Viện Nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục

VIỆN NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VỀ XÃ HỘI, TÂM LÝ VÀ GIÁO DỤC
CLINICAL RESEARCH INSTITUTE FOR SOCIETY, PSYCHOLOGY AND EDUCATION

(CRISP-E)

Địa chỉ liên hệ

Phòng 203-204, tòa nhà C0, 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: (84-24) 7301 7123, ext 3203; (+84) 1687 885 182.

Email: [email protected]

Trang web: crisp.education.vnu.edu.vn hoặc crisp.vnu.edu.vn

FB: https://www.facebook.com/crisp.ued/

Lịch sử

Năm 2007, Trung tâm Thông tin và Hướng nghiệp (SCUIO – “Service Commun Universitaire d’Information, d’Orientation, et d’Insertion Professionnelle”) được thành lập tại Khoa Sư phạm (tên cũ của trường Đại học Giáo dục), trong khuôn khổ của trường Pôles Universitaires Français. Trên nền tảng đó, Trung tâm Thông tin Hướng nghiệp, Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý (CRISP) được thành lập vào tháng 6, 2009, trực thuộc Đại học Giáo Dục, ĐHQGHN.

Ngày 26 tháng 9 năm 2022, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN đã kí quyết định số 1688/QĐ-ĐHGD về việc Thành lập Viện Nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục trực thuộc Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và Nghiên cứu, Ứng dụng tâm lý.

Sứ mệnh

Sứ mệnh của Viện Nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục là thúc đẩy việc ứng dụng kiến thức tâm lý để giải quyết các vấn đề khó khăn của con người cũng như phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân trong học tập, giáo dục, sức khỏe và công việc, nghề nghiệp.

Nhiệm vụ:

.•  Nghiên cứu: Trung tâm thực hiện các nghiên cứu phát triển xuất phát từ những nhu cầu, đòi hỏi của thực tế nhằm phòng ngừa và can thiệp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, giáo dục, công việc và cải thiện chất lượng cuộc sống.

•   Tư vấn & Trị liệu: Trung tâm cung cấp dịch vụ đánh giá tâm lý, tư vấn, trị liệu cho các cá nhân và cộng đồng trong các lĩnh vực định hướng nghề nghiệp, học tập, sức khỏe tâm thần; cố vấn chuyên môn cho các tổ chức trong các lĩnh vực sức khỏe, giáo dục và tổ chức – nhân sự.

•   Bồi dưỡng: Trung tâm cùng phối hợp với các khoa khác của trường tổ chức các khóa tập huấn, các buối sinh hoạt chuyên môn, các buổi nói chuyện đề cho các đối tượng khác nhau như giáo viên, cha mẹ học sinh, các nhà chuyên môn.

Phát triển nghề nghiệp: Trung tâm cam kết thúc đẩy sự phát triển ngành nghề “chuyên gia tâm lý học – nhà tâm lý học”. Chúng tôi cho rằng để có được các nhà tâm lý học giỏi chuyên môn, ngay từ khi học đại học, các học viên cần được học qua thực hành, học qua thực nghiệm. Do vậy, trung tâm sẽ là cơ sở thực hành cho sinh viên của 2 chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên và Tham vấn học đường. Hiện nay, TT cũng là đơn vị bảo trợ chuyên môn cho các hoạt động của mạng lưới cựu học viên tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

Dịch vụ

•   Cung cấp dịch vụ đánh giá tâm lý (đánh giá trí tuệ, cảm xúc, hành vi, v.v.) và thích ứng những thang đo tâm lý mới.

•   Phát triển các chương trình can thiệp, cung cấp trị liệu cho những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm lý cho trẻ em và trẻ vị thành niên

•   Phát triển các mô hình tham vấn và hỗ trợ tâm lý trong trường học và cộng đồng

•  Tổ chứ Khóa tập huấn, bồi dưỡng liên quan tới những vấn đề trắc nghiệm tâm lý (WISC, ASEBA, v.v.), tham vấn tâm lý học và giáo dục,

•  Tham vấn, trị liệu tâm lý cá nhân

Những dự án đã hoàn thành

•   Nghiên cứu thích ứng các bài kiểm tra tâm lý nước ngoài như WISC, CPAI, và NEO-PI-R cho người Việt Nam. CRISP là nhà phân phối chính thức và đại diện quốc gia cho Pearson (chủ sở hữu bản quyền của WISC), PAR (chủ sở hữu bản quyền của NEO-PI-R) và ASEBA (thang đo CBCL, YSR, TCR) tại Việt Nam.

Link bài báo khoa học: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3702178/

Bài báo: Dang, H. M., Nguyen, H., & Weiss, B. (2017). Incremental validity of the child behavior checklist (CBCL) and the strengths and difficulties questionnaire (SDQ) in Vietnam. Asian journal of psychiatry, 29, 96-100.

•   Đánh giá dịch tễ tâm bệnh học ở trẻ em tại Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là (a) đánh giá tỉ lệ trẻ em gặp vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam. Mẫu nghiên cứu là 1,320 trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 tới 16 tuổi.

Link bài báo khoa học: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4199236/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4724307/

•   Đánh giá hiệu quả của chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học: Thích ứng, triển khai chương trình chăm sóc SKTT NỐI KẾT tại các trường tiểu học ở Việt Nam

http://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.1177/0143034316685595

•   Xây dựng cơ sở hạ tầng về khoa học tâm lý lâm sàng ở Việt nam: Cơ sở khoa học và thực tiễn nâng cao năng lực về nghiên cứu, đào tạo, thực hành tâm lý học lâm sàng ở Việt Nam.

Link bài báo khoa học: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3971880/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3140280/

•   Nâng cao năng lực về hỗ trợ tâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần trong trường hợp khẩn cấp: Tập huấn cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần, giáo viên, nhân viên công tác xã hội trên toàn quốc và ở 15 tỉnh miền Trung các kiến thức về stress sau sang chấn, các kĩ năng hỗ trợ, can thiệp tâm lý cho cá nhân trong thảm họa và tình huống khẩn cấp.

Những dự án đang triển khai

•   Hiệu quả sử dụng ứng dụng điện thoại về hiểu biết Sức khỏe Tâm thần trên sinh viên tại Hà nội

•   Nâng cao hiểu biết của cộng đồng về sức khỏe tâm thần

•   Nghiên cứu trường diễn hành vi Nguy cơ về Sức khỏe ở Vị thành niên

•    Nghiên cứu về mối quan hệ giữa suy giảm chức năng và sức khỏe tâm thần ở vị thành niên Việt nam

•   Đánh giá thực trạng triển khai chương trình hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học ở Việt nam: Thử nghiệm mô hình triển khai

Nhân sự

PGS. TS. Đặng Hoàng Minh – Viện trưởng

PGS.TS. Đặng Hoàng Minh tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ từ chương trình Tâm lý học Lâm sàng tại trường University of Toulouse II – Le Mirail năm 2002 và 2006.  Sau khi tốt nghiệp chương trình tiến sĩ, chị tham gia nghiên cứu ở trường Đại học Vanderbilt, Hoa Kì năm 2008-2009. TS. Minh chuyên về những vấn đề cảm xúc và hành vi ở trẻ em tuổi đến trường và vị thành niên, và tham gia tham vấn tại trường học. Chị quan tâm đến làm việc với các trường học để xây dựng và triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần và tham vấn trong trường học

PGS.TS. Bahr Weiss – Cố vấn chuyên môn

PGS.TS. Bahr Weiss là Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Vanderbilt (Hoa Kì) và là Giáo sư thỉnh giảng tại trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Mảng nghiên cứu chính của ông là đánh giá hiệu quả và những yếu tố dự đoán hiệu quả của các trị liệu tâm lý cho trẻ em trong những môi trường không phải môi trường nghiên cứu, phát triển các trị liệu tâm lý ở các nước không phải các nước phương Tây và đồng bệnh trong tâm bệnh học ở trẻ em. Ông đặc biệt hứng thú với việc phát triển và thích ứng các trị liệu tâm lý cho trẻ em Đông Nam Á nhập cư, và từ đó hiểu được văn hóa có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của trị liệu như thế nào.

TS. Amie Alley Pollack – Cố vấn chuyên môn

TS. Pollack là Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Quỹ VinaCapital, và là Giáo sư thỉnh giảng tại chương trình Thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng, trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. TS. Pollack đã làm việc lâm sàng với trẻ em và người lớn. Chuyên môn của cô là trị liệu nhận thức-hành vi và trị liệu cho rối loạn lo âu và rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Cô nghiên cứu chủ yếu về những yếu tố dự đoán hiệu quả của trị liệu cho rối loạn căng thẳng sau sang chấn, can thiệp sang chấn tại trường học, và phân phối các trị liệu thực chứng.

ThS. Hồ Thu Hà – Nghiên cứu viên

ThS Hồ Thu Hà là giảng viên khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Chị tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng tại Trường Đại học Angers, Cộng hoà Pháp, và hiện đang là nghiên cứu sinh chương trình Tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên của Trường Đại học Giáo dục. Lĩnh vực nghiên cứu chính của chị là các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở thanh thiếu niên và các chương trình can thiệp học đường. Ngoài giảng dạy và nghiên cứu, chị Hà còn thực hiện trị liệu cho thanh thiếu niên có các vấn đề về cảm xúc và hành vi.

Kiều Thị Anh Đào –Trợ lý nghiên cứu

Kiều Anh Đào là trợ lý nghiên cứu, đồng thời phụ trách mảng hành chính của Trung tâm. Hiện nay, chị đang theo học chương trình thạc sĩ TLHLS TE&VTN tại Trường Đại học Giáo dục. Lĩnh vực quan tâm của chị là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao hiểu biết về SKTT ở thanh niên.

Vũ Hồng Vân – Trợ lý nghiên cứu

Vũ Hồng Vân hiện đang là trợ lý nghiên cứu của TT. Chị tốt nghiệp bằng Cử nhân hai chuyên ngành Phát triển Con người và Tổ chức (Human and Organizational Development) và Phát triển Trẻ em (Child Development) tại trường Đại học Vanderbilt, Hoa Kì.

TS. Nguyễn Cao Minh – Cộng tác viên

Anh Nguyễn Cao Minh bắt đầu công việc trị liệu và nghiên cứu tại Viện Tâm lý học, Hà Nội từ năm 2004 đến nay, tập trung vào các vấn đề như: rối loạn hành vi, lo âu, trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý, v.v. Anh vừa trở lại Việt Nam sau 4 năm theo đuổi chương trình Tiến sĩ Tâm lý học tại Úc. Ngoài ra, anh còn được đào tạo về trị liệu nhận thức-hành vi (CBT) và trị liệu dựa trên chánh niệm (MBCT) từ những chuyên gia từ trường Đại học Vanderbilt, Hoa Kì. Hiện nay, anh đang tập trung vào việc thích nghi và triển khai CBT và MBCT phù hợp với văn hóa và dễ tiếp cận với người Việt.

Ths. Nguyễn Thị Hiền-Cộng tác viên

Chị Hiền tốt nghiệp thạc sĩ tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên và hiện là NCS của chương trình tiến sĩ tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, trường ĐHGD, ĐHQGHN. Chị có 10 năm kinh nghiệm trị liệu cho trẻ em và vị thành niên có các vấn đề về phát triển và sức khỏe tâm thần

PGS.TS. Trần Thành Nam – Cộng tác viên

PGS.TS. Trần Thành Nam là chủ nhiệm khoa các Khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Anh tốt nghiệp chương trình thạc sĩ tại chương trình Các Khoa học Giáo dục tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, và chương trình tiến sĩ Tâm lý học Lâm sàng tại Đại học Vanderbilt, Hoa Kì. Anh làm việc trong lĩnh vực với tâm bệnh học phát triển và can thiệp. TS. Nam làm việc chủ yếu với trẻ em gặp rối loạn về cảm xúc và hành vi, và gia đình của các em.

TS. Trần Văn Công – Cộng tác viên

TS. Trần Văn Công là giảng viên của trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Anh tốt nghiệp chương trình thạc sĩ tại chương trình Các Khoa học Giáo dục trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, và chương trình tiến sĩ Tâm lý học Lâm sàng tại trường Đại học Vanderbilt, Hoa Kì.