Vào bếp cùng du học sinh

Cuộc sống ở Việt Nam cùng gia đình, được bố mẹ bảo bọc đã khiến nhiều bạn sốc khi sang xứ người. Tùy thuộc vào địa điểm du học và khả năng thích nghi thì mỗi người lại có cái bỡ ngỡ riêng nhưng hầu hết mọi người khi xa Tổ Quốc đều nhớ về những món ăn giản dị thường ngày ở nhà. Những món ăn tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một giấc mơ nơi trời xa.

Tay nghề nấu ăn của các bạn du học sinh sau quãng thời gian “lăn vào bếp”

Tay nghề nấu ăn của các bạn du học sinh sau quãng thời gian “lăn vào bếp”

Ao ước một bát canh chua, một đĩa rau muống là cái ước mơ rất xa vời đối với các bạn. những thức ăn hầu hết ở đây là những đồ ăn nhanh như hamburger, hot dog, khoai tây chiên… những món ăn rất dễ ngán, nhanh chóng tăng cân và không có lợi cho sức khỏe.

Vân Anh ở Bolivia nói nhiều khi cô thèm rau muống, rau ngót… cũng chẳng biết đào đâu ra vì ở đây không bán. Còn ở Đức, chỉ có mùa đông nước này mới nhập rau từ các nước khác nên giá cả phải chăng, còn mùa hè chủ yếu là rau tự trồng nên rất đắt.

Tại Anh, các cửa hàng châu Á chủ yếu chỉ bán xì dầu, nước mắm, các loại gia vị… còn rau, thịt thì vẫn mua chủ yếu ở các siêu thị. Hoàng Hiền ở Moscow , Nga chia sẻ: “Từ Moscow đến Maxt (nơi có chợ Vòm) hay Salut của người Việt rất xa nên chủ yếu cuối tuần các sinh viên Việt Nam mới đi chợ và bỏ tủ lạnh ăn cả tuần”.

Nếu không chọn những thứ ăn nhanh như thế này thì các bạn du học sinh của chúng ta không còn cách lựa chọn nào khác. Lạ nước, lạ văn hóa nên việc giao lưu, học cách tính toán chi tiêu hợp lý để có những món ăn ngon, bổ, rẻ đậm chất Việt Nam với các bạn là rất khó.

“Muốn ăn thì lăn vào bế”p

Muôn vàn chuyện dở khóc dở cười về chuyện “thực” của du học sinh Việt Nam ở nước ngoài kể ra cũng chẳng khác gì mấy chuyện ăn uống đã thành giai thoại của sinh viên kí túc xá là mấy.

Quây quần gói bánh chưng dịp Tết

Quây quần gói bánh chưng dịp Tết

Để có những bữa ăn ngon, bổ ,rẻ sau một thời gian sinh sống và học tập ở các nước du học sinh của chúng ta đã tự tay “lăn” vào bếp. Những món ăn đậm chất Việt Nam đã được các bạn thể hiện.

Giải pháp lâu dài và tiết kiệm mà hầu hết du học sinh lựa chọn là tự nấu ăn. Chính vì phải đối mặt với việc “ học nấu ăn để sinh tồn” mà không ít bạn du học sinh đã thay đổi tay nghề nấu nướng lên trông thấy, tới mức chính “thân chủ” còn ngạc nhiên và có nhiều câu chuyện đã trở thành giai thoại.

Biết tính toán, chi tiêu hợp lý trong việc mua thực phẩm và tìm đến những khu chợ của người Việt, các du sinh viên có nhiều lựa chọn hơn do vậy mà những bữa ăn của họ cũng được cải thiện.

Có rất nhiều bạn du học sinh trước đây chưa bao giờ biết cầm đến con dao thái thịt gà là gì, không cắm nổi nồi cơm hay không thể phân biệt nổi đâu là xà lách và bắp cải thì nay đã tự tin gọi điện về nhà “mẹ ơi con tự nấu được phở để ăn rồi nhé…” dù sự thay đổi này phải đánh đổi bằng không ít thời gian, công sức và “cân nặng”.

Trong các dịp lễ Tết nếu không có điều kiện về nhà sum vầy bên người thân các du học sinh thường tụ tập và cùng nhau làm những món ăn truyền thống mà khi ở Việt Nam, không ít bạn không biết hoặc “quên” làm như bánh chay trong dịp Tết hàn thực hay gói bánh chưng, đồ xôi gấc…

Có thực mới vực được đạo và có “lăn” vào bếp thì những du học sinh của chúng ta mới có những trải nghiệm, những kỉ niệm thú vị. Và qua đó cũng quảng bá được hình ảnh, văn hóa của Việt Nam đến bạn bè thế giới, một đất nước mến khách, đa dạng ẩm thực với nhiều những món ăn ngon, nổi tiếng.