Vì sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

Hẳn bạn đọc không còn xa lạ gì với thuật ngữ Doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên không phải ai cũng có góc nhìn và cách hiểu đúng đắn. Vậy tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Doanh nghiệp Nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn. Trong khi các chi tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, Doanh nghiệp Nhà nước thường phải chịu trách nhiệm của xã hội, hoạt động vì lợi ích của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của nền kinh tế. Điều đó dẫn đến việc các Doanh nghiệp Nhà nước không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp tư nhân.

Tại Sao Phải Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

Vì sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước

2.1. Theo nguồn vốn

Từ ngày 01/01/2021, khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, các doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được xem là doanh nghiệp nhà nước:

2.1.1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2.1.2. Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

2.2. Theo mô hình kinh doanh

Theo điều 88 luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp nhà nước gồm các loại hình sau:

  • Công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.

  • Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước  hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.

3. Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

3.1. Đối với bản thân doanh nghiệp

Sau khi chuyển đổi thành loại hình công ty cổ phần, doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế mà công ty cổ phần có được so với các loại hình doanh nghiệp khác. Cổ phần hóa sẽ làm đa dạng hóa chủ sở hữu của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn như Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp. Do đó, khả năng huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần sẽ làm giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào doanh nghiệp. Nói cách khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tự chủ, các quyết định đầu tư, kinh doanh, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp sẽ được đưa ra nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu về thời gian, tiến độ mà không bị lệ thuộc hoàn toàn vào sự phê duyệt của Nhà nước. Do đó, việc chuyên doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần sẽ giúp các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa khắc phục được những hạn chế khi mà số lượng các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam quá lớn, hoạt động trì trệ, kỹ thuật lạc hậu.

3.2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chính là tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp tham gia mua cổ phần và khẳng định quyền làm chủ của mình. Công ty cổ phần với đặc thù không giới hạn số lượng tối đa nhà đầu tư, người lao động có thể trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Khi đó, người lao động sẽ có động lực làm việc, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động sẽ gắn với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có như vậy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên hiệu quả hơn, đồng thời người lao động sẽ được hưởng lợi nhuận xứng đáng với công sức lao động của họ.

3.3. Đối với nền kinh tế

Việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đặc biệt là các công ty cổ phần đại chúng sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, từ đó thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với khu vực và trên thế giới.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về thắc mắc tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình quản trị doanh nghiệp trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin