Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ — Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Quyết định thành lập:
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ (Forest Science Institute of South Vietnam -FSIS) trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Phân viện Nghiên cứu Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ, Trung tâm Khoa học Sản xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Kỹ thuật rừng ngập Minh Hải theo Quyết định số 3133/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ gồm Ban lãnh đạo, Hội đồng khoa học và 7 đơn vị trực thuộc.
Tổng số viên chức, người lao động: 96 người, trong đó: 12 Tiến sĩ, 29 Thạc sĩ (trong đó 06 Nghiên cứu sinh) và 59 cán bộ có trình độ đại học, cử nhân, kỹ thuật viên và lao động phổ thông.
Viện trưởng: TS. Kiều Tuấn Đạt
Phó Viện trưởng: ThS. Trần Thanh Cao; TS. Phùng Văn Khen
TT
Các đơn vị trực thuộc
Trưởng đơn vị
1
Văn Phòng Viện
ThS. Phan Thị Mỵ Lan
2
Bộ môn Giống & Công nghệ sinh học
ThS. Đặng Phước Đại
3
Bộ môn Kỹ thuật Lâm sinh
ThS. Ngô Văn Ngọc
4
Bộ môn Sinh thái & Môi trường rừng
TS. Hoàng Văn Thơi
5
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đông Nam Bộ
ThS. Trần Văn Sâm
6
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Tây Nam Bộ
TS. Võ Ngươn Thảo
7
Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
TS. Vũ Đình Hưởng
Dưới 03 trung tâm trực thuộc có 10 điểm trạm thực nghiện lâm nghiệp đóng trên địa bàn các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bình Thuận với tổng diện tích quản lý 1.666 ha rừng và đất rừng đặc dụng phục vụ cho nghiên cứu thực nghiệm.
Lĩnh vực hoạt động chính:
– Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực lâm nghiệp ở vùng Nam Bộ;
– Ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp;
– Hợp tác quốc tế và tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho ngành;
– Tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cơ sở vật chất
– Diện tích nhà làm việc, phòng thí nghiệm và văn phòng trạm: 5.723 m2
– Diện tích đất xây dựng: 6.780 m2
– Diện tích rừng và đất rừng phục vụ cho nghiên cứu thực nghiệm: 1.666 ha.
– Tài sản cố định: Nguyên giá 32.323 triệu đồng
– Giá trị còn lại: 22.964 triệu đồng
Thành tựu nổi bật
– Tác giả 37 giống mới được công nhận là giống Tiến bộ kỹ thuật và giống Quốc gia gồm: 10 giống cây bản địa Thanh thất, Chiêu liêu; 06 giống tràm Úc; 03 giống tràm ta; 05 giống Keo lai tự nhiên; 08 giống Keo lá tràm; 05 giống Bạch đàn. Đồng tác giả của hơn 30 giống mới, giống Tiến bộ kỹ thuật và giống Quốc gia của các loài keo khác.
– Hệ thống rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng với tổng diện tích hơn 230 ha cho các loài cây trồng rừng chính, loài cây chủ lực, chủ yếu ở vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ cung cấp nguồn vật liệu giống tốt phục vụ cho trồng rừng gồm: Đước đôi, Bần chua, Mắm biển, Tràm cừ, Tràm lá dài, Trôm, Xoan chịu hạn, Keo chịu han, Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Sao đen, Dầu rái, Tếch, Vên vên, …
– Quy trình tiến bộ kỹ thuật mới về “Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và sử dụng phân lân trong trồng rừng Keo ở Đông Nam Bộ và Trung Bộ” được Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT công nhận tại Quyết định số 195a/QĐ-TCLN-KHCN ngày 09/5/2025;
– Quy trình tiến bộ kỹ thuật “Kỹ thuật nhân giống cây Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) từ hạt” được Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT công nhận tại Quyết định số: 19/QĐ-TCLN-KH&HTQT ngày 10/01/2022;
– Bằng khen của Bộ trưởng năm 2015 về hoàn thành tốt kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
– Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam năm 2018 cho Tiến bộ kỹ thuật mới “Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và sử dụng phân lân trong trồng rừng Keo ở Đông Nam Bộ và Trung Bộ”.
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT năm 2019 về đã có thành tích xuất sắc trong phong trào cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới.
– Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020 tại Quyết định số 1994/QĐ-TTg, ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Định hướng phát triển
– Chiến lược phát triển: Xây dựng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ phát triển toàn diện, tiên tiến, hiện đại trở thành Viện vùng đầu ngành trong nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp ở vùng Nam Bộ; có đội ngũ cán bộ khoa học đạt trình độ cao, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu khoa học công nghệ cho sự phát triển lâm nghiệp vùng Nam Bộ nhanh và bền vững.
– Định hướng nghiên cứu: Tập trung thực hiện nghiên cứu khoa học cơ bản, ứng dụng trên bốn tiểu vùng sinh thái lâm nghiệp đặc thù ở vùng Nam bộ là: đất cát khô hạn, đất ngập mặn ven biển, đất ngập phèn và đất xám trên đồi núi thấp với 4 lĩnh vực gồm: (1) Giống và công nghệ sinh học; (2) Kỹ thuật lâm sinh; (3) Sinh thái môi trường rừng; (4) Kinh tế lâm nghiệp; (5) Chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Địa chỉ liên hệ:
Tên đơn vị: Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
Trụ sở: 01 Phạm Văn Hai, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283 9441496 Fax: 0283 8448690
E-mail: [email protected] Website: fsis.org.vn