Viện Khoa học & Công nghệ Môi trường

Giám đốc: TS. Nguyễn Phạm Hồng Liên

Phó giám đốc: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền

 

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Công nghệ và Quản lý Môi trường được thành lập theo quyết định số 1561/QĐ-ĐHBK-TCCB, tiền thân là phòng thí nghiệm thành lập theo quyết định số 636/QĐ-TC ngày 22 tháng 11 năm 1999 do Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

 

Tập thể cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Công nghệ và Quản lý Môi trường, 2019

 

Chức năng nhiệm vụ:

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Công nghệ và Quản lý Môi trường thực hiện chức năng quản lý hành chính và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chung cho: 1) Các chuyên ngành đào tạo đại học và sau đại học của Viện, 2) Các nhóm nghiên cứu của Viện thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước, các đề tài khoa học công nghệ các cấp, và 3) Các  đơn vị khác trong và ngoài trường thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ.

Trong giai đoạn 2000 – 2006, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Công nghệ và Quản lý Môi trường (tiền thân là Phòng thí nghiệm R&D) đã tiếp nhận dự án đầu tư cấp nhà nước với tổng kinh phí 45 tỷ VN. Hiện nay, Trung tâm có 12 cán bộ, bao gồm cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật; trong đó có 2 Tiến sĩ, 5 Thạc sĩ, 5 Kỹ sư và Cử nhân.

Lĩnh vực hoạt động 

  1. Nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ KHCN

Trung tâm là nơi triển khai các thí nghiệm/thử nghiệm thuộc các đề tài nghiên cứu các cấp trong lĩnh vực môi trường, đóng góp phần quan trọng cho các công bố hàng năm trên các tạp chí ISI/Scopus; hỗ trợ các nghiên cứu phục vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích; hỗ trợ đào tạo nghiên cứu sinh thực hiện luận án Tiến sĩ tại Viện, cũng như hỗ trợ các đơn vị khác trong và ngoài Trường thực hiện các nhiệm vụ KHCN về bảo vệ môi trường hoặc có liên quan.

 

  1. Hỗ trợ đào tạo đại học và sau đại học

Với đặc thù chuyên ngành đào tạo, người học được đào tạo chuyên sâu về các kỹ thuật và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, thực hiện đề tài nghiên cứu phục vụ cho đồ án/luận văn/luận án tốt nghiệp. Thí nghiệm thực hành, vì vậy là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong mỗi môn học của ngành. Các thí nghiệm được thiết kế tỉ mỉ giúp người học hiểu rõ bản chất các quá trình, hiện tượng trong môi trường, tiếp cận với các quy trình hoạt động, giải pháp xử lý môi trường và mô phỏng các quy trình xử lý thực tế. Đây là một trong những thế mạnh nổi trội của kỹ sư Kỹ thuật môi trường tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Hội.   

  1. Phân tích môi trường

Trung tâm được đánh giá phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025: 2005, mã số VILAS 406.

  • Nước và nước thải: Lưu lượng, pH, COD, BOD

    5

    , SS, phenol, Cl

    , Clo dư, PO

    43-

    , tổng P, SO

    42-

    , F

    , NH

    3

    , NO

    2-

    , NO

    3-

    , tổng N, CN

    , S

    2-

    , TOC, dầu mỡ, kim loại nặng, hoạt độ phóng xạ a, b, chất hoạt động bề mặt, HCBVTV clo hữu cơ, HCBVTV phốt pho hữu cơ, coliforms…

  • Không khí và khí thải: Lưu lượng, áp suất, SO

    2

    , NO

    x

    , CO, H

    2

    S, VOCs, bụi, kim loại nặng

  • Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ, v.v.

  • Phân tích vi sinh: Coliform, tảo, vi khuẩn, v.v.

  • Phân tích chất hữu cơ khó phân hủy: PCBs, HCBVTV clo hữu cơ.

  • Đất và chất thải rắn: pH, mùn, N, P, C, kim loại nặng, TOC v.v

 

Cơ sở vật chất

Một số trang thiết bị chính của PTN  được giới thiệu trên trang Web http://inest.hust.edu.vn/dv03-co-so-vat-chat

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Phân tích môi trường:
    • HPLC 1100 – Agilent Tech (Mỹ)
    • IC – Dionex 600(Mỹ)
    • GC/MS 6890N – Agilent Tech(Mỹ)
    • VA Processor 757 – Metrohm (Thụy Sỹ)
    • VA Processor 394 – EG&G (Mỹ)
    • UV/vis Spectrometer Lambda 35 – Perkin Elmer (Mỹ)
    • ICP-MS ElanCe, Perkin Elmer-Canada
    • AAS AAnalyst 800 – Perkin Elmer (Mỹ)
    • Thiết bị phân tích BOD5 – WTW (Đức)
    • Thiết bị phân tích COD – Hach (Mỹ)
    • Thiết bị đo hàm lượng các chất ô nhiễm trong khói lò
    • Thiết bị phân tích hàm lượng chlorofill
    • Thiết bị phân tích thành phần 5 nguyên tố (CHNOS) CE-440 – EAI
    • Thiết bị xác định diện tích bề mặt của vật liệu NOVA 3200 – Quantachrome
    • Thiết bị xác định nhiệt lượng

 

  1. Nghiên cứu kỹ thuật xử lý môi trường

 

 

  • Thiết bị nghiên cứu xử lý nước thải phân huỷ kỵ khí
  • Thiết bị lên men Biostat – Braun
  • Thiết bị nghiên cứu xử lý khí thải bằng xúc tác
  • Thiết bị xử lý khí bằng phương pháp hấp thụ
  • Thiết bị nghiên cứu tổn thất áp suất trong đường ống
  • Thiết bị nghiên cứu quá trình trao đổi ion
  • Nghiên cứu triển khai công nghệ môi trường:
    • Pilot xử lý nước thải công nghiệp
    • Pilot nghiên cứu thẩm thấu ngược
    • Pilot nghiên cứu thẩm thấu khử nước muối
    • Pilot nghiên cứu lọc ép
    • Pilot nghiên cứu xử lý nước thải bằng hoạt hoá
    • Pilot nghiên cứu quá trình sấy
  • Và một số máy móc, thiết bị khác.