Vinamit: Từ món ăn dân dã tới ý tưởng “thịt mít non”

Vinamit: Từ món ăn dân dã tới ý tưởng “thịt mít non” - Ảnh 1.

Tại trang trại Organic của Vinamit ở tỉnh Bình Dương, doanh nghiệp đã trồng hơn 40ha mít sạch dùng nguyên liệu để chế biến các loại sản phẩm từ trái mít. Ảnh: Cao Hùng

Món mít non dân dã… thần thánh

Cây mít, rồi trái mít, vốn đã quá quen thuộc với con người – nhất là với người dân Việt Nam. Nhưng ở đây, bài viết này chỉ đề cập tới mít non, món ăn từ mít non và công dụng vô cùng của loại thực phẩm dân dã này.

Mít non chấm muối cũng là ký ức tuổi thơ của biết bao người, vốn là một loại trái cây để ăn chơi nhưng với sức sáng tạo không ngừng, người dân đã sáng chế ra nhiều món ăn ngon từ mít non.

Cái ngon độc đáo của mít non là chất ngọt bùi, ăn không hề ngán, có thể ăn đến thật no. Ăn đến độ gọi là ngây như say, bụng không còn sức chứa mà vẫn thèm, vẫn muốn ăn hoài, ăn nữa…

Mỗi vùng miền dùng mít non nấu nướng khác nhau, có thể làm được nhiều món từ món mặn, gỏi, canh… mộc mạc nhưng hương vị thơm ngon, đậm đà.

Cái ngon độc đáo của mít non là chất ngọt bùi, ăn không hề ngán, có thể ăn đến thật no. Ăn đến độ gọi là ngây như say, bụng không còn sức chứa mà vẫn thèm, vẫn muốn ăn hoài, ăn nữa…

Một trong các món dễ thấy nhất, làm từ mít non, là món mít trộn xúc bánh tráng. Hái mít trái tròn thẳng, không già quá (vỏ hột mít chưa cứng), gọt vỏ, cắt ra từng khoanh đem hấp, rồi xé tơi trộn với đậu phộng rang giã nhỏ, rau răm xắt vụn với ít nước mắm chua ngọt rưới lên.

Thịt ba rọi luộc xắt chỉ, tôm bạc đất lột vỏ đặt lên. Bánh đa mè nướng bẻ miếng be bé xúc mít trộn, nhai rụp rụp là cái thú ăn kết hợp món giòn với mềm.

Mít non hấp còn dùng làm nguyên liệu chính để bóp gỏi kiểu miền Nam hoặc nộm theo lối miền Bắc. Món chua này khéo tìm đến kết bạn với bánh phồng tôm Sa Đéc để cùng nâng vị béo giòn với vị bùi ngọt.

Vinamit: Từ món ăn dân dã tới ý tưởng “thịt mít non” - Ảnh 3.

Sản phẩm thịt mít non đóng hộp xuất khẩu – một sản phẩm mới mang thương hiệu “La Moi” do Vinamit sản xuất. Ảnh: Q.H

Miền xuôi và trên nguồn, hai nơi đều chuộng mít non kho cá chuồn. Kho nồi lớn một hai trái mít để cả nhà ăn mấy ngày. Càng kho lâu càng thấm qua thấm lại giữa cá với mít. Đi làm đồng, đi biển về làm một tô lớn cơm với cá chuồn kho mít vừa khoái vừa tăng sinh lực.

Mít non luộc, hấp chấm mắm đậu là món dân dã quen thuộc ở miền Đông Nam bộ. Đậu phộng rang (hoặc không rang cũng làm được nước mắm có hương vị lạ) xay nhuyễn, quết thêm các thứ gia vị đem chưng là có món mắm đậu sền sệt.

Mít non dân dã giàu dinh dưỡng

Mít thuộc họ dâu tằm và vốn là loại trái cây quen thuộc với mọi người. Cây mít là một đặc sản luôn được ưa chuộng đặc biệt là các món ăn từ mít non không chỉ giàu dinh dưỡng mà nhiều bộ phận của nó còn là vị thuốc tốt.

Vinamit: Từ món ăn dân dã tới ý tưởng “thịt mít non” - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinamit – người đã nâng tầm mít non và đưa ra thế giới. Ảnh: N.L.V

Trong múi mít có chứa nhiều gluxit và các loại đường đơn như: fructose glucose và các chất khoáng như sắt, can xi, phốt pho, nhiều vitamin B2, C cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. 

Theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.

Các món ăn từ mít non đa phần được chế biến theo khẩu vị của miền Trung rất đậm đà và ngon lành. Với hai món ăn đơn giản được hướng dẫn sau đây, các bà nội trợ có thể chế biến những món ăn ngon vào dịp sum họp gia đình

Theo y học phương Đông, các món ăn làm từ mít non có nhiều các tác dụng tốt cho sức khỏe như bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, rất thích hợp cho các chị em phụ nữ sau khi sinh có cơ địa ốm yếu, ít sữa và ăn kém. 

Mít non thường được làm thành các món ăn như canh mít non lá lốt, cá kho mít non, gỏi mít non, mít non xào sả ớt, mít non xào hến… những món ăn này khiến ai đã một lần được thưởng thức đều không thể quên được hương vị thơm ngon, đậm đà của nó.

Theo các nghiên cứu, một lát mít non có chứa khoảng hơn 150calo, 2g protein, 3g chất xơ, cung cấp khoảng 15% hàm lượng vitamin C cơ thể cần, kali, thậm chí cả omega 3. Có thể nói mít non chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể cung cấp đầy đủ cho một người trưởng thành.

Đặc biệt mít non rất giàu chất xơ, có khả năng chống táo bón và thải độc cho cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng kali sẽ giúp tăng cường cơ bắp, duy trì huyết áp ổn định, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.

… đến “thịt mít non” Vinamit

Hàng loạt món ăn đã được người dân Việt chế biến từ mít non. Tuy nhiên, chính ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vinamit – mới là người đã nâng tầm mít non thành “thịt mít non” đóng hộp và đưa ra thế giới.

Một lát mít non có chứa khoảng hơn 150calo, 2g protein, 3g chất xơ, cung cấp khoảng 15% hàm lượng vitamin C cơ thể cần, kali, thậm chí cả omega 3.

Quy trình chế biến “thịt mít non” mang thương hiệu La Moi như sau: Từ những trái mít non được lựa chọn từng quả suông chưa nở gai ( không dùng các quả quá to và già vì khi ăn vào có vị chat.

Mít non rất giàu năng lượng. Một lát mít non có thể chứa 155 calo, 3g chất xơ, cung cấp khoảng 15% lượng vitamin C cho cơ thể, ngoài ra còn chứa khoáng Potassium K,..)

Sau đó, là quy trình gọt vỏ bỏ đi phần gai xanh, lấy phần thịt, đem đi luộc sơ và đóng lon ngâm với nước muối để giữ được vị ngon của mít.

Thị trường thực phẩm thuần chay toàn cầu trị giá khoảng 15,6 tỷ USD trong năm 2019. Dự kiến tăng trưởng với tốc độ trung bình 10,5% mỗi năm và đạt khoảng 31,4 tỷ USD năm 2026.

Theo các nghiên cứu gần đây, 30% người Mỹ không chỉ từ bỏ ăn thịt mà còn chuyển dần sang sử dụng các thực phẩm chay làm từ thực vật.

Thị trường thịt chay tại Trung Quốc, bao gồm các sản phẩm từ thực vật để thay thế thịt, đã tăng 33,5% hàng năm gần 10 năm nay, đạt 9,7 tỷ đô la vào năm ngoái, theo Euromonitor. Ngành công nghiệp này cũng được dự đoán có giá trị 11,9 tỷ USD năm 2023.

Vinamit: Từ món ăn dân dã tới ý tưởng “thịt mít non” - Ảnh 7.

Công nhân tại một trang trại Organic của Vinamit ở tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: L.V

Theo một chuyên gia về thị trường thực phẩm chế biến từ thực vật (Vegan), thì “thịt mít non” thần thánh của Vinamit hoàn toàn có cơ hội để chiếm lĩnh của thị trường vốn quá nhiều dư địa này.

Ông Nguyễn Lâm Viên cho biết, Vinamit sẽ triển khai mục tiêu ưu tiên xuất khẩu “thịt mít non” đóng hộp. Sau đó, mới mở rộng thị trường trong nước. Phương cách này từng được người sáng lập Vinamit áp dụng cho các sản phẩm mít sấy cách đây hơn 20 năm và đã mang lại thành công cho thương hiệu Vinamit.

“Ở Trung Quốc, thị trường này lớn lắm và đang cạnh tranh rất lý thú với các anh tài thực phẩm “đạm thay thế” từ Mỹ, Nhật và Singapore…  Việt Nam mình cũng có điều kiện khai mở thị trường xuất khẩu rất lớn này”, ông Nguyễn Lâm Viên chia sẻ.

Vậy, thịt mít non Lá Mới không chỉ là thương hiệu mới, chủng loại mới, mà còn sẽ dẫn dắt một xu hướng mới của nông sản chế biến Việt Nam. Ở đó, Vinamit cùng nhiều doanh nghiệp khác đồng hành, sẽ đưa nông sản chế biến Việt Nam gõ cửa thị trường tỷ đô ngay sát bên nhà.

CHẤN ĐỨC