Ví Giặm đò đưa, Ẩm thực xứ Nghệ-Cách xưng hô các chức danh trong khấn vái theo Hán Việt

Vũ Quốc Đống

Người chồng chết, nay vợ cúng chồng thì xưng hô như thế nào (cách gọi theo Hán – Nôm và cách gọi dân gian bình thường).

Phlanhoa hồi đáp 

Chồng gọi vợ là Hiền thiếp (vợ cả), Hiền thê (vợ lẻ)

Vợ gọi chồng là Lệnh công

Trần Hiếu

Chào chị Phlanhoa kính mến! hiện tại tôi đang tiến hành ghi chép lại gia phả từ những tài kiệu cũ, nhưng còn thiếu sót nhiều về cách xưng hô trong giả phả nên không biết sao cho chính xác phiền chị giải đáp giúp! Theo tôi được biết thì Ông Cố gọi là “Tằng tổ khảo” vợ của Ông Cố là “Tằng Tổ Tỷ”… vậy cho e hỏi Em Gái của Ông Cố nhưng đã lập gia đình thì được gọi là gì? vì theo e được biết thì Bà Cô mất sớm khi chưa lập gđ mới gọi là Tổ Cô? nhân thể cho e xin thêm cách gọi các đời tiếp theo như e gái đã mất của Ông Nội và e gái của Cha nữa ạ! rất mong được sự hồi đáp của chị! e cảm ơn!!! 

Phlanhoa trả lời 

Em gái của ông cố đã lập gia đình, thì thờ bên nhà chồng, là tằng tổ tỉ của một giòng họ khác. Tục ở Ta không thờ con gái xuất giá.

Nguyên Văn Hoàng

Cho tôi hỏi tổ phúc tổ kỳ là gì?

Phlanhoa hồi đáp

Tôi cũng chưa có sách nói về tổ kỳ, nên không hiểu chữ kỳ ở đây là gì. Nhưng trong gia phả các dòng họ ở Nghệ Tĩnh có chép về chữ kỳ, đại ý:

– Người mất ở độ tuổi 60-70 thì trong nội dung bài vị thường đề là “hương trung kỳ lão”

– Người mất độ tuổi 70 đổ lên thì đề là “thượng hương kỳ lão”

Có thể “tổ kỳ” xuất xứ từ đây?

Nguyễn Viết Minh

1. Một người với tư cách là tộc trưởng của một họ đang sống, nhưng đứa con trai trưởng đã chết đi vậy khi cúng tế các ngày lễ, tết thì văn của họ ghi và xướng trong nhà thờ thế nào cho đúng?

2 Em ruột của cha ghi là Hiển thúc, nhưng các chú (bậc cha), các chú (bậc ngang hàng)trong chi họ khi đã chết thì xưng hô trong văn cúng tế thế nào cho đúng? xin cảm ơn chị và mong được hồi âm

Phlanhoa phản hồi :

1. Sống thì gọi là đích tôn, chết thì gọi là đường tôn

2. Em ruột / anh ruột / chị ruột của cha khi sống gọi là bào đệ / bào huynh / bào muội; khi chết gọi là đường thúc / đường huynh / đường cô. Các bậc bác / chú / cô thì gọi là đường tổ bá / đường tổ thúc / đường tổ cô. Các bậc cụ kị đổ về trước thì gọi là Tiên tổ bá / tiên thúc / tiên cô / tiên mãnh

Cơ mà thiết nghĩ nước ta từ thế kỷ 16 đã có tiếng Việt, cho nên nhiều họ tộc viết sớ theo chữ quốc ngữ các tiên linh vẫn hiểu được, không nhất thiết phải viết chữ Hán đâu ạ.

Luu ngoc anh

Cảm ơn chị Hoa đã phản hồi câu hỏi về cách xưng hô khi cha khấn con và anh khấn em trong lúc khấn , điều này đã giúp tôi có thêm được hiểu biết rất bổ ích . Lần này xin được chị Phan lan Hoa chỉ dẫn cho tôi cách ghi danh sách các liệt tông liệt tổ trong từ đường dòng họ , cụ thể là : phần từ các vị TIên tổ và THuỷ tổ thì tôi hiểu như chị đã hướng dẫn , còn các vị như Cha mình , con mình đã chết , các bà cô tổ , ông mãnh tổ thì ghi như thế nào cho đúng . Tôi rất mong nhận được sự hồi đáp nhiệt tình từ chị . Chúc chị khoẻ và thành công .

Phlanhoa phản hồi

Đã có trong bài này

vidamdodua.com/index.php

luu ngoc anh

chào chị phan lan Hoa . tôi có gặp phải khó khăn trong cách lập văn khấn cần được sự giúp đỡ của chị , mong được sự chỉ dẫn nhiệt tình từ chị . cụ thể là khi cúng giỗ thì khấn anh / chị mình thì khấn là gì ? khi giỗ con mình thì khấn là gì ? . Tôi mong sự hồi đáp từ chị. Chân thành cảm ơn chị .

Phlanhoa phản hồi:

– Khi khấn anh trai thì mình tự xưng là Đệ

Gọi linh hồn anh trai là Bào huynh 

Em trai thì gọi là Bào thúc 

Chị gái có chồng thì gọi Bào tỉ

Em gái có chồng thì Bào muội

Em gái / Chị gái chết trẻ không chồng thì gọi là Tiên cô

Em trai / Anh trai không vợ thì gọi là Tiên mãnh


– Khi khấn con thì mình tự xưng là Thân phụ

Con trưởng mất thì gọi là Bào tử tôn

Con thứ mất thì Bào tử trọng

Con út mất thì gọi là Bào tử quý 

Con gái mất thì gọi là Bào tử cô

Tử trong lời khấn nghĩa là con, chứ không phải tử là chết nhé 

Phạm Thị Lam

E cảm ơn chị nhiều. Nhg chị ơi trước đây cậu em ở ngoài Phú Thọ đã về quê làm lễ rước về ngoài đó thờ rồi thì jo điều kiện xa quá vợ chồng em sắm ít lễ khấn nôm trước bàn thờ gia tiên và bàn thờ cậu xin thăng bát hương cho mát mẻ cây có cội, nước có nguồn xin mời phần âm họ ngoại về tại gia chủ cạu ở phú thọ hưởng thụ. Và khi làm xong nhà em ko bao jo thắp hương nữa vẫn treo ảnh để tưởng nhớ đến thì có đc ko? E chờ hồi âm của chị từng jo từng phút mong chị jup đỡ. Cậu ngoài phú thọ là em chung cha khác mẹ của mẹ chồng nên phong tục mỗi nơi 1 khác mà đã rước 1 lần rồi jo mà làm nữa thì khó và sợ phạm. Mà mẹ chồng em thờ cậu mang ý nghĩa thờ vọng mà vẫn mua quần áo, vàng mã giống như thờ ông bà nội nên jo chúng em mới biết sai phạm. thì chị xem cách trên của e có đc ko? Và bố đẻ của mẹ chồng em quê ở đức thọ nhg lấy bà hai ngoài phú thọ và mất gần đc 2 năm nên án táng ngoài đó luôn. Vì vc em lấy hơn 6 năm đi khám đâu cũng bình thường mà chưa có con, mong làm việc này xong cho tâm thoải mái để cố gắng có con

Phlanhoa phản hồi

Không nên hễ chuyện gì không may của người dương đều đổ lỗi tại người âm? Nghi hoặc gia tiên thôi mới là có tội đấy.

Thành tâm thờ phụng, nhưng chưa đúng cũng không phải là có tội để đáng quở phạt gì mà phải lo sợ. Song án thờ mà dựng lên không hương khói cũng không đúng. Cho nên khi bên ngoại đã có người lo thờ phụng thì Cậu của bạn mới là người thờ chính chú không phải vọng. Theo tôi sắm một cái hòm gỗ cất vào, khi nào tưởng nhớ thì mở ra xem một lúc rồi cất đi.

Lưu ý, bài viết của tôi cho toàn thể nhân dân, chứ không riêng gì người Đức Thọ, nên mọi người hỏi không cần xưng danh đồng hương ở đây. Xét thấy đáng trả lời tôi sẽ trả lời bất kể ai. 

Phạm Thị Lam

chị PhanHoa ơi cho em hỏi gia đình em sống trên đất hương hỏa của cố can để lại và cũng là tộc trưởng họ nhánh.Có nhà thờ họ trong khuôn viên nhà luôn mà trước đây mẹ chồng em ko biết vẫn lập bàn thờ và thờ bên ngoại nên jo em muốn hỏi mấy lâu ko biết thờ phạm nhưng jo biết rồi thì ko thờ bên ngoại nữa làm theo cách nào để ko có lỗi với người đã khuất mong chị giúp đỡ e với. Xin nói thêm bên ngoại mẹ chồng có cậu em thờ cúng đàng hoàng rồi nên jo e chỉ muốn treo 1 ảnh e trai của mẹ chồng giống như ảnh Bác Hồ để tưởng nhớ đến ko thắp hương vì cậu là liệt sĩ ko tìm thấy mộ.

Phlanhoa phản hồi

Bàn với cậu và làm lễ xin gia nhập bát hương, linh vị về bên Cậu cho đúng phong tục, phương pháp có nói trong các bài cùng chủ đề này.

nguyễn bảo ngọc

Chào cô, cháu cảm ơn cô đã trả lời cho cháu! Hiện nay cháu còn có thắc mắc muốn cô tư vấn giúp cháu. Ngày 19/7/2016 tức ngày 16/6/2016 al về nhà mới ở cháu đã chuẩn bị bàn thờ và ba bat hương rồi (Thờ thần, gia tiên, bà tổ cô) nhưng hiện nay bố mẹ cháu còn sống thì khi thắp hương thờ gia tiên thì cháu khấn như thế nào và cháu thờ những ai? mong cô giúp cháu với nhé!

Phlanhoa phản hồi

Đọc kỹ và làm theo hướng dẫn, miễn hỏi tiếp 

http://vidamdodua.com/index.php?Module=Content&Action=view&id=1261&Itemid=670

nguyen bao ngoc

Bo me toi con song toi lam nha o rieng khi lap ban tho gia tien thi toi tho nhung ai? Xin cam om

Phlanhoa phản hồi:

Bạn chỉ cần mỗi một bát hương thờ Định phúc táo quân thôi.

Nếu bạn ở xa thì nên có bát hương thờ vọng ông bà mình phòng khi giỗ tết không về kịp