[Vật lý 6] Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I VẬT LÍ 6 – NĂM HỌC 2020 – 2021

CHƯƠNG I: CƠ HỌC

 

  1. LÍ THUYẾT:

ÔN TẬP TỪ CHỦ ĐỀ ĐO ĐỘ DÀI ĐẾN CHỦ ĐỀ MÁY CƠ ĐƠN GIẢN SÁCH TÀI LIỆU DẠY – HỌC VẬT LÝ 6

Câu 1:

Dụng cụ đo độ dài là gì?

Kể tên một số loại dụng cụ đo độ dài mà em biết? Kí hiệu chiều dài?

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước là gì?

Trả lời:

Dụng cụ đo độ dài: Thước

Một số loại thước đo độ dài: thước dây, thước cuộn, thước thẳng, thước xếp, thước kẹp,

Kí hiệu chiều dài: ℓ

– Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

– Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 2: Đơn vị đo thể tích chính thức của nước ta hiện nay?

Hãy cho biết đơn vị đo thể tích trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam?

Kí hiệu của thể tích?

Kể tên một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết?

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là gì?

Trình bày các bước đo thể tích vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ?

Trình bày các bước đo thể tích vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ?

Trả lời:

– Đơn vị đo thể tích chính thức của nước ta là mét khối (m3) và lít (l);

Các đơn vị đo thể tích: dm3, cm3, cc, ml, mm3.

Kí hiệu của thể tích: V

Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: Bình chia độ, ống chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm,… có ghi sẵn dung tích.

– Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.

– Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

* Các bước đo thể tích vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ:

– Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ. Đọc thể tích V1

– Bước 2: Thả chìm vật rắn vào nước trong bình chia độ. Đọc thể tích V2

– Bước 3: Tính thể tích vật rắn theo công thức:

* Các bước đo thể tích vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ:

– Bước 1: Đổ nước vào bình tràn tới mép vòi. Đặt bình chứa dưới vòi bình tràn.

– Bước 2: Thả chìm vật rắn vào nước trong bình tràn. Chờ nước chảy hết vào bình chứa.

– Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Thể tích nước trong bình chia độ chính là thể tích vật rắn.

Áp dụng:

Cho một bình chia độ, một viên đá lớn không bỏ lọt bình chia độ, một cái bát đầy nước, một cái đĩa. Hãy tìm cách xác định thể tích viên đá.

Câu 3: Đơn vị đo khối lượng chính thức của nước ta hiện nay? Hãy cho biết các đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam?

Khối lượng của một vật cho biết điều gì?

Kí hiệu của khối lượng? Dụng cụ đo khối lượng là gì? Kể tên một số dụng cụ đo khối lượng mà em biết?

Giới hạn đo và Độ chia nhỏ nhất của cân Roberval là gì?

Trả lời:

– Đơn vị đo khối lượng chính thức của nước ta là kilôgam (kg). Các đơn vị khối lượng khác thường dùng là tấn (t), tạ, yến, hectogam (hg), decagam (dag), gam (g),.

– Khối lượng của một vật cho biết lượng chất chứa trong vật. Kí hiệu: m

– Dụng cụ đo khối lượng: cân.

– Một số loại cân thường gặp là: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế, cân tạ.

– Giới hạn đo của cân Roberval là tổng khối lượng của các quả cân có trong hộp.

– Độ chia nhỏ nhất của cân Roberval là khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.

Câu 4: Lực là gì? Kí hiệu và đơn vị lực? Kí hiệu độ lớn của lực? Dụng cụ đo lực?

Nêu 01 ví dụ về tác dụng đẩy, 01 ví dụ về tác dụng kéo của lực?

Trình bày về phương và chiều của lực?

Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ?

Trình bày các kết quả tác dụng của lực? Mỗi trường hợp cho 01 ví dụ

Tại sao quyển sách đứng yên khi ta đặt nó trên bàn?

Trả lời:

– Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Kí hiệu lực:  

– Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.

– Kí hiệu độ lớn của lực: F

– Dụng cụ đo lực: lực kế.

– Ví dụ về tác dụng đẩy của lực: Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.

– Ví dụ về tác dụng kéo của lực: Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.

Trình bày về phương và chiều của lực: Mỗi lực đều có phương và chiều xác định.

– Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.

Ví dụ 1 về 2 lực cân bằng:

Hai đội kéo co mạnh ngang nhau

Các kết quả tác dụng của lực: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. Hai kết quả trên có thể cùng xảy ra.

– Biến dạng: Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tay ta tác dụng lực vào lò xo làm lò xo bị biến dạng.

– Biến đổi chuyển động: Cầu thủ tác dụng lực đẩy vào quả bóng, khiến quả bóng đang đứng yên bắt đầu chuyển động.

– Vừa biến dạng vừa biến đổi chuyển động: Trong môn Tennis, khi bóng bay đến chạm vào vợt, vợt tác dụng lực vào quả bóng làm quả bóng vừa thay đổi hướng chuyển động vừa bị biến dạng.

– Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và lực nâng của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau.

Câu 5: Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Kí hiệu của trọng lực?

Trọng lượng là gì? Kí hiệu và đơn vị của trọng lượng?

Công thức liên hệ khối lượng và trọng lượng? Chú thích đầy đủ.

Trọng lượng của vật phụ thuộc yếu tố nào?

Khi một nhà du hành vũ trụ đổ bộ lên Mặt Trăng thì khối lượng và trọng lượng

của nhà du hành vũ trụ có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

  Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

Câu 8:  Kể tên và nêu công dụng của các loại máy cơ đơn giản thường dùng?

Nêu ví dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.

– Các loại máy cơ đơn giản thường dùng: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

– Công dụng của máy cơ đơn giản: giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.

– Ví dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống:

+ Dùng ròng rọc đưa gạch lên tầng cao trong xây dựng

+ Dùng búa nhổ đinh (đòn bẩy)

+ Cầu thang xoắn (mặt phẳng nghiêng)…

B. BÀI TẬP:

ÔN BÀI TẬP TỪ CHỦ ĐỀ ĐO ĐỘ DÀI ĐẾN CHỦ ĐỀ MÁY CƠ ĐƠN GIẢN SÁCH TÀI LIỆU DẠY – HỌC VẬT LÝ 6

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:

  1. Bài tập đổi đơn v

    ị:

Câu 4:

  1. Khối lượng của một vật cho biết gì?

  2. Khi đi siêu thị mua đồ, bạn Bình nhìn thấy trên bao bì các loại bánh kẹo hay đường, sữa thường ghi dòng chữ “khối lượng tịnh”. Bình không hiểu khối lượng tịnh có nghĩa là gì? Bằng những kiến thức đã học em hãy giúp giải đáp thắc mắc trên cho Bình.

Câu 5:

  1. Một quả cân có khối lượng 2kg được buộc vào đầu một sợi dây. Khi quả cân đứng yên quả cân chịu tác dụng của những lực nào? Em có nhận xét gì về hai lực này? Hãy tính độ lớn của các lực đó?

  2. Khi cắt sợi dây đi thì quả cân không còn đứng yên mà sẽ chuyển động rơi xuống đất. Em hãy giải thích tại sao?

Câu 6: Một học sinh thực hiện một bài thực hành xác định khối lượng riêng của đá gồm các bước sau:

Bước 1:

  • Đặt một vài hòn đá lên đĩa cân bên trái.

  • Đặt lên đĩa cân bên phải 1 quả cân 100g, 2 quả cân 20g, 1 quả cân 10g thì thấy đòn cân nằm cân bằng.

Bước 2:

  • Đổ nước vào bình chia độ cho đến vạch 60cm3.

  • Thả các hòn đá đã cân vào nước trong bình chia độ thì thấy nước dâng đến vạch 100cm3. Biết rằng các hòn đá là không thấm nước.

a) Em hãy cho biết loại cân được bạn học sinh sử dụng trong bài thực hành trên có tên gọi là gì?

b) Tính khối lượng m của các hòn đá.

c) Tính thể tích V của các hòn đá.

d) Tính khối lượng riêng D của đá ra đơn vị kg/m3

Câu 10:

Một quả nặng có khối lượng là 0,27kg và có thể tích là 0,0001m3.

a/ Tính khối lượng riêng của chất làm nên vật? Cho biết vật làm bằng chất gì?

b/ Tính trọng lượng riêng của vật?

c/ Nếu treo quả nặng này vào lực kế thì lực kế này sẽ chỉ giá trị bao nhiêu?

(Dsắt= 7800kg/m3, D đá= 2600kg/m3, Dnhôm= 2700kg/m3)

Câu 11:

a) Trình bày cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ?

b) Một bình tràn chỉ có thể chứa tối đa 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3. Thả chìm một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy 30 cm3 nước tràn ra. Tính thể tích vật rắn.

Câu 12: Em hãy cho biết câu nào dưới đây là SAI?  Em hãy sửa lại các câu sai đó thành đúng.

a) Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.

b) Quả cầu treo trên sợi dây không chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

c) Đơn vị của trọng lượng là Newton. Kí hiệu  của trọng lượng là N.

d) Trọng lượng là lực hút của trái đất tác dụng lên mọi vật.

e) Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 nghĩa là cứ 1kg sắt có thể tích là 7800 m3

f) Trên bao đường trắng có ghi khối lượng tịnh 250g nghĩa là khối lượng của đường trong bao là 250g.

Câu 13: Một bình chia độ đang đựng 150cm3 nước, thả vào bình một viên đá thì thấy nước dâng đến vạch 180 cm3.

a) Thể tích của viên đá này là bao nhiêu cm3? (Viên đá không bị rỗng bên trong)

b) Tính khối lượng và trọng lượng của viên đá, biết khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3.

Câu 14:

  1. Trọng lực là gì? Nêu phương chiều của trọng lực.

  2. Một quả banh nằm yên trên sân cỏ, hỏi có những lực nào tác dụng lên quả banh? Hãy cho biết phương chiều của các lực này.

Câu 15:

Một vật có khối lượng 250kg và thể tích 100 dm3.

  1. Tính khối lượng riêng của vật ra kg/m3.

  2. Tính trọng lượng riêng của vật.

Câu 16:

Một bình chia độ đang chứa nước tới vạch 40 cm3. Thả vào bình một thỏi kim loại thì nước trong bình dâng lên đến vạch 55 cm3.

  1. Tính thể tích của vật.

  2. Tính khối lượng vật.

Biết vật làm bằng đồng có khối lượng riêng là 8900 kg/m3.

Câu 17:

  1. Thế nào là giới hạn đo của thước?

  2. Xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) và chiều dài ℓ của bức tranh trong hình vẽ sau:

Câu 18:

Một bình chia độ đang chứa 345cm3 nước. Người ta nhúng chìm hoàn toàn vào bình một quả cầu đặc nặng 5150g thì mực nước trong bình chia độ lúc này dâng lên đến vạch 845cm3.Biết rằng khối lượng riêng của vàng là 19300kg/m3 và khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3.

a. Tính thể tích của quả cầu?

b. Hãy xác định khối lượng riêng của chất làm quả cầu? Và em hãy cho biết quả cầu này làm bằng vàng nguyên chất hay bằng đồng nguyên chất hay quả cầu đó có vàng pha lẫn với đồng?

Câu 21:

Một bình chia độ đang chứa 50cm3 nước. Khi thả một hòn sỏi vào bình thì nước dâng lên ngang vạch 60cm3

  1. Tính thể tích một hòn sỏi

  2. Nếu tiếp tục thả 3 hòn sỏi giống như trên vào bình chia độ thì nước trong bình dâng lên ngang vạch bao nhiêu.

Câu 22: Cho một quả cầu có khối lượng 8,9 kg, có thể tích 0,001 m3.

  1. Tính khối lượng riêng của quả cầu?

  2. Tính trọng lượng riêng của quả cầu?

Câu 26: Một  người đang ngồi trên chiếc xe. Tổng trọng lượng 1800 N, xe có khối lượng 120 kg

  1. Tính trọng lượng của chiếc xe.

  2. Hỏi người đó nặng bao nhiêu kg.

Câu 27:  Trình bày các bước đo thể tích vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ?

Áp dụng: Một bình chia độ đang chứa nước tới vạch 20 cm3. Thả vào bình một thỏi kim loại thì nước trong bình dâng lên đến vạch 70 cm3.

a/ Tính thể tích của vật.

b/ Định nghĩa khối lượng riêng của một chất? Viết công thức tính khối lượng riêng?

Biết vật làm bằng sắt có khối lượng riêng là 7800 kg/m3. Hãy tính khối lượng của vật?

Câu 28: Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ưu điểm của thước cuộn vải so với thước cuộn làm bằng thép

Như cái tên của nó chất liệu làm thước cuộn vải là vải sợi tốt nên đẹp với môi trường. Dòng thước cuộn vải thường có kích thước và chiều dài lớn dao động từ 10-50m. Chính vì vậy dòng thước cuộn này thường được sử dụng nhiều trong các công trường thi công xây dựng cần đo đạt chi tiết có tổng chiều dài lớn thay vì sử dụng những dòng thước có kích thước từ 2-5m không thể đáp ứng được. 

Vậy tại sao lại sản xuất thước cuộn vải có kích thước dài bằng chất liệu vải mà không phải là inox, thép hợp kim?

Do thép hợp kim hoặc inox thường có độ cong vênh vì vậy khi đo đạt các chi tiết có chiều dài lớn sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác. Ngoài ra vải là chất liệu có độ bền cao và ít hỏng hóc và kẹt dây hơn thước cuộn làm bằng sắt thép. Chính vì vậy thước cuộn làm bằng vải thường có chiều dài lớn thường trên 10m. 

Dây thước làm bằng vải mềm mại, có bề mặt nhẵn mịn, dễ dàng kéo căng khi đo mà không lo đứt. Thước làm từ vải còn giúp bạn có thể đo được các vật dụng hình tròn, cong… mà những thước bằng kim loại, thủy tinh không làm được.

Thước có tay cầm bằng nhựa được thiết kế uốn lượn theo các khớp ngón tay giúp bạn dễ dàng cầm nắm để kéo dây thước khi sử dụng. Sau khi sử dụng xong, bạn dùng tay quay để thu dây về, rất gọn gàng và nhanh chóng.

Tuy nhiên dòng thước cuộn vải có chiều dài lớn nên nếu bạn muốn lựa chọn dòng thước mini dùng trong thợ mộc, hoặc đo đạt những kích thước nhỏ thì đây chưa phải là sản phẩm hữu ích!

 Có nên mua thước cuộn vải không?

Nếu bạn muốn mua thước đo chiều dài có kích thước nhỏ, giá thành phù hợp và tiện lợi khi sử dụng thì thước cuộn vải sẽ không phải là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Cụ thể đối với thợ mộc, thợ sửa chữa, thợ làm vườn,… thường xuyên sử dụng thước cuộn có kích thước nhỏ dễ dàng bỏ túi và đơn giản khi sử dụng. Lúc này thước cuộn 2m-5m sẽ là một lợi thế.”

(Trích dẫn từ địa chỉ web https://vattumro.com/nen-mua-thuoc-cuon-bang-vai-de-dung-hay-khong.html)

a. Hãy cho biết thước dùng để làm gì?

b. Tại sao lại sản xuất thước cuộn vải có kích thước dài bằng chất liệu vải mà không phải là inox, thép hợp kim?

Câu 31: Hãy cho 2 ví dụ về hai lực cân bằng. Một chiếc thuyền đang nằm yên mặt nước. Chỉ ra các lực tác dụng lên thuyền. Các lực này có phương, chiều, độ lớn như thế nào?

Câu 32:  Biết 10l cát có khối lượng 15kg

a. Tính thể tích của 7,5 tấn cát?

b. Tính trọng lượng của cát có thể tích là 1,5m3?

a/ Ngày nay trong ngành xây dựng thường sử dụng vật liệu nào để thay thế sàn bê tông và tường gạch?

b/ Vật liệu thay thế có những ưu điểm nào?

c/ Hãy xác định khối lượng của thép ứng với thể tích V = 0,002m3. Biết khối lượng riêng của thép là Dthép = 7850 kg/m3.

Câu 39:

a) Trọng lực là gì? Hãy nêu phương chiều của trọng lực.

b) Hãy xác định trọng lượng của một vật có khối lượng m = 700g.

Câu 40:

  1. Hãy nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước nếu dùng bình chia độ.

  2. Một bình chia độ đang chứa nước tới vạch 30 cm3. Thả vào bình một thỏi kim loại thì nước trong bình dâng lên đến vạch 55 cm3.

  • Tính thể tích của vật.

  • Tính khối lượng vật. Biết vật làm bằng đồng có khối lượng riêng là 8900 kg/m3.

b. Quả cầu thứ hai cùng chất và có kích thước, hình dạng giống hệt quả cầu trên có khối lượng 0,5616 kg.Tính thể tích quả cầu thứ 2.