Văn khấn và Cách Thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà đúng chuẩn
Phật bà Quan Âm được xem là người có sức mạnh và thần lực cao nhất trong các vị Bồ Tát, có dân gian thường nói bà chỉ đứng sau Phật tổ. Đối với người Việt cũng như các nước Châu Á hình tượng Quan Âm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo dân gian, phong thủy và tín ngưỡng thờ cúng Phật, Quân Âm là vị Bồ Tát mang đến bình an, phổ độ chúng sinh. Tại bài viết sau đây cửa hàng gốm sứ đại việt sẽ cung cấp cách thỉnh Phật bà Quan âm về nhà thờ cúng đến quý vị và các bạn.
Cách thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà thờ tại gia
Phật bà Quan Âm hay còn được biết đến với các tên gọi như Quan Thế Âm Bồ Tát, Quán Âm, Bồ Tát Quán Thế Âm, Quán Thế Âm,… Đây là vị Bồ Tát được người dân các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,… tôn sùng, thờ phụng. Quan Âm nổi tiếng với việc phù độ chúng sinh, cứu khổ cứu nạn, được tạc tượng, thờ phụng trang trọng tại các ngôi chùa cũng như gia đình tại Châu Á. Tại Việt Nam có rất nhiều gia đình thờ phụng tượng Quan Âm nhầm cầu xin may mắn, bình an, sức khỏe và an yên.
Có nhiều câu chuyện và truyền thuyết kể về nguồn gốc của Phật bà Quan Âm. Trong đó người xưa kể lại rằng Quan Âm là công chúa của một nước nhưng vẫn nhất tâm tu hành. Vua cha tức giận đã mang nàng công chúa ra chém đầu, Diêm vương nhốt nàng trong ngục tối, nhưng nàng lại biến nhà tù thành nơi tu tịnh. Nàng luôn giúp đỡ mọi người, sau đó được Diêm vương hồi sinh, tu hành tại núi Phổ đà, bà tiếp tục phổ độ chúng sinh cứu vớt ngư dân, phụ nữ, trẻ em. Cũng chính vì vậy mà nhiều gia đình tại Việt Nam tôn thờ Quan Âm.
Thờ cúng Phật cũng như Quan Âm trở thành phong tục tín ngưỡng được nhiều người Việt lựa chọn. Tuy nhiên trước khi thực hiện thờ cúng, thờ phụng tượng Quan Âm tại nhà gia chủ cần lưu ý thực hiện nghi lễ thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà. Cụ thể gia chủ nên chuẩn bị trước các vật phẩm sau đây:
Tiến khi tiến hành thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà gia chủ cần chuẩn bị trước bàn thờ để bà ngự. Bàn thờ cần có các vật phẩm cơ bản như hoa tươi, bát hương, kỷ chén,…. Bàn thờ Phật phải được đặt ở vị trí trang nghiêm nhất của gia đình, phải đặt cao hơn bàn thờ gia tiên và bàn thờ Thần linh. Bởi theo tín ngưỡng tâm linh thì Phật là đấng bề trên.
Gia chủ lựa chọn tượng Phật bà Quan Âm có kích thước phù hợp với bàn thờ nhà mình. Nên lựa chọn các cơ sở sản xuất, cung cấp tượng Phật uy tín chất lượng. Gia chủ có thể chọn tượng làm từ các chất liệu khác như như: Gỗ, đồng, đá,… tuy nhiên tốt nhất vẫn nên chọn tượng Phật Quan Âm bằng sứ cao cấp.
Đối với các vật phẩm phong thủy như Tượng Quan Âm gia chủ nên thực hiện nghi lễ khai quang điểm nhãn trước khi tiến hành thờ cúng. Đây là thủ tục giúp bức tượng vô tri, vô giác trở nên có hồn phách, linh khí và phát huy được hết công dụng của mình. Gia chủ nên mang tượng lên chùa để được các sư thầy khai quang, làm phép, tụng kinh. Hoặc gia chủ có thể mời thầy về làm lễ tại nhà.
Sau khi đã tiến hành nghi lễ khai quang điểm nhãn, tượng Phật bà Quan Âm gia chủ có thể chọn ngày lành tháng tốt, giờ Hoàng đạo để an vị bà trên bàn thờ đã được chuẩn vị sẵn. Vị Gia chủ tiến hành thắp nhang thờ cúng, dâng lễ vật, giữ cho bàn thờ Phật bà luôn được sạch sẽ, thanh tịnh. Hàng ngày nên thắp hương vào lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ. Vào các ngày lễ, Tết, ngày rằm, mùng 1, nên dâng hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, cỗ chay lên Bồ Tát.
Văn khấn thỉnh Phật bà Quan Âm chuẩn
Chọn ngày lành tháng tốt để thỉnh Phật bà Quan Âm
Người Việt có thói quen xem ngày và chọn ngày lành tháng tốt trước khi làm bất cứ một công việc hệ trọng nào. Đây là một phong tục tín ngưỡng tâm linh được người Việt truyền từ đời này sang đời khác. Việc chọn ngày nhằm cầu mong chọn được ngày đẹp, mọi việc tiến hành trong ngày hôm đó được thuận lợi. Đối với việc thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà các gia đình cũng cần lưu ý lựa chọn ngày đẹp nhằm mang đến may mắn và suôn sẻ.
Để chọn được ngày tốt gia chủ có thể tìm các thầy phong thủy, thầy xem ngày, thầy bói hay các vị thầy sư để tham khảo ý kiến. Hoặc gia chủ có thể dựa vào tuổi, cung mệnh, tử vi để lựa chọn được ngày tốt. Sau khi thỉnh Phật bà về gia chủ còn cần lưu ý lựa chọn ngày tốt để thực hiện nghi lễ khai quang điểm nhãn. Trong tháng thường sẽ những ngày tốt có thể thực hiện các nghi thức quan trọng như cưới hỏi, mua xe, xây nhà, thỉnh Phật,… Ngược lại trong tháng cũng có những ngày đại kỵ không nên thực hiện các nghi lễ. Gia chủ cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn ngày nào. Một lưu ý là gia chủ không nên thỉnh tượng Phật bà Quan Âm vào tháng 7 Âm lịch.
Một số lưu ý khi thỉnh tượng Phật bà Quan Âm Bồ Tát về nhà
Để việc thờ cúng Phật Bà Quan Âm phát huy công dụng như mong muốn các gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Chuẩn bị bàn thờ, hướng thờ, kích thước, vị trí an vị bàn thờ Phật bà phù hợp. Nên lựa chọn kích thước bàn thờ vừa phải, đủ để đặt tượng, các vật phẩm thờ cúng và lễ vật. Đặt tượng và bàn thờ có kích thước hài hòa. Vị trí đặt bàn thờ Phật bà phải ở trên cao, bên trên bàn thờ Gia tiên và Thần linh. Nên lựa chọn các hướng đặt bàn thờ hợp với cung mệnh của gia chủ trong nhà.
Tượng Phật bà Quan Âm Bồ Tát và vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ nên chọn chất liệu sứ. Có thể chọn tượng Phật bà tay cầm hoa sen hoặc bình nước cam lộ, Tượng Quan Âm nghìn mắt-nghìn tay, Tượng Quan Âm bế đứa trẻ,… theo mong muốn và nguyện vọng của gia đình. Bát hương, bình hoa, kỷ chén, mâm bồng nên chọn chất liệu sứ có vẽ họa tiết hoa sen.
Trước khi thờ cúng cần thực hiện nghi lễ khai quang điểm nhãn cho tượng. Có thể thực hiện nghi lễ này tại nhà hoặc tại chùa, sau đó chọn giờ đẹp để an vị tượng tại vị trí đã chọn sẵn. Nghi thức điểm nhãn nên do chính gia chủ thực hiện.
Hàng ngày nên thực hiện hương khói vào lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ theo đúng nghi thức thờ cúng nhà Phật. Có thể đọc văn khấn cầu nguyện, sám hối hàng ngày để tăng lòng thành kính.
Dâng hoa nên chọn các loài hoa mang ý nghĩa tốt, mùi hương thơm như: Mẫu đơn, cúc vàng, hoa sen, hoa hồng,… Trái cây nên chọn những loại có độ tươi lâu, màu sắc đẹp như: Bưởi, phật thủ, cam, táo, dưa hấu, thanh long, chuối,…
Vào ngày rằm, mùng 1, lễ Phật đản, Tết, các ngày lễ,… nên dâng hương, hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, đèn nến, nước,… Có thể làm mâm cỗ, tuy nhiên gia chủ lưu ý chỉ cúng lễ chay, không được cúng lễ mặn, vì như vậy là vi phạm các điều của nhà Phật.
Để bàn thờ Phật bà luôn sạch sẽ, gọn gàng, thanh tịnh, thường xuyên lau dọn. Không nên di chuyển bát hương, tượng hay đồ thờ cúng trên bàn thờ. Nên thực hiện thay chân hương khi bát hương đầy.
Gốm Đại Việt vừa cung cấp cách thỉnh Phật bà Quan Âm về nhà đến quý vị và các bạn. Để mua các sản phẩm tượng Phật bà Quân Âm, tượng phong thủy, linh vật phong thủy từ gốm sứ Bát Tràng bạn có thể yên tâm lựa chọn Gốm Đại Việt. Mọi thông tin vui lòng liên hệ Gomdaiviet.vn để được tư vấn và hỗ trợ.
3
/
5
(
32
votes
)