Ví dụ về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp [Cập nhập 2023]

Doanh nghiệp được hiểu là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Để thành lập được doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật và hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vậy Ví dụ về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ví Dụ Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Doanh Nghiệp

1. Quyền của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại điều 7. Quyền của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau: 

1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật đưa ra rất nhiều quyền cơ bản đối với hoạt động doanh nghiệp được hưởng theo đúng quy định.

+ Thứ nhất về quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm có thể hiểu nội dung này đó là mọi người đều có quyền tự do kinh doanh với bất kể ngành nghề nào, chỉ cần đáp ứng theo đúng quy định là những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quyền tự do kinh doanh còn được ghi nhận qua Khoản 3 Điều 4 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về chính sách của Nhà nước về lao động, cụ thể đó là việc Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm và có thể thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.

+ Căn cứ theo khoản 2 điều 7 luật doanh nghiệp 2020 như trên có thể hiểu về vấn đề này là doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh theo quy định, tự lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, chỉ cần đảm bảo các quy định về loại hình đó như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định số vốn góp vào hoạt động đầu tư kinh doanh trừ những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định cũng như mở rông quy mô kinh doanh hoặc giảm vốn đầu tư.

+ Quyền lựa chọn hình thức và phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn thể hiện ở vân đề quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh nào đó thông qua việc huy động vốn đối với doanh nghiệp đó. Luật doanh nghiệp 2020 cho phép các doanh nghiệp Lựa chọn hình thức, phương thức huy động vốn như: Huy động vốn từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu; Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng, tín dụng thương mai….tùy theo tình hình hoạt động mà doanh nghiệp phân bổ và sử dụng vốn một cách hợp lý, ngoài ra còn các quyền của doanh nghiệp như doanh nghiệp được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vì đây là nhu cầu phục vụ con người và đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn hiện nay, doanh nghiệp có quyền được tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động theo quy định vì nhân công và lao động là người sẽ trực tiếp làm việc với bên doanh nghiệp nên doanh nghiệp có quyền đối với lao động đó theo quy định.

+ Căn cứ tại khoản 7 điều 7 như trên có thể hiểu về quyền này đó là theo như hiện nay sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại thì doanh nghiệp được thực hiện những hoạt động như áp dụng máy móc hiện đại, tiên tiến để có thể phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hoạt dộng doanh nghiệp.

+ Đối với quyền củ doanh nghiệp khi được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp thể hiện khi chủ sở hữu được quyền quyết định nên định đoạt tài sản của doanh nghiệp của họ và hình thức tiến hành việc kinh doanh ra sao khi sử dụng tài sản kinh doanh của họ như thế nào?  Họ sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào mục đích gì, tuy vậy quyền này cũng phải nằm trong quy định pháp luật đề ra.

+  Quyền khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật và quyền khác theo quy định của pháp luật. Theo đó nếu thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được tự do cạnh tranh một cách lành mạnh. Khi phát sinh tranh chấp, các chủ thể có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp được pháp luật quy định như thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hay tòa án theo quy định của pháp luật và những quyền khác có thể là theo quy định khác của pháp luật hoặc phát sinh…vv.

Ví dụ đối với quyền của doanh nghiệp khi được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp thể hiện khi chủ sở hữu được quyền quyết định nên định đoạt tài sản của doanh nghiệp của họ và hình thức tiến hành việc kinh doanh ra sao khi sử dụng tài sản kinh doanh của họ như thế nào?  Họ sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào mục đích gì, tuy vậy quyền này cũng phải nằm trong quy định pháp luật đề ra.

2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp Luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể: 

1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo như trên chúng tôi đã phân tích thì ngoài quyền của doanh nghiệp dược hưởng thông qua đó doanh nghiệp có nghĩa vụ theo quy định, theo đó nên doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ này.

Nghĩa vụ đầu tiên về điều kiện đầu tư kinh doanh đó là một điều kiện tuy nói là nghĩa vụ những thực chất là quy định để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh hay hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xuất phát từ quy định về những ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải thực hiện những điều kiện đó.

Thứ hai, Nghĩa vụ về thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp đây là nghĩa vụ chung của các doanh nghiệp thực hiện theo trình tự thủ tục mà pháp luật ban hành để có thể đi vào hoạt động nhanh nhất, theo đó thông qua việc đăng kí này cũng giúp nhà nước dễ quản lý các doanh nghiệp hơn.

Thứ ba, nghĩa vụ Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong các loại hồ sơ và giấy tờ của doanh nghiệp bởi vì những thông tin cung cấp mà không chính xác thì dẫn đến hậu quả pháp lý đối với doanh nghiệp đó. Ví dụ như doanh nghiệp cố tình khai lệch thông tin để trốn đóng một phần thuế và đương nhiên nếu kê khai thông tin sai dẫn tới gây hậu quả xấu thì doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ tư, Thực hiện các nghĩa vụ như tổ chức công tác kế toán, nộp thuế thì doanh nghiệp phải chủ động đối với công tác này bởi đây là quy định bắt buộc thực hiện nghĩa vụ vè tài chính.

Thứ năm, nghĩa vụ về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động không những được ghi nhận tại Luật doanh nghiệp mà bộ luật lao động 2019 cũng ghi nhận những quyền của người lao động mà theo đó khi sử dụng lao động người sử dụng lao động phải tuân thủ.

Thứ sáu, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có thể là những nghĩa vụ phát sinh hoặc những văn bản pháp luật khác có quy định.

Ví dụ:

Cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);

(So với Nghị định 76/2015/NĐ-CP thì Nghị định 02/2022/NĐ-CP đã bỏ điều kiện về vốn pháp định của doanh nghiệp, việc bãi bỏ điều kiện này là để phù hợp với quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản đã được sửa đổi tại Luật Đầu tư 2020).

– Phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban Quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin sau:

+ Thông tin về doanh nghiệp bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật;

+ Thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản;

+ Thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có),

+ Thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh.

Đối với các thông tin đã công khai mà sau đó có thay đổi thì phải được cập nhật kịp thời ngay sau khi có thay đổi;

(Điều kiện mới bổ sung so với Nghị định 76/2015/NĐ-CP)

– Chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.

Trên đây là Ví dụ về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp [Cập nhập 2023] mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

 

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin