc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Người không thật sự quan tâm đến mối quan hệ đó

Với những người thực sự không quan tâm đến mối quan hệ đó, việc họ trở nên thờ ơ, vô tâm là điều không thể tránh khỏi. Có thể mối quan hệ đó thực sự không quan trọng với hay mối quan hệ này đã mang đến cho họ quá nhiều tổn thương,… Thế nên, nguyên nhân của sự vô tâm xuất phát từ chính bản thân của người đó và vấn đề từ mối quan hệ đó.

Người vô tâm có thật sự đáng trách hay không?

Nhiều người cho rằng người vô tâm là những người vô cùng đáng trách và chúng ta không nên thiết lập mối quan hệ với họ. Tuy nhiên, những người vô tâm có đáng trách hay không sẽ còn phù thuộc vào nguyên nhân tạo nên tính cách này của họ nữa, cùng điểm qua một số trường hợp gây nên sự vô tâm và hướng giải quyết sau đây.

  • Trường hợp với những người có tính cách vô ưu, vô lo: Những người này không cố ý thể hiện sự vô tâm của mình mà do tính cách của họ. Thế nên, chúng ta nên bao dung và kiên nhẫn hơn để họ có thể hiểu, để tâm và thay đổi theo thời gian.
  • Trường hợp những người có một quá khứ bị bỏ rơi, phản bội hay họ sống cô độc quá lâu: Với những người này, họ đã có những tổn thương nhất định trong tâm hồn, thế nên không thể tránh khỏi việc họ có tính cách như hiện tại. Chúng ta nên dành thời gian để thấu hiểu, lắng nghe câu chuyện của họ, bao dung để những người đó có thể mở lòng hơn. Bởi lẽ, đằng sau sự vô tâm ấy chính là trái tim đã chịu quá nhiều tổn thương và luôn đề phòng trước mọi người quanh, họ luôn sẵn sàng chiến đấu để không phải chịu bất kỳ tổn thương nào nữa.
  • Trường hợp người đó vô tâm vì họ không quan tâm đến mối quan hệ đó nữa: Đây là một mối quan hệ độc hại và có làm cách nào chúng ta cũng không thể thay đổi được tính cách của người đó. Thế nên, cách tốt nhất là từ bỏ mối quan hệ đó càng sớm càng tốt.

Người vô tâm có thật sự đáng trách hay không?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Qua những thông tin trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu thêm phần nào về “vô tâm là gì?” cũng như những ảnh hưởng tiêu cực và nguyên nhân dẫn đến việc vô tâm. Thực tế, mỗi chúng ta đều có những tổn thương và câu chuyện của riêng mình, tùy mức độ lớn nhỏ của câu chuyện mà chúng ta thay đổi và trở thành người như thế nào. Thế nên, đừng vội đánh giá người khác khi chưa biết đến câu chuyện và những gì họ đã trải qua.