Vì sao sứa biển khi nấu dễ bị tan? Cách làm gỏi sứa giòn sực đơn giản | Tin Tức | UTOP.VN

21/07/2022

Vì sao sứa biển khi nấu dễ bị tan? Cách làm gỏi sứa giòn sực đơn giản

Sứa biển là một món ăn cực kì ngon và cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Nhưng để chế biến sứa thì cũng cần nhiều công đoạn có hơi cầu kỳ một chút bởi sứa là một loại động vật dưới bên nếu để trên bờ lâu sẽ dễ bị tan. Vì thế, trong bài viết này hãy cùng U-Top tìm hiểu Vì sao sứa biển khi nấu dễ bị tan? Cách làm gỏi sứa giòn sực đơn giản.

Sứa biển là gì? Phân biệt các loại sứa biển

Sửa biển còn có một tên gọi khác là sưa sứa, thuộc ngành thích ty bào và là loại động vật thân mềm. Loại động vật thân mềm lại di chuyển ngược về sau nhờ vào sự co bóp dù và đẩy nước qua lỗ miệng để chúng hấp thụ oxy để thở qua màng nước. 

Sứa biển cũng là thành viên trong bộ ba loài sinh vật san hô, hải quỳ và roi biển đều thuộc vào phân ngành Cnidaria. Tương tự với những thành viên khác trong cách, bộ phận của sứa tỏa ra một trục đối xứng xuyên tâm để cho phép sứa tìm hiểu thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm.

Sứa biển thường xuất hiện vào thời điểm tháng 4 đến tháng 8, đặc biệt trong khoảng thời gian này mọi người đi tắm biển thường sẽ bắt gặp loại sứa biển này. Và sứa biển cũng có 2 loại chính là:

1. Sứa biển không độc

Đối với loại sứa biển không độc bạn có thể dùng nói để chiến biến ra vô vàn món ăn ngon. Đa phần những loại sứa biển không độc sẽ sống ở những vùng biển có sóng mạnh.

2. Sứa biển độc

Sứa biển độc là loại có xúc tu chứa hàng triệu tế bào gây độc và dị ứng, nếu đang bơi mà vô tình động vào loại sứa này thì chất độc sẽ nhanh chóng thâm nhập vào da và cơ thể của bạn.

Tuỳ lượng độc có trong sứa cao hay thấp mà biểu hiện đi kèm cũng sẽ khác nha. Nếu nhẹ, nạn nhân chỉ cảm thấy nổi mẩn, ngứa, và hơi rát. Nếu nặng, thì lượng độc có trong sứa cũng đủ làm nạn nhân vã mồ hôi, đau đầu, tím tái, đau bụng, nôn mửa, huyết áp tụt,…nặng hơn có thể dẫn đến những tình trạng như hôn mê sâu và tử vong. Và sứa biển độc cũng có 2 loại khác nhau được liệt kê dưới đây:

Sứa hộp

Sứa hộp có màu ánh xanh xen lẫn cùng với màu của nước biển. Loại sứa này dễ bắt gặp ở những vùng ven bờ biển. Khi xuất hiện những cơn sóng, cơn bão lớn, hoặc những cơn mưa lớn thì chúng sẽ có xu hướng di chuyển để tìm nơi trú ngụ gần bờ

Kích thước của sứa hộp giao động từ 2 đến 20cm có dạng hình giống một cái hộp. Với mỗi con sứa hộp trưởng thành sẽ có từ 10 đến 15 xúc tu với chiều dài khoảng 20cm đến 3m

Sứa lửa

Rất dễ dàng bắt gặp ở biển nước ta chính là sứa lửa. Loại sứa này dễ dàng nhận diện bởi chúng có màu sắc khá bắt mắt như màu cam hay đỏ. Thân hình của loại sứa này mỏng và dài khá giống với một chiếc nắp chai.

Màu sắc cơ thể của loài sứa này sẽ là trong suốt nhưng với những chiếc xúc tua thì có nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, tím, hồng cam, xanh,.. để dễ dàng thu hút được con mồi.

Vì sao khi nấu sứa biển lại dễ bị tan

Phần lớn cơ thể của sứa chiếm 95% là nước. Nếu nấu sứa lên ở nhiệt độ cao thì việc sứa bị tan chảy cũng là điều rất dễ hiểu.

Vì thế đa số trong các món ăn người ta thường dùng sứa để chế biến các món gỏi, nộm,… tránh những trường hợp đem sứa đi nấu với nhiệt độ cao

Tác dụng của sứa biển đối với sức khỏe

  • Sứa biển chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như: chất chống oxy hoá, giàu protein (chất đạm) và nhiều loại chất khoáng quan trọng khác.

  • Chứa nhiều axit omega 6 và axit béo giúp giảm được những nguy cơ về bệnh tim mạch

  • Với hàm lượng lớn chất selen có trong sứa cũng giúp ngăn ngừa ung thư và chống oxy hoá. Ngoài ra, còn bảo vệ được cơ thể khỏi những tác nhân gây stress oxy hóa.

  • Hàm lượng Choline cao có trong sứa hỗ trợ trí nhớ tốt, giúp tổng hợp được DNA, hỗ trợ quá trình sản xuất chất béo của màng tế bào hỗ trợ cho hệ thần linh, giúp não nhớ lâu và xử lý thông tin được tốt hơn

  • Nhiều collagen có trong sứa đẩy lùi được quá trình lão hoá và giúp da tươi trẻ hơn.

  • Ngoài ra, còn giúp chữa những chứng như: nhức mỏi, ho đờm, táo bón, nổi mụn,….

Cách làm gỏi sứa giòn sực cực đơn giản

Bước 1: Chọn mua sứa tươi ngon, không chết, không chảy nước về mổ ra để loại bỏ đi chất độc nằm trong ruột của sứa.

Bước 2: Cắt sứa thành từng khúc to đều nhau, rửa với nước nhiều lần cho sạch nhớt và mang đi ngâm trong nước muối có pha với phèn chua. Mục đích là giúp giữ được nước của thân sứa, không bị teo tóp

Bước 3: Khi thấy sứa đã chuyển sang màu vàng nhạt thì lấy sứa ra để ngâm vào chậu nước khác nhằm loại bỏ bớt muối

Bước 4: Thái sứa thành từng khúc vừa ăn, rửa qua với nước sôi để nguội hoặc ngâm cùng với gừng trước khi bắt đầu vào công đoạn chế biến

Bước 5: Sau khi rửa sạch và vớt ra để khô. Bạn bỏ vào tô 1/2 muỗng canh đường và 1/2 muỗng nước mắm.

Bước 6: Thái mỏng bắp cải, thái mỏng hành tây, bào sợi xoài và dưa leo, vắt nước cốt tắt, băm nhuyễn tỏi và ớt

Bước 7: Dùng 1 cái nồi to, cho tất cả nguyên liệu vào rồi rưới nước mua chua ngọt lên và trộn cho thấm đều gia vị

Bước 8: Gắp sứa trộn ra dĩa và rắc thêm chút đậu phộng rang, mè rang, hành phi cho món ăn thơm và đẹp mắt hơn nhé.

Một vài món ngon khác từ sứa

Sứa là nguyên liệu được ưa chuộng để chế biến những món ăn chơi, nhâm nhi. Và dưới đây cũng sẽ là một số món ăn ngon được chế biến từ sứa để bạn có thể tham khảo:

1. Nộm sứa bắp chuối

Nộm sứa bắp chuối là món ăn dễ thực hiện và cũng là món khoái khẩu của nhiều người khi nhắc đến món gỏi sứa

2. Gỏi sứa bóp trộn dưa hấu

Đây là món ăn khá lạ khi sử dụng vỏ dưa hấu để chế biến món ăn. Bạn có thể thứ làm món này để đổi khẩu vị cho gia đình

3. Gỏi sứa trộn xoài xanh

Vị thanh mát, giòn giòn của sứa kết hợp cùng vị chua của xoài ắt hẳn sẽ khiến bạn muốn nhâm nhi vài ly bia cùng gia đình, bạn bè

Lời kết

Như vậy, U-top đã giúp bạn hiểu được lý do sứa biển khi nấu dễ bị tan và biết thêm được vài món ăn ngon về sứa để có thể chế biến cho gia đình mình mà an toàn, không bị tanh.