Văn khấn thờ Quan Thánh Đế Quân – Bản đầy đủ nhất.

Một số lưu ý khi thờ Quan Thánh Đế Quân

Khi phát tâm muốn lập ban thờ Quan Thánh Đế Quân nên chú ý một số điểm sau đây:
Tranh 5 Ông hoặc 3 Ông cũng được nhưng phải chú ý lựa tranh có hình lưỡi đao của Ông Châu Xương không nên quay về phía lối ra vô, vì sẽ chém chủ Gia, dẫn đến đau bệnh hoài không khỏi.
Ví dụ: đứng thắp hương nhìn thấy lối ra vào trong nhà (không phải cửa chính) mà nằm tay trái thì Thờ Tranh Ông sát vách tay phải, rồi giữa là Phật Bà Quan Âm, Kế đến là Bà Mẹ Sanh, còn đứng thắp hương mà lối ra vào nằm tay phải, Tranh Thờ Ông nằm Tay Phải thì phải Thỉnh loại hình Lưỡi đao quay về phía Tượng Phật Bà để đỡ cho Gia Chủ.

Quan Thánh Đế Quân

Rằm hàng Tháng phải thay nước cúng, nếu có cầu xin hay cúng gì Trả Lễ thì nên cúng trả lễ Ông Bằng 1 Dĩa Trái Cây Tạ Lễ là được rồi).

Văn khấn thờ Quan Thánh Đế Quân

Cách thượng bàn Thờ Ông như sau: Trước hết Thỉnh Tranh Ông tại nơi bán, sau đó đem tranh Ông ra Miếu Ông, (Tại Huế có Chùa Ông, đường Bạch Đằng) khấn vái, rồi nhờ Thầy hoặc Cô trụ trì Chùa để lên Bàn Thờ Ông (ít nhất trước ngày Thỉnh về 3 ngày), đến rằm (15 – 16 âm lịch) ra Thỉnh rồi thắp hương xin Ông Chứng, rút Bàn Thờ Ông tại Miếu 3 Đốt Chân Nhang về cắm vào lư hương ở nhà nơi Thờ Tranh Ông.

Sau đó các vị muốn Thờ Các Vị Khác trong Gia Đạo như Ông Thần Tài, Ông Địa… thì đem để lên Trang Thờ Ông Khấn Vái nhờ Ông Chứng giùm (nhớ phải Cúng Nước Trà, Nước Lọc, hay rượu cũng được, Tranh 3 Ông thì 3 chung, 5 ông thì 5 chung + 1 dĩa Trái Cây để tỏ lòng Thành của Gia Chủ), đến rằm (15-16 bắt đầu Thắp nhang Xin Lấy xuống. Trước khi Lấy xuống thì Quơ Quơ trên Cây Nhang Đã Thắp vái Ông 3 Vòng là xem như Ông Đã Khai Quang Điểm Nhãn).

Nếu có Vái ngoài trời thì Khấn là: Ông Thái Thượng Lão Quân, Ông Huỳnh Long Thái Tử, Ông Quan Thánh, Quan Thế Âm Bồ Tát phù hộ…..

“ Nam mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát”.

Mỗi khi thắp nhang cho Ông, nên khấn thầm 3 lần:“ Nam mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát”.

Ông có nhiều danh hiệu, xin kể ra sau đây các danh hiệu thường gặp: Quan Công, Quan Thánh, Quan Đế, Nhân Đức Thánh Quân, Phục Ma Đại Đế, Thần Oai Viễn Trấn, Phật Già Lam, Cái Thiên Cổ Phật,…

Theo Trung quốc Sử lược, Ngài bị giết chết năm 219 sau Tây lịch, và theo truyện Tam Quốc Chí, Ngài bị Tôn Quyền xử trảm, năm đó là năm Kiến An thứ 24, hưởng được 58 tuổi. Do đó, ta có thể suy ngược ra năm sanh của Đức Quan Thánh là: 219 – 57 = 162 sau Tây lịch.

Theo sách Minh Thánh Kinh, thân phụ của Quan Võ là Quan Nghị, tự là Đạo Viễn, ông nội là Quan Thẩm tự là Vân Chi, và ông cố là Quan Long Phùng.

Vậy, Đức Quan Thánh sanh năm 162 và mất năm 219 sau Tây lịch, hưởng thọ 58 tuổi.Theo sách Minh Thánh Kinh, thân phụ của Quan Võ là Quan Nghị, tự là Đạo Viễn, ông nội là Quan Thẩm tự là Vân Chi, và ông cố là Quan Long Phùng.

Nên ghi nhớ, người nào Thờ Ông thì không ăn thịt Chó, Trâu, Gà Trống (nếu không biết không sao) nếu không cữ hết 3 món được thì cữ đặc biệt 1 món là Thịt Chó là không nên ăn.

Khi thỉnh tranh Ông về, lúc làm lễ, thắp hương, nên dùng bài khấn này, thắp 3 cây nhang để ngang trán mà đọc:

” …Con tên …, … tuổi, ngụ tại địa chỉ số nhà…, phường…, Thành phố… Vì ngưỡng mộ sự trung nghĩa và đức độ của Ngài mà nay đã thiết lập bàn thờ Ngài tại tư gia, (cơ quan) như vầy. Kính mong triệu thỉnh Ngài Quan Thánh Đế Quân nhập tượng, trấn trạch, duy trì chánh khí trong nhà. Và xin nguyện sẽ cố gắng noi theo sự dạy bảo của Ngài. Đệ tử thành tâm phụng thỉnh!” (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy).

Khi cần xin một điều gì, hay lễ vía Ông thì sắm cau, trầu, rượu, trái cây và dùng bài khấn sau:

“ Nam mô Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân Bồ Tát.
Hôm nay nhân ngày …. gì đó, để tưởng nhớ tới công ơn trì gia, trấn trạch, của Ngài, đệ tử có bày chút ít hoa, quả, rượu, …thành tâm xin phụng thỉnh Ngài về hưởng dụng chứng giám.”

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…