Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt | www.nri.gov.vn
NRI – Viện Năng Lượng Nguyên Tử Hạt Nhân Đà Lạt – Là một trong những khách hàng uy tín, sử dụng dịch vụ nhiều năm của Công ty thiết kế web Phương Nam Vina. Với sự tin tưởng và hợp tác trong những năm qua, tập thể đội ngũ Cán bộ – Nhân viên Công ty Phương Nam Vina chúng tôi rất hân hạnh và vinh dự khi được trở thành đối tác cung cấp dịch vụ thiết kế web cho Viện sản xuất đồng vị phóng xạ, phục vụ công tác điều trị ung thư trên toàn quốc.
DỊCH VỤ CUNG CẤP CHO VIỆN HẠT NHÂN ĐÀ LẠT:
– Tư vấn chiến lược xây dựng website chuyên nghiệp.
– Phát triển giao diện, hiệu ứng, tính năng web hướng tới người dùng (frontend, backend).
– Xây dựng hệ thống quản trị nội dung website dành cho Admin.
– Link tham khảo trang web: www.nri.gov.vn.
Giới thiệu về Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt
Viện nghiên cứu hạt nhân là tổ chức sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Cơ quan này thực hiện các chức năng nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học và kỹ thuật hạt nhân. Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các đồng vị phóng xạ phục vụ công tác khám, điều trị bệnh ung thư tại các cơ sở y tế khi mà dịch bệnh đã khiến cho các chuyến bay quốc tế bị ngưng trệ. Tham khảo bài viêt dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Trên cơ sở tiếp quản Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt được thành lập theo quyết định số 64/CP ngày 26/04/1976 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, đây là nơi duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ.
Trước năm 1975, nước Việt Nam Cộng Hòa đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt. Trung tâm được xây dựng tại khu vực có diện tích 21 hecta trên đường Nguyễn Tử Lực, phía Đông Bắc Đà Lạt. Đây là công trình do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ cùng các kiến trúc sư phụ tá Nguyễn Mỹ Lộc, Phạm Quỳnh Lân và Vũ Tòng chịu trách nhiệm thiết kế công trình.
Các bộ phận nghiên cứu khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt từ khi được thành lập đến trước ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ (ngày 30 tháng 4 năm 1975) gồm có: Phòng Vật lý lò, Phòng Kiểm soát Phóng xạ, Phòng Điện tử, Phòng Vật lý hạt nhân, Phòng Hoá học Phóng xạ, Phòng Sinh học Phóng xạ và một thư viện với hơn 3.000 đầu sách, hàng trăm tạp chí khoa học và hơn 30.000 báo cáo khoa học để phục vụ cho công tác nghiên cứu hoặc tham khảo.
Sau này Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt được thành lập trên cơ sở tiếp quản Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử và được sử dụng thêm toàn bộ cơ sở vật chất tại số 13, đường Đinh Tiên Hoàng, TP. Đà Lạt.
Với sự hỗ trợ của đội ngũ vận hành an toàn lò phản ứng, Trung tâm Đồng vị của Viện Nghiên cứu Đà Lạt có thể cung cấp được chín loại thuốc phóng xạ, bao gồm thuốc vô trùng (dạng tiêm), thuốc không vô trùng (dạng uống, bôi ngoài) đạt yêu cầu an toàn theo tiêu chuẩn GMP WHO về độ tinh khiết, độ pH, hoạt độ phóng xạ riêng…
Tất cả đều được các cơ sở y tế từ Bắc vào Nam mong chờ bởi lẽ việc cung cấp một loại dược chất trong nước không chỉ mang ý nghĩa kinh tế với giá thành bằng một phần thuốc nhập khẩu mà còn có ý nghĩa khác: do điều trị trên người nên các dược chất hạt nhân đều có chu kỳ bán rã ngắn, sau khoảng thời gian từ vài giờ đến vài ngày tùy loại dược chất, nó sẽ không còn tác dụng nữa. Vì vậy, việc nhận được nguồn sản phẩm trong nước là cơ hội để các cơ sở y học hạt nhân chủ động kế hoạch khám chữa bệnh của mình.
Không đơn thuần là một nguồn cung cấp sản phẩm tin cậy, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt còn tham gia vào quá trình phát triển của ngành y học hạt nhân, khi số lượng người đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y học hạt nhân gia tăng chủ yếu là ung thư gan, phổi, dạ dày, vú, đại trực tràng… Do đó, nhu cầu thuốc phóng xạ trong nước tăng lên.
Hiện nay, viện được đầu tư nhiều máy móc hiện đại để nghiên cứu, chế tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các hoạt động sinh học, y tế,….với hệ thống kiểm soát một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Lịch sử hình thành Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
Sau đây là những điểm mốc quan trọng về lịch sử hình thành, phát triển của Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt:
– Đầu năm 1960: Khởi công xây dựng Lò phản ứng TRIGA Mark II.
– 26/02/1963: Lò phản ứng TRIGA Mark II đạt trạng thái tới hạn lần đầu.
– 04/03/1963: Lò phản ứng TRIGA Mark II đạt công suất danh định 250 kWt.
– 1953 – 1968: Lò phản ứng được vận hành với 3 mục đích chính: huấn luyện, nghiên cứu và sản xuất đồng vị
– 1986 – 1975: Lò phản ứng tạm ngừng hoạt động.
– 03/1975: Tất cả thanh nhiên liệu được tháo dỡ và chuyển về Hoa Kỳ.
– 09/10/1979: Việt Nam và Liên Xô ký hợp đồng khôi phục và nâng cấp Lò phản ứng TRIGA Mark II.
– 15/03/1982: Khởi công công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng. Lò được đổi tên theo tài liệu thiết kế là IVV-9 hay Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
– 01/11/1983: Lò phản ứng IVV-9 đạt trạng thái tới hạn lần đầu, sử dụng các bó nhiên liệu đồ giàu cao (HEU) loại VVR-M2 do Liên Xô chế tạo.
– 20/03/1984: Khánh thành công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt với công suất danh định là 500 kWt.
– Từ 20/03/1984: Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được vận hành với mục tiêu chính là: sản xuất đồng vị phóng xạ; phân tích mẫu bằng kỹ thuật kích hoạt notron; nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để đưa các tiến bộ của khoa học và công nghệ hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; huấn luyện, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
– 09/2007 – 05/2011: Vận hành với vùng hoạt hỗn hợp gồm các bó nhiên liệu độ giàu cao (36% U-235) và độ giàu thấp (19,75% U-235).
– 30/11/2011: Lò phản ứng đạt trạng thái tới hạn lần đầu với vùng hoạt sử dụng toàn bộ nghiên liệu độ giàu thấp (LEU).
– 03/2012: Lò phản ứng vận hành với công suất 500 kWt.
Chức năng, nhiệm vụ chính của Viện nghiên cứu Đà Lạt:
– Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt có nhiệm vụ vận hành an toàn, khai thác có hiệu quả Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và có thiết bị khoa học, công nghệ khác để phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo nguồn nhân lực.
– Thực hiện các nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực vật lý hạt nhân, vật lý lò phản ứng, hóa phân tích, hóa bức xạ, hóa phóng xạ, sinh học phóng xạ, môi trường, định liều lượng bức xạ,….
– Thực hiện chức năng hỗ trợ kỹ thuật, phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển của ngành trong các lĩnh vực: an toàn phóng xạ; an toàn hạt nhân; quản lý, xử lý thải phóng xạ; quản lý, vận hành các trạm quan trắc phóng xạ môi trường; kiểm chuẩn các thiết bị đo lường bức xạ hạt nhân; ứng phó, xử lý sự cố bức xạ hạt nhân nếu có,….
– Xây dựng tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành.
– Thực hiện hoạt động nghiên cứu phát triển, dịch vụ kỹ thuật và sản xuất sản phẩm trong các lĩnh vực điều chế đồng vị và dược chất phóng xạ.
– Phân tích nguyên tố trong các loại mẫu, sản xuất chế phẩm công nghệ bức xạ, sản phẩm công nghệ sinh học, dịch vụ đánh giá tác động môi trường.
– Sản xuất các thiết bị và các lĩnh vực liên quan nhằm phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
– Thực hiện hợp tác liên doanh, liên kết với các cơ quan trong và ngoài nước về lĩnh vực có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao và trao đổi các quy trình công nghệ, các sản phẩm của Viện tới cơ sở sản xuất, nghiên cứu và đào tạo.
– Quản lý hoạt động của Viện theo cơ chế tự chủ một phần kinh phí và đào tạo Tiến sĩ các chuyên ngành vật lý lý thuyết, vật lý nguyên tử và hạt nhân, hóa phân tích.
Sản phẩm, dịch vụ chính tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
1. Các sản phẩm KHCN
– Các sản phẩm đồng vị và dược chất phóng xạ cung cấp cho các khoa y học hạt nhân.
– Chế phẩm kích thích tăng trưởng thực vật T&D 4DD.
– Thuốc phòng và trị nấm bệnh thực vật Olicide.
– Dung dịch Nano bạc.
– Men vi sinh chức năng Tricho bạc.
– Bộ tiêu bản hiển vi nhiễm sắc thể người bình thường và bất thường.
– Bộ tiêu bản hiển vi, nhiễm sắc thể của một số loài động vật, thực vật.
– Bộ tiêu bản hiển vi nguyên phân, giảm phân ở thực vật.
– Bộ tiêu bản hiển vi các loại tế bào máu nhuộm WRIGHT.
– Tạo giống cây trồng đột biến bằng bức xạ ion hóa.
– Viện nghiên cứu hạt nhân cung cấp cây giống nuôi cấy mô.
2. Dịch vụ Khoa học Công nghệ:
– Quản lý nguồn phóng xạ kín, thiết bị bức xạ đã qua sử dụng.
– Tư vấn, thiết kế hệ thống thu gom và xử lý, điều kiện hóa chất thải phóng xạ lỏng, rắn.
– Dịch vụ định liều cá nhân chiếu ngoài.
– Liều kế cá nhân nhiệt phát quang (TLD).
– Liều kế cá nhân quang phát quang (OSLD).
– Dịch vụ kiểm định chất lượng thiết bị X-quang.
– Trung tâm nghiên cứu hạt nhân cung cấp dịch vụ kiểm xạ.
– Dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ.
– Đánh giá tác động môi trường.
– Khảo sát sự bồi lấp các lòng hồ thủy điện/thủy lợi bằng kỹ thuật ứng dụng đồng vị hạt nhân.
3. Thiết bị KHCN
Các thiết bị công nghệ mà Viện nghiên cứu hạt nhân cung cấp cho các công ty, doanh nghiệp bao gồm:
– Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
– Dây chuyền sản xuất I-131 dung dịch.
– Dây chuyền sản xuất viên nang I-131.
– Box sản xuất TC-99m.
– Phòng sạch vô trùng sản xuất KIT.
– Thiết bị kiểm tra chất lượng.
– Nguồn chiếu xạ gamma Co-60 GC-5000.
– Nguồn chiếu xạ gamma Co-60 ISSLEDAVACHEL.
– Thiết bị GPC LC-20AD SHIMADZU.
– Máy đo kích thước hạt Nano và thế Zeta.
– Thiết bị đo phổ hồng ngoại chuỗi Fourier FT/IR-4600.
– Thiết bị phân tích nhiệt vi sai DSC-60.
– Hệ thống khối phổ Plasma cảm ứng (ICP – MS NexlON 300X).
– Máy đo phổ hấp thụ nguyên tử – AAS (AA-6800).
– Máy sắc ký khí ghép với khối phổ (GC-MS).
– Máy sắc ký lon (ICS-1000).
– Các thiết bị phân tích vi sinh.
– Máy kiểm soát nhiễm bẩn cá nhân CANBERRA’s Sirius-5.
– Hệ đọc liều kế OSLD.
– Máy đo liều bức xạ sử dụng ion hóa.
– Máy đo liều bức xạ INSPECTOR 1000.
– Máy đo liều bức xạ ATOMTEX.
– Máy đo liều bức xạ INSPECTOR EXP.
– Máy đo liều bức xạ ELBERLINE.
– Máy đo liều Neutron.
– Máy đo suất liều Neutron.
– Hệ phổ kế Alpha.
– Hệ đo tổng Alpha – Beta phông thấp MPC9300.
– Hệ Tri-Carb 3180TR/SL.
– Hệ phổ kế gamma phông thấp HPGe GX-3019.
– Hệ phổ kế Gamma phông thấp.
– Máy đo phóng xạ Radon RAD7.
– Hệ đo trùng phùng trễ.
– Hệ thiết bị phân tích sai hình nhiễm sắc thể tự động.
– Hệ thiết bị sinh học phân tử.
Các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia giai đoạn 2011 – 2022
1. Chương trình trọng điểm cấp nhà nước:
– Nghiên cứu điều chế các đồng vị và dược chất phóng xạ có thời gian sống ngắn trên lò phản ứng hạt nhân phục vụ chẩn đoán và điều trị bênh (2011-2015).
– Nghiên cứu, tính toán các đặc trưng notron, thủy nhiệt và phân tích an toàn lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu do Liên bang Nga đề xuất cho Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân Việt Nam (2016-2019).
2. Chương trình KC.05:
– Nghiên cứu phản ứng hạt nhân gây bởi các chùm notron trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (2013-2015).
– Nghiên cứu đánh dấu kháng thể đơn dòng NIMOTUZUMAB với I-131, Y-90 để điều trị ung thư đầu cổ (2013-2015).
– Nghiên cứu phát triển thiết bị và khai thác dòng neutron nhiệt trên kênh ngang số 1 Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (2017-2020).
– Nghiên cứu điều chế dược chất vi cầu phóng xạ (Y90 microspheres) tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt nhằm ứng dụng triều trị ung thư gan nguyên phát và thứ phát (2018-2020).
– Đánh giá hiện trạng phông phóng xạ môi trường biển Việt Nam, nghiên cứu khả năng phát tán và ảnh hưởng phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành gần lãnh thổ Việt Nam (2018-2020).
3. Chương trình nghiên cứu cơ bản:
– Nghiên cứu tiết diện notron toàn phần và bắt bức xạ sử dụng các dòng notron phin lọc trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (2013-2015).
– Đánh giá các số liệu hạt nhân k0, Q0 và Er của các nguyên tố quan tâm trong phân tích kích hoạt neutron theo chuẩn k0 (2017-2019).
– Nghiên cứu cấu trúc mức kích thích của các hạt nhân SM-153, Dy-162 và Yb-172 ở trạng thái hợp phần thông qua phản ứng bắt nơtron nhiệt trên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (2018-2020).
– Nghiên cứu các thuật toán tách xung nơtron / gamma cho các đầu dò nhấp nháy lỏng EJ-301 (2020-2022).
Nghiên cứu hạt nhân có khác với lò chế tạo bom nguyên tử không?
Lò nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt sử dụng với mục đích chính vì hòa bình, vì cuộc sống của con người tốt đẹp hơn nên chúng chỉ có công suất nhỏ 0,5 MW, khác với các lò chế tạo bom nguyên tử công suất lớn. Về nguyên lý công nghệ, lò ở Đà Lạt tương tự các lò nguyên cứu khác đều lò lò nước thường hay còn gọi là nước nhẹ.
Nước thường được sử dụng với các chức năng:
– Làm chậm notron: Nước nhẹ ngập đầy vùng hoạt chứa các bó nhiên liệu Uranium có tác dụng làm chậm (tức giảm vận tốc) các hạt nơtron sinh ra trong phản ứng phân hạch hạt nhân U235, nhằm làm tăng hiệu suất tạo ra phân hạch kế, và như vậy sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền và duy trì hoạt động của lò phản ứng.
– Làm mát hay làm nguội lò phản ứng: Khi phản ứng phân hạch xảy ra, một lượng nhiệt lớn cũng toả ra làm nóng vùng hoạt của lò, và chính chất nước thường thực hiện chức năng làm nguội vùng hoạt theo chế độ đối lưu tự nhiên với hai hệ làm nguội (sơ cấp và thứ cấp). Ở lò nghiên cứu hạt nhân tại Đà Lạt, nước làm nguội sơ cấp được chứa trong thùng lò bằng nhôm có đường kính 1,98m, chiều cao 6,26m. Nhiệt năng trong thùng lò được chuyển cho hệ nước thứ cấp, nối tiếp nhau qua bình trao đổi nhiệt, và hệ này có nhiệm vụ thải ra môi trường thông qua tháp làm mát đặt ở bên ngoài nhà lò phản ứng.
Hình ảnh bên trong của Lò nghiên cứu hạt nhân
Đối với lò chế tạo bom nguyên tử, chất nổ thì phải sử dụng nước nặng nếu không hiệu suất chế tạo rất thấp. Ở Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, với công suất 0,5 MW, ước tính chỉ sản xuất được dưới 100g chất nổ mỗi năm. Tính ra phải mất hơn 60 năm thì mới chế tạo thành công được một quả bom nguyên tử.
Hơn nữa, để sản xuất bom nguyên tử cần một lượng Uranium rất lớn và ở Việt Nam chưa được trang bị nhiều loại máy móc để sản xuất chúng với số lượng lớn. Không những thế, lò phản ứng Đà Lạt còn được khuyến cáo không sử dụng Uranium có độ giàu cao bởi vì về mặt lý thuyết, có nguy cơ bị kẻ xấu đánh cắp chế biến thành bom nguyên tử.
Với sự kiện nói trên, Việt Nam đã cộng tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA, hợp tác chặt chẽ với hai cường quốc hạt nhân Nga và Mỹ, thực hiện cam kết quốc tế không phổ biến vũ khí hạt nhân và một lần nữa khẳng định mục tiêu sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình của mình.
Viện nghiên cứu hạt nhân góp phần điều trị bệnh hiểm nghèo
Dịch bệnh Covid 19 bùng phát toàn cầu khiến cho các chuyến bay thương mại quốc tế bị ngưng trệ. Vì thế, việc nhập khẩu các đồng vị phóng xạ để phục vụ công tác khám, điều trị ung thư hết sức khó khăn.
Trong tình hình ấy, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trở thành nơi cứu cánh, cung cấp đồng vị phóng xạ, hoàn thành sứ mệnh phục vụ nền y học hạt nhân, kéo dài sự sống cho những người mắc bệnh hiểm nghèo.
Trước thời điểm xảy ra đại dịch Covid 19, hàng năm Viện nghiên cứu Đà Lạt là nơi cung cấp 40% chất đồng vị phóng xạ cho các cơ sở y tế hạt nhân trong nước, phần còn lại buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020 của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Giáo sư Mai Trọng Khoa, một chuyên gia hàng đầu về y học hạt nhân ở Việt Nam đã ngỏ lời cảm ơn tới Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, đơn vị cung cấp chất đồng vị phóng xạ cho Bệnh viện Bạch Mai phục vụ việc khám và điều trị bệnh ung thư trong bối cảnh khó khăn nhất do dịch bệnh COVID-19 gây ra.
“Trong thời gian đại dịch vừa rồi, nếu không có đồng vị phóng xạ do Đà Lạt cung cấp thì có lẽ hàng vạn bệnh nhân ung thư tuyến giáp ở khoa chúng tôi không có cơ hội được điều trị và nhiều bệnh nhân có thể sẽ chết. Tôi đặt giả định là vì một lý do nào đó mà lò Đà Lạt không hoạt động thì sẽ vô phương cứu chữa hàng vạn bệnh nhân đó!..”, Giáo sư Mai Trọng Khoa chia sẻ.
Riêng trong năm 2020, Lò đã vận hành khoảng 4300 giờ, gấp 3 lần trung bình những năm trước. Nhờ có sự cải tiến đột phá về kỹ thuật của những con người làm khoa học thầm lặng đã không làm gián đoạn công tác khám, chữa bệnh ung thư giai đoạn này.
Trên đây là một số thông tin mà đội ngũ Phương Nam Vina chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Hi vọng, chúng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến Viện và các sản phẩm, dịch vụ mà viện cung cấp. Xin cảm ơn!
VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ HẠT NHÂN ĐÀ LẠT
Địa chỉ: Số 01 Nguyên Tử Lực, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng.
Điện thoại: 84-263-3821300/84-263-3822191 – Fax: 84-263-3821107.
Email: [email protected] – Website: nri.gov.vn