Vị trí, Chức năng, Nhiệm vụ và quyền hạn Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

1. Vị trí, chức năng

Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ về công tác khuyến nông và phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp và     Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về      chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trực thuộc                        Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

a) Về khuyến nông:

– Đề xuất với Giám đốc Sở về chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, các chương trình, dự án, các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến nông trên địa bàn;

– Xây dựng, trình Giám đốc Sở chương trình, kế hoạch, dự án khuyến nông tại địa phương. Tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Ký hợp đồng khuyến nông với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

– Chủ trì thực hiện một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khuyến nông theo phân công của Giám đốc Sở;

– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự án khuyến nông theo quy định của pháp luật;

– Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông;

– Chủ trì xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn khuyến nông; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông các cấp và nông dân;

– Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền về khuyến nông theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức và tham gia tổ chức các hội thi, hội thảo, hội trợ, triển lãm, diễn đàn, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm về khuyến nông;

– Tư vấn và cung cấp dịch vụ khuyến nông theo quy định của pháp luật;

– Tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn theo phân công của Giám đốc Sở và quy định của pháp luật;

– Phối hợp với các tổ chức trực thuộc Sở trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai tại địa phương;

– Thực hiện hợp tác quốc tế về khuyến nông theo quy định của pháp luật;

– Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án về khuyến nông theo quy định;

b) Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao:

– Đề xuất với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các cơ chế, chính sách; các đề tài, dự án về phát triển nông nghiệp công nghệ cao;

– Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm, xây dựng và trình diễn các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

– Tư vấn, cung cấp dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao (VietGap, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc,…); chuyển giao công nghệ, phổ biến nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tới tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp trong tỉnh;

– Là đầu mối thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; là cầu nối hỗ trợ liên kết các doanh nghiệp với hộ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

– Khảo nghiệm, chọn lọc; sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản; dự phòng giống khi có thiên tai xảy ra; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; tiếp nhận, lưu giữ giống gốc, bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi của tỉnh;

– Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; thu hút, ký hợp đồng lao động với nhân lực trình độ cao về nghiên cứu và làm việc tại Trung tâm;

– Cung cấp thông tin, tổ chức trưng bày, tham gia hội chợ, triển lãm và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

c) Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trực thuộc Trung tâm; quản lý công tác tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động, tài sản, tài chính của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và     Giám đốc Sở giao.

3. Cơ cấu tổ chức

a) Lãnh đạo Trung tâm:

Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.

Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.

Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Trung tâm vắng mặt, một Phó Giám đốc được      Giám đốc ủy quyền điều hành hoạt động của Trung tâm.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

b) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Trung tâm:

Trung tâm có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, Trung tâm xây dựng số lượng, tên gọi, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các phòng, đảm bảo tinh gọn, thiết thực, hiệu quả, báo cáo                     Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thống nhất với Sở Nội vụ