Việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo những hình thức nào?
Em ơi cho chị hỏi: Việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo những hình thức nào? Công việc quản lý dự án sẽ gồm những nội dung gì? Đây là câu hỏi của chị Ánh Linh đến từ Đà Nẵng.
Việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức quản lý dự án
1. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án sau:
a) Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư có đủ điều kiện, năng lực;
b) Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án.
2. Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.
Đối với dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống, chủ đầu tư có thể không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để hỗ trợ quản lý dự án.
Như vậy việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo những hình thức sau:
– Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư có đủ điều kiện, năng lực;
– Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án.
Và việc lựa chọn hình thức quản lý sẽ do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định một trong hai hình thức trên.
Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong từng hình thức quản lý?
Căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 43 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý dự án
…
4. Trường hợp trực tiếp quản lý dự án và thành lập Ban quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý dự án theo nguyên tắc: phù hợp với điều kiện thực tế của chủ đầu tư, yêu cầu của dự án; phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án; phân cấp mạnh cho Ban quản lý dự án theo tinh thần nhiệm vụ phải đi đôi với quyền hạn để giảm tối đa các thủ tục hành chính giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án.
Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án, các văn bản giao nhiệm vụ và ủy quyền của chủ đầu tư.
b) Có thể giao cho một Ban quản lý dự án quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lực.
5. Trường hợp thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Phân công ít nhất một cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị phụ trách việc quản lý thực hiện dự án và giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án nhằm bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung, tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
b) Tổ chức lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án phù hợp với công việc đảm nhận để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án.
…
Như vậy chủ đầu tư có trách nhiệm cụ thể như trên trong việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong từng hình thức quản lý.
Công việc quản lý dự án đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 45 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung công việc quản lý dự án
Nội dung công việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin gồm:
1. Thực hiện các thủ tục và các công việc phục vụ triển khai dự án.
2. Tổ chức lập, chuẩn bị hồ sơ thiết kế chi tiết.
3. Tổ chức lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu.
4. Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo yêu cầu của chủ đầu tư.
5. Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí triển khai, an toàn phòng, chống cháy, nổ, an toàn vận hành và vệ sinh công nghiệp tại hiện trường.
6. Thực hiện giám sát công tác triển khai theo quy định và các công việc tư vấn khác.
7. Tổ chức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án; thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng đã ký kết theo yêu cầu của chủ đầu tư.
8. Lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
9. Thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
Như vậy công việc quản lý dự án đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gồm những nội dung như sau:
– Thực hiện các thủ tục và các công việc phục vụ triển khai dự án.
– Tổ chức lập, chuẩn bị hồ sơ thiết kế chi tiết.
– Tổ chức lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu.
– Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo yêu cầu của chủ đầu tư.
– Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí triển khai, an toàn phòng, chống cháy, nổ, an toàn vận hành và vệ sinh công nghiệp tại hiện trường.
– Thực hiện giám sát công tác triển khai theo quy định và các công việc tư vấn khác.
– Tổ chức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án; thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng đã ký kết theo yêu cầu của chủ đầu tư.
– Lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
– Thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.