Viện nghiên cứu trung quốc -> THỂ LỆ GỬI BÀI ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC

1. Tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc nhận đăng tải các bài nghiên cứu về Trung Quốc trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, chính sách đối ngoại…
của Trung Quốc và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Tạp chí phát hành mỗi tháng
một số (kỳ).

2. Bài gửi đăng Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc là bài chưa
từng gửi đăng ở các sách, báo và tạp chí khác. Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc sẽ không xem xét các bài viết hiện đã được gửi đăng ở các
tạp chí khác (trừ trường hợp là bài viết liên quan đến chủ đề mà Tạp chí cần
đăng, Ban Biên tập sẽ xin bản quyền dịch và đăng lại bài đã được đăng trên các
tạp chí nước ngoài).

3. Ban
Biên tập sẽ xác nhận việc nhận bài viết và trao đổi với tác giả sau khi có ý
kiến của các chuyên gia thẩm định. Bài không được đăng, Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc không trả lại bản thảo.               
       

4. Bài viết được đánh máy vi tính, dùng font chữ Times
New Roman, khoảng từ 5000 đến 8000 chữ, cỡ chữ 14, có tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh (mỗi
thứ tiếng từ 150-200 chữ), có từ khóa bằng tiếng Việt, tiếng Anh, gửi vào
Email: [email protected].

5. Tất cả
các bảng biểu, hình vẽ, bản đồ phải được đánh số theo thứ tự và ghi nguồn rõ
ràng. Các đoạn trích dẫn nguyên văn trong
bài để trong dấu ngoặc kép. 

6. Việc
sử dụng chữ in nghiêng và dấu để nhấn mạnh cần nhất quán. Đối với những từ
chuyên ngành hoặc tên riêng, từ ngoại văn cần dịch sang tiếng Việt, trong
trường hợp khó tìm từ tương ứng tiếng Việt có thể để nguyên từ ngoại văn nhưng
cần tạm dịch sang tiếng Việt và nội dung tạm dịch để trong ngoặc đơn. 

7. Bài
nghiên cứu để Chú thích, Tài liệu trích dẫn cuối mỗi trang; các số nối tiếp
nhau; 

         Định dạng: (1), (2), (3)… References/Footnotes/Bottom
of page/Number format/ (1), (2), (3)…

8. Tài
liệu tham khảo để cuối bài, đánh số thứ tự: 1, 2, 3…

9. Cách trình bày Tài liệu trích dẫn và Tài
liệu tham khảo như sau:

+ Đối với sách: Họ tên tác giả, năm xuất bản, tên sách (in nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang?

            Ví dụ:  Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý, 2012, Lịch sử Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, tr.17 .

+
Đối với chương sách hoặc bài viết trong sách: Họ tên tác giả, năm
xuất bản, tên chương sách hoặc bài viết (in nghiêng), trong sách Họ tên tác giả, tên sách (in nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang.

          Ví dụ: Nguyễn Quang Thuấn, 2016, Những vấn đề và khả năng hợp tác trong lĩnh
vực an ninh phi truyền thống ở Đông Á, trong sách Nguyễn Quang Thuấn,
Mazyrin VM (Đồng chủ biên), Con đường
củng cố an ninh và hợp tác ở Đông Á, Nxb, Hà Nội, tr.17.

+ Đối với bài tạp chí: Họ tên tác giả, năm xuất  bản, Tên
bài viết (in nghiêng), Tên tạp chí, số tạp chí, tháng xuất bản, trang.

     
   Ví dụ: Nguyễn Huy
Hoàng, 2016, Tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh Chiến lược sau Đại hội
XVIII đến kinh tế ASEAN, Nghiên cứu Trung Quốc, số 4, tháng 4, tr.18-30.

+ Đối với tài liệu mạng: Họ tên tác giả (hoặc hãng tin),
năm xuất bản, tên tài liệu (in nghiêng), ngày tháng xuất bản (nếu có), địa chỉ
mạng, thời điểm (ngày tháng năm) truy cập. Ví dụ:  

     Nguyễn Phú Trọng, 2021, Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-646305/, truy cập ngày 13/8/2021.

     Baochinhphu.vn, 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Quốc
vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-Pham-Minh-Chinh-tiep-Uy-vien-Quoc-vu-Bo-truong-Ngoai-giao-Trung-Quoc/446180.vgp, truy cập ngày 11/9/2021.

 

10. Cuối bài cần ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học
vị, tên cơ quan và địa chỉ, điện thoại, email để Tòa soạn tiện liên hệ với tác
giả khi cần thiết.

BAN BIÊN TẬP