Vật Liệu Cơ Khí là gì? TOP 8 Loại Vật Liệu Cơ Khí Phổ Biến
Vật liệu cơ khí hiện đang được ứng dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và vận hành máy móc. Tuy đã nghe nói về chúng nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu vật liệu cơ khí là gì? Chúng có vai trò và ứng dụng như thế nào? Dưới đây là giải đáp thông tin vật liệu cơ khí là gì cũng như các thông tin liên quan đến loại vật liệu này. Hãy theo dõi!
1. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Vật liệu cơ khí là gì? Vật liệu cơ khí bao gồm những loại nào? Tính chất, đặc điểm của chúng ra sao? Tất cả những thông tin trên sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây. Nếu đang tìm hiểu về các loại vật liệu cơ khí thì dưới đây chắc hẳn sẽ vô cùng hữu ích. Đừng bỏ qua!
1.1 Vật liệu có khí là gì?
Vật liệu cơ khí là khái niệm để chỉ các chất, hợp chất hay tổ hợp công cụ, vật dụng được con người sử dụng trong ngành sản xuất cơ khí. Có thể hiểu đơn giản thì vật liệu cơ khí là nguyên liệu cho ngành chế tạo, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, tạo nên nhiều sản phẩm được ứng dụng trong đời sống.
Như vậy, khái niệm vât liệu cơ khí rất rộng, đa dạng và chỉ mang tính chất tương đối. Vật liệu cơ khí bao gồm nhiều nhóm với những tính chất khác nhau. Vì vậy, chúng vô cùng quan trọng và được ứng dụng rộng rãi, không chỉ trong ngành cơ khí mà còn nhiều lĩnh vực khác của đời sống.
1.2 Tính chất của vật liệu cơ khí là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu vật liệu cơ khí là gì thì việc nắm bắt rõ những tính chất của chúng cũng giúp người sử dụng dễ dàng ứng dụng trong từng tình huống và lĩnh vực cụ thể của đời sống. Theo đó, vật liệu cơ khí được đặc trưng bởi những tính chất cơ bản sau:
- Tính chất cơ học: Bao gồm độ cứng, tính dẻo và tính bền. Chúng biểu thị chung cho khả năng chịu tác động của vật liệu cơ khí với môi trường bên ngoài.
- Tính chất hóa học: Bao gồm tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn của vật liệu cơ khí trước các yếu tố ăn mòn hoá học từ môi trường.
- Tính chất vật lý: Bao gồm tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng. Đây là tính chất biểu thị cho vật liệu cơ khí về mặt vật lí học trong điều kiện bình thường.
- Tính chất công nghệ: Bao gồm tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt. Tất cả đều biểu thị cho khả năng gia công, chế tác vật liệu cơ khí thành những sản phẩm được ứng dụng trong đời sống.
Nhìn chung, mỗi tính chất đều mang những ý nghĩa nhất định, thể hiện rõ đặc điểm của vật liệu cơ khí là gì. Trong đó, tính công nghệ mang ý nghĩa lớn, dựa vào đây mà người dùng có thể cân nhắc và lựa chọn phương pháp gia công thích hợp cho từng loại vật liệu cơ khí, đảm bảo chất lượng cũng như khả năng ứng dụng tuyệt vời của chúng.
2. PHÂN LOẠI VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Vật liệu cơ khí có thể được chia ra thành nhiều loại căn cứ theo nguồn gốc, cấu tạo, tính chất cũng như khả năng gia công, ứng dụng cụ thể,… Trong đó, một số loại phổ biến phải kể đến bao gồm:
2.1 Vật liệu kim loại
Khi tìm hiểu về vật liệu cơ khí là gì thì không thể nào bỏ qua nhóm kim loại. Đây là nhóm vật liệu phổ biến nhất hiện nay, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Vật liệu kim loại được sử dụng nhiều trong sản xuất cơ khí, là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất nhiều loại máy móc, thiết bị. Một số đặc điểm chung của vật liệu kim loại phải kể đến như:
- Có khả năng dẫn điện tốt (đặc biệt là đồng).
- Có ánh kim.
- Độ uốn dẻo tốt ở điều kiện nhiệt độ cao, thậm chí cả nhiệt độ thường.
- Tuy nhiên lại kém bền với các phản ứng hoá học.
Vật liệu cơ khí là gì – kim loại chia thành 2 loại, bao gồm: kim loại đen và kim loại màu:
- Kim loại đen: Nếu tỷ lệ cácbon trong vật liệu ≤2,14% thì gọi là thép và > 2,14% là gang, đồng thời khi tỷ lệ các bon càng cao thì vật liệu càng có độ cứng và giòn lớn.
- Kim loại màu: Thường được sử dụng ở dạng hợp kim, bao gồm Đồng, Nhôm, Sắt,… Loại này thường dẻo, dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tính mài mòn, tính chống ăn mòn cao, khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng độ cứng thường thấp hơn kim loại đen và giá thành cũng cao hơn.
Như vậy, mỗi loại vật liệu kim loại thường có những đặc điểm chung và riêng. Với đặc tính khác nhau mà việc ứng dụng chúng cũng có sự khác biệt. Người dùng cần tìm hiểu kỹ về từng loại vật liệu để có thể sử dụng chúng phù hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm được tạo thành cũng như khả năng vận hành được tốt nhất.
2.2 Vật liệu hữu cơ – polyme
Bên cạnh kim loại thì vật liệu hữu cơ cũng đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Vậy vật liệu cơ khí là gì – vật liêu hữu cơ polyme có đặc điểm gì? Theo đó, vật liệu hữu cơ thường được cấu thành chủ yếu từ cacbon và hydro với một số đặc điểm nổi bật như:
- Tính dẫn điện kém.
- Có khả năng biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao.
Loại vật liệu này bao gồm chất dẻo và cao su. Mỗi loại đều có những đặc điểm khác nhau với tính ứng dụng riêng. Hiện nay, vật liệu hữu cơ polyme được tìm thấy ở nhiều loại gỗ cao su, vật liệu hữu cơ nhân tạo như polyetylen (PE), polyvinyl clorua (PVC),…
2.3 Vật liệu vô cơ – ceramic
Đây cũng là một trong những loại vật liệu cơ khí mà người dùng cũng nên tìm hiểu. Thông thường, chúng có khả năng dẫn điện khá kém, không biến dạng dẻo, độ giòn cao, dễ nóng chảy ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, vật liệu vô cơ lại bền vững với các phản ứng hoá học,… Vì vậy, chúng được sử dụng phổ biến trong ngành gốm, sứ, thuỷ tinh, gạch chịu lửa,… Như vậy, khi tìm hiểu vật liệu cơ khí là gì thì người dùng cũng không nên bỏ qua vật liệu vô cơ.
2.4 Vật liệu kết hợp – compozit
Ngay từ cái tên có thể hiểu đơn giản thì vật liệu là sự kết hợp giữa hai hay nhiều loại vật liệu khác. Một số ví dụ điển hình mà người dùng có thể tham khảo như: vật liệu kim loại kết hợp với polymer, bê tông cốt thép, vật liệu caramic và polymer,… Trong một số ngành nghề, lĩnh vực thì việc ứng dụng vật liệu kết hợp cũng rất cần thiết.
3. VAI TRÒ CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ LÀ GÌ?
Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước thì vật liệu cơ khí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vật liệu cơ khí là nguyên liệu để sản xuất ra các loại máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá liên tục, chuyên nghiệp, đạt hiệu quả cao. Vậy cụ thể vai trò của vật liệu cơ khí là gì? Những loại máy móc, ngành nghề điển hình phải kể đến như:
- Máy móc công nghiệp phục vụ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, giấy, phân bón, tái tạo năng lượng.
- Máy và trạm biến áp, thiết bị điện công nghiệp cao.
- Máy móc phục vụ ngành dệt may, hàng gia dụng.
- Các loại phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, xe nâng hàng,…
- Dụng cụ khai thác, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
- Các hệ thống giám sát, công vụ quản lý nhà kho, hệ thống vận chuyển lưu động, máy móc…
- Thiết bị phục vụ đời sống: Y học, môi trường,…
- Máy móc đo lường, dụng cụ hỗ trợ sản xuất.
- Các ngành nghề khác.
Như vậy, vật liệu cơ khí giúp tạo ra máy móc, thiết bị có độ chính xác cao, hỗ trợ đắc lực cho con người ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Điều này giúp công việc trở nên nhẹ nhàng, hoạt động sản xuất được diễn ra đồng bộ, hiệu quả, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc tham gia vào nhiều lĩnh vực, giúp nâng cao đời sống cho con người chính là vai trò to lớn của vật liệu cơ khí. Có thể nói, đây vừa là vai trò cũng như tính ứng dụng của chúng trong đời sống hiện nay.
Ngoài ra, mỗi loại vật liệu cơ khí khác nhau thuộc các nhóm kim loại, hữu cơ, vô cơ, kết hợp,… sẽ có những đặc điểm, tính chất riêng nên mang đến những vai trò nhất định. Vì vậy, khi tìm hiểu vật liệu cơ khí là gì thì khách hàng nên nắm rõ tính chất cũng như vai trò, tính ứng dụng của từng loại để lựa chọn và sử dụng chúng đúng mục đích, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, hỗ trợ đắc lực cho công việc và đời sống.
4. TOP 8 LOẠI VẬT LIỆU CƠ KHÍ PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Hiện nay, vật liệu cơ khí được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Bên cạnh việc tìm hiểu vật liệu cơ khí là gì thì khách hàng cần tham khảo những loại phổ biến hiện nay. Mỗi loại máy móc, thiết bị, sản phẩm đều cần sử dụng một hoặc nhiều loại vật liệu khác nhau cũng như cách gia công riêng. Dưới đây là gợi ý những vật liệu phổ biến được sử dụng trong gia công cơ khí mà khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn:
4.1 Đồng
Đây là một trong những loại vật liệu gia công cơ khí vô cùng phổ biến và được ứng dụng trong niều ngành nghề. Đồng có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dễ dàng dát mỏng và uốn dẻo nên được sử dụng nhiều trong ngành điện. Theo một số thống kê, có tới hơn 65% sản lượng đồng hiện đang được sử dụng trong ngành điện (điển hình là dây dẫn điện). Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong ngành xây dựng, kiến trúc, nội thất, trang trí thẩm mỹ, hoá dầu,…Thông thường, đồng được gia công theo phương pháp cắt CNC, sử dụng các loại máy cưa, đột dập CNC. Khi tìm hiểu vật liệu cơ khí là gì thì đồng cũng là một loại nổi bật không thể nào bỏ qua.
4.2 Sắt
Có thể nói, trong số các vật liệu cơ khí thì sắt chính là kim loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thông tường, sắt được khai thác từ các mỏ quặng sắt, trải qua quá trình nung nấu, khử tạp chất để thu được sắt dạng tự do và sử dụng nhiều trong sản xuất gang, thép. Theo một số thống kê thì hiện nay sắt chiếm 95% tổng khối lượng kim loại được sản xuất trên thế giới. Loại vật liệu này có độ dẻo và độ cứng cao, khả năng chịu lực lớn, giá thành lại thấp nên được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực đời sống, điển hình như: xây dựng, sản xuất ô tô, máy móc, dụng cụ,…
4.3 Thép
Khi tìm hiểu vật liệu cơ khí là gì thì chắc hẳn không thể nào bỏ qua kim loại thép. Thực chất, vật liệu này là hợp kim của sắt, cacbon cùng một số nguyên tố khác. Bởi vậy, thép cũng được chia ra làm 2 loại là thép cacbon và thép hợp kim. Tương tự như sắt, vật liệu thép được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, điển hình như gia công cơ khí, đóng tàu, xây dựng, sản xuất máy móc, các loại thiết bị khác,…
4.4 Inox
Khi tìm hiểu vật liệu cơ khí là gì thì inox khá nổi bật mà nhiều người quan tâm. Theo đó, Inox (hay còn gọi là thép không gỉ) chính là một dạng hợp kim của sắt có chứa tối thiểu 10,5% crom. Trong đó, thành phần crom giúp inox trở thành loại vật liệu có khả năng chống lại sự ăn mòn và oxy hóa cực kỳ tốt. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật, ưu thế của vật liệu này. Như vậy, khi hàm lượng crom càng cao thì khả năng chống ăn mòn sẽ càng tốt hơn.
Bên cạnh đó, một số dòng được bổ sung nguyên tố Molypden giúp tăng tối đa khả năng chống ăn mòn, đặc biệt trong môi trường chứa Clorua cao. Ngoài ưu điểm chống lại sự oxy hoá và ăn mòn thì inox còn có khả năng chịu nhiệt tốt ( đứng đầu trong các loại vật liệu cơ khí kim loại), có độ dẻo và đàn hồi cao nên dễ dàng gia công, tạo hình, khả năng tái chế vô hạn, dễ dàng làm sạch bề mặt, luôn sáng bóng và đẹp mắt.
Với nhiều đặc tính ưu việt, inox được ứng dụng nhiều trong gia công cơ khí, đặc biệt trong lĩnh vực đòi hỏi khả năng chống ăn mòn tốt như ngành xây dựng, đóng tàu, nội thất, đồ gia dụng, thiết bị y tế,… Các phương pháp gia công inox điển hình như: cắt laser, đột dập CNC, chấn gấp CNC, đột thủy lực,…
4.5 Tôn
Tôn cũng là một trong những vật liệu cơ khí đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực mà điển hình là xây dựng. Nếu tìm hiểu vật liệu cơ khí là gì thì đây chính là gợi ý nổi bật. Đây là vật liệu được làm từ vật liệu kim loại (phổ biến là thép) và được phủ thêm 1 lớp kẽm bên ngoài bằng phương pháp nhúng nóng. Cũng nhờ lớp mạ kẽm này mà tôn có khả năng chống gỉ sét và ăn mòn tốt với tuổi thọ có thể lên đến 50 năm.
Tôn được gia công chủ yếu bằng phương pháp cắt laser, chấn gấp CNC. Sau quá trình gia công thì chúng được ứng dụng nhiều trong ngành xây dựng (lợp mái nhà, làm vách ngăn, đóng trần, cửa cuốn, mái che,…), sử dụng trong điện công nghiệp, lĩnh vực quảng cáo, thậm chí đồ nội thất (tủ tôn,…).
4.6 Nhôm
Nhộm là vật liệu có tính chống ăn mòn cao, nhẹ hơn sắt, bền, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt nên khá được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực. Hiện tại, nhôm được ứng dụng nhiều trong ngành cơ khí chế tạo vỏ vệ tinh nhân tạo, khí cầu, gia công các chi tiết máy, ngành xây dựng, chế tạo sản phẩm trang trí mỹ thuật,…
4.7 Gang
Với những thông tin giải đáp vật liệu cơ khí là gì thì không thể bỏ qua gang. Đây là hợp kim của các nguyên tố gồm sắt, cacbon, Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu…. Trong đó, hàm lượng cacbon lớn hơn 2,14% nên chúng có độ co ngót ít, lực nén mạnh, chảy loãng cao, tính đúc tốt, cứng. Ưu điểm nổi bật của gang là khả năng chịu tải trọng tĩnh và chịu mài mòn cực tốt. Tuy nhiên, gang lại giòn, dễ gãy nên khả năng chịu va đập khá kém.
Hiện nay có 2 loại gang phổ biến là gang graphit và gang trắng. Mỗi loại sẽ sở hữu thành phần cũng như tính chất khác nhau nên tính ứng dụng cũng khác biệt. Nhìn chung, gang được sửu dụng nhiều để gia công thân máy, bánh răng, ổ trượt, trục cán, bánh đai, vỏ máy,… thậm chí chúng còn được sử dụng nhiều khi sản xuất hàng gia dụng.
4.8 Nhựa
Vật liệu cơ khí là gì – Nhựa cũng là một trong những loại khá phổ biến hiện nay. Thực tế, nhựa là một trong những vật liệu cơ khí có tính ứng dụng cao từ đời sống hằng ngày cũng như được sử dụng nhiều trong những sản phẩm công nghiệp. Vật liệu này có ưu điểm nhẹ, chịu được tác động của môi trường hóa chất, chịu mài mòn và cách nhiệt cách điện tốt. Thông thường, chúng được ứng dụng làm ổ cắm, công tắc, đầu nối, ống nước và nhiều loại đồ gia dụng khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong đời sống con người.
5. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN
Bên cạnh việc giải đáp vật liệu cơ khí là gì? Có những loại nào? Ưu điểm cũng như đặc tính của từng loại vật liệu cơ khí,… thì nhiều người còn băn khoăn về cách lựa chọn vật liệu, tiêu chí cơ bản của chúng cũng như cách phân biệt một số loại vật liệu điển hình. Dưới đây là những thông tin bổ sung hữu ích.
5.1 Lưu ý khi lựa chọn vật liệu cơ khí là gì?
Khi chọn vật liệu cơ khí thì người dùng cần lưu ý xem xét nhiều yếu tố, bao gồm: Khả năng làm việc, đặc tính của từng loại, khả năng chống ăn mòn, oxy hoá, độ bền, trọng lượng, tính thẩm mỹ, có dễ vệ sinh hay không,… bên cạnh đó, giá cả vật liệu cũng là yếu tố để cân nhắc nên lựa chọn loại nào. Đặc biệt, người dùng cần lưu ý:
- Chọn loại vật liệu phù hợp để chế tác sản phẩm, gia công máy móc, thiết bị tương ứng,…
- Tính toán kỹ số lượng cũng như tỷ lệ sử dụng các loại vật liệu cơ khí, kiểm tra và đo lường chính xác trước khi mua để đảm bảo đầy đủ cho công việc.
- Lựa chọn sản phẩm chính hãng, đảm bảo mức giá tốt nhất tại nơi cung cấp uy tín.
5.2 Chỉ tiêu cơ bản của vật liệu cơ khí là gì?
Khi sử dụng vật liệu cơ khí để chế tạo chi tiết máy, dụng cụ, sản phẩm, công trình,… thì chúng phải đảm bảo những yêu cầu, tiêu chí cơ bản, có thể khái quát như sau:
- Yêu cầu về tính sử dụng: Vật liệu phải đảm bảo tính cơ học, tính vật lý, hoá học thoả mãn yêu cầu công việc.
- Yêu cầu về tính công nghệ: Được hiểu là khả năng gia công bằng các phương pháp đúc, hàn, gia công bằng áp lực, tính thấm tôi, tính cắt gọt…Đây là tính rất quan trọng vì nó quyết định năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.
- Yêu cầu về tính kinh tế: Việc lựa chọn vật liệu có mức giá thành thấp, đáp ứng đầy đủ những tiêu chí về cơ học, vật lý, hoá học, công nghệ giúp người dùng tối ưu chi phí.
5.3 Tầm quan trọng của kim loại và hợp kim
Ngoài băn khoăn vật liệu cơ khí là gì thì nhiều người còn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của hợp kim và kim loại. Theo đó, kim loại và hợp kim đóng vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Chúng là nguyên liệu cơ bản để tạo ra những máy móc, thiết bị, đóng góp không ngừng vào sự phát triển của xã hội. Như vậy, mỗi khi con người tìm ra vật liệu kim loại hay hợp kim mới, phát huy được tính chất ưu việt của nó sẽ thúc đẩy năng suất lao động phát triển mở ra những ngành khoa học mới như:
- Khi công nghệ chế tạo nhôm hợp kim cứng Đura xuất hiện (1903) đã giúp cho ngành công nghiệp hàng không và tên lửa có bước phát triển nhảy vọt.
- Hàng loạt các vật liệu khác cũng được chế tạo và ứng dụng rộng rãi trong ngành cơ khí như: thép không rỉ austenit (1912), hợp kim titan (1960), thép kết cấu có độ bền cao (1965), thủy tinh kim loại (1990), kim loại nhớ (1990)…
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các kim loại và hợp kim để tìm ra điểm mạnh và ứng dụng chúng vào vào thực tiễn đời sống, giúp phát triển kinh tế, xã hội, khoa học cũng như nhiều lĩnh vực khác. Đây cũng chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của kim loại, hợp kim.
5.4 Phân biệt kim loại với phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu
Khi tìm hiểu vật liệu cơ khí là gì? Vật liệu kim loại luôn nổi bật hơn cả. Vậy cách phân biệt vật liệu kim loại với phi kim loại, kim loại đen và kim loại màu như thế nào? Dưới đây là gợi ý chi tiết:
Thông thường, kim loại dễ bị ăn mòn bởi muối, axít, dễ bị ôxi hóa,… và cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường hơn so với phi kim loại. Đồng thời, khối lượng riêng của kim loại thường lớn hơn phi kim loại, tính cứng cũng cao hơn.
Kim loại đen thành phần chủ yếu là Fe và C: gang, thép, trong khi đó kim loại màu có thành phần hầu hêt các kim loại còn lại: đồng, nhôm,…
5.5 Bảng giá một số loại vật liệu cơ khí phổ biến
Không chỉ quan tâm vật liệu cơ khí là gì mà giá của từng loại cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Người dùng có thể cân nhắc giá cả khi lựa chọn loại vật liệu. Dưới đây là bảng giá tham khảo một số loại vật liệu cơ khí (tính ở thời điểm hiện tại).
Vật liệu cơ khí
Giá tham khảo
Đồng đỏ nguyên chất
115.000 – 200.000 đ/kg
Sắt
15.000 – 35.000 đ/kg
Nhôm
20.000 – 90.000 đ/kg
Inox 304
50.000 – 100.000 đ/kg
Nhựa PVC
30.000 – 50.000 đ/kg
Gang
10.000 – 20.000 đ/kg
Thép
15.000 – 25.000 đ/kg
Thực tế, giá của vật liệu có thể chênh lệch tuỳ từng thời điểm, loại cụ thể, đơn vị phân phối, số lượng mua hàng,… Vì vậy, tốt nhất khách hàng nên tìm đến những đơn vị phân phối uy tín, chính hãng để mua được hàng chất lượng với mức giá tốt cùng chính sách chiết khấu hấp dẫn.
Phía trên là những thông tin giải đáp vật liệu cơ khí là gì cũng như tổng hợp thông tin về vật liệu cơ khí. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ hotline 0869 285 225 của Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.