Văn khấn tổ tiên ngày mùng 3 Tết Mậu Tuất 2018 mới nhất
Văn khấn tổ tiên ngày mùng 3 Tết Mậu Tuất 2018 mới nhất
Bài khấn tổ tiên chuẩn nhất ngày mùng 3 Tết Mậu Tuất 2018 ai cũng nên đọc ngay để áp dụng.
Ngày mùng 3 tết mang ý nghĩa gì ?
Không biết từ lúc nào, trong tiềm thức của người Việt ta mỗi khi nhắc đến những việc cần lưu tâm trong ba ngày Tết là không ai có thể quên lời dạy của các bậc ông cha đi trước: ‘Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy’. Việc chúc tết cha mẹ, thầy giáo đã trở thành đạo lý mà mỗi người phải hoàn thành trước khi bước vào những cuộc ăn chơi đầu năm mới.
Khi sắm lễ cần chuẩn bị những gì?
Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới 2017 tết Đinh Dậu bao gồm:
– Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).
– Trầu cau
– Rượu
– Đèn, nến
– Lễ ngọt, bánh kẹo
– Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ, tinh khiết.
Văn khấn mùng 3 tết
Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, lễ cúng mùng 3 tết con cháu sẽ sửa soạn lễ vật để dâng lên tổ tiên trong các ngày đầu năm mới. Khi đặt mâm cỗ cúng lên ban thờ ngày Tết bạn không thể quên bài cúng ngày mùng 3 tết để mời các vị tổ tiên về dự.
Xin gửi đến quý bạn đọc bài bài cúng mùng 3 tết ngay sau đây
Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).
– Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
– Con kính lạy Phật Trời, Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…..
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu Xuân, giải trừ gió Đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán Xuân Thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới, nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………….. …………..
Ngụ tại: ………………………………………….. ……………………………………
Nhân tiết minh niên, sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước Án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười Phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước Án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho con cháu mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ. Hộ trì chúng con, gia Lộc gia Ân, xả quái trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nay theo Tuế luật, Âm Dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán. Mùng Một ( mùng hai, mùng ba) đầu Xuân, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như Trời cao Biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án. Kính mời Các cụ Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại. Cúi xin giáng về Linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Tín chủ chúng con lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ngụ tại đất này, nhà này cùng về hâm hưởng lễ vật.
Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Lưu ý:
Ki hóa vàng trong ngày mùng 3 tết, chúng ta cũng cần lưu ý một số điểm sau:
+ Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng.
+ Việc hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ.
+ Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.
+ Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới.