Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai

Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai Khoa Tim mạch – Bệnh viện Bạch mai là tiền thân của Viện Tim mạch ngày nay, được thành lập và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Bệnh viện Bạch Mai. Với nhu cầu phát triển của ngành Tim mạch, ngày 11 tháng 11 năm 1989, Viện Tim mạch đã được thành lập, trực thuộc Bệnh viện Bạch mai.Tổ chức Hiện tại Viện được giao 150 giường chỉ tiêu cho điều trị nội trú, bao gồm 6 phòng điều trị (C2, C4, C5, C6, Phòng điều trị Hậu phẫu C1, phòng cấp cứu C3) Ngoài ra Viện còn đảm nhiệm:
– 2 phòng khám ngoại trú ( tại khoa khám bệnh)
– 1 đơn vị nghiên cứu phòng chống bệnh thấp tim và bệnh tim do thấp
– 5 phòng thăm dò và điều trị chuyên sâu về chuyên ngành Tim mạch (Điện tâm đồ, Thăm dò nghiệm pháp gắng sức, Holter điện tâm đồ và huyết áp, Phòng Siêu âm tim, Phòng Thăm dò huyết động và can thiệp tim mạch). Nhiệm vụ chức năng Nhiệm vụ chung: – Nghiên cứu các phương pháp phòng, chống và điều trị các bệnh Tim mạch ở Việt nam .
– Đào tạo bổ túc cán bộ chuyên khoa về tim mạch ở bậc đại học và sau đại học
– Chỉ đạo tuyến (hướng dẫ chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở, Phổ biến các kiến thức về phòng, chữa, phục hồi chức năng tim mạch cho nhân dân)
– Là tuyến cuối cùng khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch do tuyến dưới gửi lên.
– Hợp tác về khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa với các nước và các tổ chức y tế thế giới. Các hoạt động khác: 1.Về đào tạo Là cơ sở thực hành của trường Đ.H.Y. Hà nội và nhiều trường Đại học khác, trong 5 năm qua Viện đã phối hợp đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ chuyên khoa về Tim mạch ở bậc đại học và sau đại học:
– TS : 15
– Thạc sỹ : 25
– CKII : 15
– Nội trú các bệnh viện : 27
– BSCKI: Rất nhiều lớp khác nhau tại Hà nội và các tỉnh miền Bắc. Viện cũng liên tục đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ của chính mình. Trong 5 năm qua số cán bộ trẻ của Viện đã và đang được đào tạo là:
– Tiến sỹ : 9
– Đang làm NCS : 9
– Thạc sỹ : 9 Do luôn quan tâm dến công tác đào tạo nên Viện đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi (100% bác sĩ có trình độ trên đại học) luôn hết lòng vì người bệnh. 2. Về công tác chỉ đạo tuyến – Đã bước đầu xây dựng và phát triển được hệ thống chuyên ngành Tim mạch từ trung ương đến các tỉnh và thành phố lớn, tiến đến trong thời gian tới sẽ cố gắng để tất cả các tỉnh đều có được đội ngũ cán bộ riêng làm về chuyên ngành Tim mạch.
– Viện đã thường xuyên cử cán bộ của mình đi hầu hết các tỉnh thành để theo dõi, hướng dẫn giảng dạy về chuyên môn, kỹ thuật, về các kiến thức cập nhật trong chuyên ngành Tim mạch, từ đó đã nâng cao được trình độ chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch cho các bác sỹ ở tuyến dưới .
– Đào tạo tại viện cho các cán bộ làm tim mạch ở tuyến dưới gồm
+24 lớp “Chuyên khoa định hướng tim mạch”
+50 lớp về điện tâm đồ,
+5 lớp về siêu âm –Doppler tim. 3. Về công tác khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh Tim mạch – Từ năm 2001, để đáp ứng nhu cầu của nhân dân Viện Tim mạch đã được tăng chỉ tiêu giường bệnh lên 150 giường (cũ là 50 giường), mặc dù như vậy tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Viện đều xấp xỉ 200% so với kế hoạch được giao (xem thêm bảng 2). Số lượt bệnh nhân vào nằm điều trị tại Viện hàng năm tăng lên không ngừng
– Hàng năm Viện đều khám cho khoảng 15000 lượt người đến khám tại phòng khám Tim mạch.
– Viện đã tiếp nhận điều trị với năng suất và chất lượng cao cho tất cả các bệnh nhân nặng hoặc bệnh nhân khó về chuyên ngành Tim mạch của hầu hết các tỉnh gửi đến. 4. Hợp tác quốc tế Viện đã chủ động có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ và đầy hiệu quả với nhiều Viện Tim mạch và các Giáo sư, bác sỹ chuyên ngành Tim mạch của nhiều nước như: Pháp, Mỹ, Đức, Canada, Trung quốc, Hàn quốc, Singapore, Đài loan, Nhật bản… Nhờ có sự hợp tác này, phía bạn đã giúp đỡ đào tạo tại chỗ và tại nước bạn nhiều bác sỹ trẻ của Viện về một số kỹ thuật tiên tiến, nhất là các kỹ thuật về Tim mạch can thiệp nên hiện tại các bác sỹ trẻ của Viện đã tiến hành khá thành thạo những kỹ thuật này cho bệnh nhân của chúng ta. Trang thiết bị Là Viện chuyên khoa đầu ngành nên Viện đã được trang bị hầu hết các máy móc hiện đại có mặt ở Việt nam như: – Máy chụp mạch hai bình diện.
– Máy siêu âm-Doppler mầu, với đầu dò siêu âm tim qua đường thực quản
– Máy thăm dò điện-sinh lý tim và điều trị loạn nhịp bằng R.F
– Máy làm nghiện pháp gắng sức với thảm chạy.
– Máy thăm dò Holter điện tâm đồ và Holter HA trong 24h.
– Máy phá rung tim, máy tạo nhịp tim. Thành tích – Huân chương Lao động hạng Nhì
– Huân chương Lao động Hạng Nhất