Về chúng tôi

1. Cơ sở pháp nhân

Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng (TT CNSH) là một đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập được UBND TP. Đà Nẵng thành lập theo Quyết định số 8725/QĐ-UBND ngày 12/11/2010. Đến 7/2020, Đề án “Mở rộng, nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng phục vụ nghiên cứu và phát triển (R&D) vùng Nam Trung Bộ” của đơn vị đã được các bộ, ngành thống nhất và UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt. Theo đó, Trung tâm được đầu tư phát triển thành một phức hợp khoa học ứng dụng và R&D. Trung tâm có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng.

Tổng quan Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng theo Đề án mở rộng và nâng cấp thành phức hợp nghiên cứu và phát triển Nam Trung bộ

2. Tầm nhìn và giá trị cốt lõi

2.1. Tầm nhìn

TT CNSH Đà Nẵng hướng đến trở thành một phức hợp xuất sắc về R&D trong công nghệ sinh học, công nghệ chế biến dược liệu và nông – lâm – hải sản, công nghệ vật liệu, và bảo vệ môi trường.

2.2. Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là kim chỉ nam cho hoạt động của đơn vị nhằm phục vụ lợi ích công, cũng là điểm chung “bất biến” trong vận động sáng tạo và phát triển của tập thể chúng tôi để tiếp tục thành công.

  • Khách quan, trung thực  

  • Sáng tạo, khác biệt

  • Chính trực, minh bạch

  • Hiệu quả, công bằng

  • Chuyên nghiệp, chu đáo

3. Chức năng và nhiệm vụ

Trung tâm có chức năng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KH&CN trong lĩnh vực công nghệ sinh học và lĩnh vực liên quan. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

  •  Tham mưu các cấp quản lý nhà nước trong hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

  • Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm

    trong lĩnh vực công nghệ sinh học

    ,

    công nghệ chế biến dược liệu

    nông – lâm – hải sản, công ngh

    vật liệu, và

    bảo vệ môi trường.

  • Tiếp nhận, ứng dụng, chuyển giao, tư vấn công nghệ; thử nghiệm mô hình ứng dụng công nghệ mới; phổ biến, ứng dụng thành tựu mới vào sản xuất và chế biến nông – lâm – ngư sản.
  • Thương mại hóa

    , sản xuất và kinh doanh

    kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

  • Cung cấp các

    dịch vụ khoa học và công nghệ, gồm:

    (1)

    hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

    (phân tích hoạt chất có dược tính và các loại hoạt chất khác, cho thuê trang thiết bị nghiên cứu khoa học và thử nghiệm pilot…)

    ; nhận

    phát triển công nghệ và sản phẩm mới (dịch vụ R&D) và gia công sản phẩm cho doanh nghiệp;

    chuyển giao công nghệ

    ;

    dịch vụ tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng

    chuyên môn, nghiệp vụ (đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các lab R&D của doanh nghiệp/trang trại, chương trình “hỗ trợ nông dân làm khoa học”…)

    ; d

    ch

    vụ

    ươm tạo công nghệ

    .

  • H

    ợp tác với

    các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học

    trong nước và quốc tế

    trong nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo – triển lãm, phát triển và ứng dụng công nghệ mới.

                                                                                              

4. Lĩnh vực trọng tâm

4.1. CNSH Y – Dược

– Nghiên cứu hiện trạng, bảo tồn và phát huy các loài cây thuốc quý hiếm, đặc hữu, có giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa cao, đặc biệt là các loài bản địa và các loài giá trị cao phù hợp để phát triển sản xuất quy mô lớn tại vùng Nam Trung bộ.

Điều nghiên thảo dược bản địa trên đại ngàn Ngọc Linh

– Xây dựng, hoàn thiện các quy trình sản xuất dược liệu quý/có giá trị hàng hoá cao, xây dựng và phổ biến ứng dụng các hệ thống đảm bảo chất lượng theo chuẩn GAP, GACP – WHO… nhằm hỗ trợ các trang trại tăng năng lực sản xuất nguyên liệu dược với chất lượng được kiểm soát và đảm bảo.

– R&D công nghệ, kỹ thuật sơ chế, bảo quản, và dịch vụ đến người dùng dược liệu và sản phẩm từ dược liệu (kiểm định chứng thực, định lượng hoạt chất/độc chất… trong hàng hoá, đánh giá mức độ an toàn, truy xuất nguồn gốc, các hệ thống bao gói thông minh…).

– R&D theo hướng chuyển những bài thuốc Nam dược, Đông dược thành các sản phẩm chất lượng cao, được chuẩn hoá, an toàn, hình thức đẹp, và dễ sử dụng, phù hợp hơn với yêu cầu ngày càng cao của người dùng – đặc biệt là ở các đô thị lớn và thị trường của các quốc gia phát triển.

                 

Hoạt động R&D tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng

– R&D nhằm sáng tạo công nghệ, sản phẩm (dược phẩm, dược thực phẩm, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm làm đẹp, chế phẩm sinh học …)  có giá trị và ưu thế cạnh tranh từ tài nguyên dược bản địa và các dược liệu mà trong nước có ưu thế.

– Ứng dụng và phát triển công nghệ gen và công nghệ DNA tái tổ hợp trong sản xuất Kit chẩn đoán bệnh; phát triển dược phẩm và sản xuất vaccine thế hệ mới; sản xuất kháng thể đơn dòng hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo.

4.2. CNSH Nông nghiệp

– Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các công nghệ và giải pháp canh tác thông minh và bền vững

– Nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phòng trừ sâu, bệnh hại trên các đối tượng cây trồng giá trị kinh tế cao của vùng Nam Trung bộ; Chẩn đoán phát hiện các vi sinh gây bệnh trên vật nuôi và cây trồng.

– Nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất chế phẩm vi sinh các loại phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghệ sản xuất phân hữu cơ với tính năng/công dụng mới.

– Hỗ trợ hình thành và phát triển ngành công nghiệp nấm tại TP. Đà Nẵng và các địa phương (tạo giống mới, cải tiến kỹ thuật trồng, và R&D công nghệ và sản phẩm chế biến có giá trị cao…).

– Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để sản xuất giống cây cấy mô các loại cây trồng bản địa quý hiếm.

                      

Gia công sản phẩm cho doanh nghiệp tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng

4.3. CNSH Thủy sản và Biển

– Nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong nuôi trồng rong, tảo…; nghiên cứu và phát huy thế mạnh tài nguyên biển của vùng Nam Trung bộ.

– Chẩn đoán, phát hiện các vi sinh gây bệnh trên thủy sản; nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi trồng thủy sản, phòng chống bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường.

4.4. CNSH Môi trường 

– Nghiên cứu các giải pháp và chế phẩm bảo vệ môi trường

– Phân tách và chuyển hóa một số phân khúc rác thải đô thị và công nghiệp thành vật liệu mới, các sản phẩm có giá trị phục vụ canh tác nông nghiệp, bảo vệ môi trường và năng lượng.

4.5. CNSH Vật liệu mới

Nghiên cứu chế tạo vật liệu sinh học và vật liệu nano có tính chất chức năng và ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, môi trường, và công nghiệp chế biến.