Ví dụ về chuyển nhượng cổ phần như thế nào ? Luật Hoàng Phi

Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến sự ra đời của nhiều doanh nghiệp, trong đó loại hình công ty cổ phần chiếm số lượng lớn nhờ những ưu điểm của nó. Về công ty cổ phần thì hoạt động chuyển nhượng cổ phần diễn ra khá sôi động trên thị trường. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần.

Để giúp bạn đọc nắm rõ hơn về vấn đề này, trong bài viết này, Luật Hoàng Phi xin chia sẻ đến bạn đọc nội dung liên quan đến Ví dụ về chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần là gì?

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm cổ phần. Tuy nhiên theo điểm a khoản 1 điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vốn điều lệ như sau:

“Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;”

Căn cứ vào quy định trên ta có thể hiểu cổ phần là phần vốn chia nhỏ của công ty cổ phần hay nói cách khác vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Phân loại cổ phần

Theo khoản 1 điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020:

“1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

  1. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
  2. a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
  3. b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  4. c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  5. d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.”

Như vậy, có thể thấy cổ phần có hai loại là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Trong đó, cổ phần ưu đãi bao gồm: Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi biểu quyết; ngoài ra còn có các cổ phần ưu đãi khác theo quy định của điều lệ công ty.

Về khái niệm chuyển nhượng cổ phần, cũng tương tự như cổ phần pháp luật không định nghĩa chuyển nhượng cổ phần là gì. Tuy nhiên, dựa vào các văn bản pháp luật hiện hành không đưa ra định nghĩa thế nào là chuyển nhượng cổ phần nhưng thông qua những quy định của pháp luật về vấn đề chuyển nhượng cổ phần có thể hiểu: Chuyển nhượng cổ phần là bên nắm giữ cổ phần trong công cy cổ phần thực hiện các hành vi làm thay đổi (mua bán, biếu tặng, thừa kế…) số lượng cổ phần đang nắm giữ cho bên còn lại, và bên còn lại là các tổ chức, cá nhân hoặc cổ đông trong chính công ty cổ phần đó.

Ví dụ về chuyển nhượng cổ phần

Hiện nay theo quy định của pháp luật Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Các trường hợp chuyển nhượng cổ phần như sau:

Thứ nhất, chuyển nhượng qua hợp đồng và sàn giao dịch chứng khoán

Theo khoản 2 điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”

Dựa vào quy định trên, thì chuyển nhượng cổ phần có thể thực hiện thông qua hợp đồng hoặc thực hiện qua giao dịch trên sàn chứng khoán.

Ví dụ về chuyển nhượng thông qua hợp đồng: Bà A nắm giữ 1% cổ phần của công ty X, ông B có nhu cầu mua số cổ phần 1% trên của bà A trong công ty X. Do đó bà A và ông X thỏa thuận với nhau và Ông B bà A đã kí kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Thực hiện xong các thủ tục thì ông B chính thức trở thành cổ đông của công ty X.

 Thứ hai, chuyển nhượng thông qua nhận thừa kế

Căn cứ khoản 3,4 điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty.

  1. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.”

Ví dụ: ông A có 1% cổ phần trong công ty Y, ông A chết và để lại di chúc, theo đó cho con trai là B thừa kế 1% cổ phần nêu trên. Do đó, với việc để lại di chúc, thì ông A đã chuyển số cổ phần của mình cho B. Thực hiện xong các hồ sơ thủ tục thì B chính thức trở thành người nắm giữ 1% cổ phần nêu trên và trở thành cổ đông của công ty Y.

Thứ ba, đối với việc chuyển nhượng thông qua việc tặng cho hoặc dùng để trả nợ

Theo khoản 5 điều 127 Luật Doanh nghiệp thì: “Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty.”

Ví dụ về tặng cho: Chị C có 2% cổ phần trong công ty Z, chị tặng cho số cổ phần cho con gái chị là B, và việc tặng cho ngày thực hiện thông qua hợp đồng. Sau khi thực hiện xong các thủ tục thì B trở thành cổ đông của công ty.

Ví dụ về chuyển nhượng cổ phần để trả nợ: A vay B 100 triệu. A có 1% cổ phần trong công ty M. A và B thỏa thuận với nhau, A chuyển nhượng 1% cổ phần trên cho B thay vì chịu khoản nợ 100 triệu nói trên. Việc chuyển nhượng này hoàn tất các thủ tục theo quy định thì B trở thành cổ đông của công ty M và A sẽ không còn là cổ đông của công ty M.

Trên đây là những nội dung mà Luật Hoàng Phi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Ví dụ về chuyển nhượng cổ phần. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Ví dụ về chuyển nhượng cổ phần bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được Luật Hoàng Phi tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

->>> Tham khảo thêm : Chuyển nhượng công ty cổ phần

->>> Tham khảo thêm : Thành lập công ty cổ phần