Văn khấn ông Công ông Táo phổ biến nhất hiện nay

Văn khấn ông Công ông Táo chính là một nghi thức không thể thiếu trong ngày các gia đình làm mâm cơm cúng để tiễn ông Táo về chầu trời.

Ý nghĩa của ngày ông Công ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian. Phương tiện để Táo Quân lên chầu trời chính là cá chép vàng.

https://taxitaithanhhung.com/van-khan-ong-cong-ong-tao-pho-bien-nhat-hien-nay/

Văn khấn ông Công ông Táo

Sau khi mâm cỗ được bày biện đầy đủ, đến giờ hành lễ là lúc con cháu bắt đầu đọc bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo để tỏ lòng thành kính. Dù thế, không phải ai cũng biết bài khấn nào là đúng và chuẩn xác nhất.

Sau đây là hai bài văn khấn ông Công ông Táo phổ biến của người Việt:

Bài 1: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Bài 2: Văn khấn ông Công ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :………….

Ngụ tại :…………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , xiêm hài áo mũ , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Mâm cúng ông Công ông Táo

Ngày nay, mâm cúng ông Công ông Táo trở nên đơn giản hơn trước nhiều nhưng vẫn đầy đủ và trang trọng.

Theo phong tục, mâm cúng ông Công ông Táo gồm có:

– Thịt luộc

– Gà luộc

– Đĩa xào thập cẩm

– Xôi (hoặc bánh chưng)

– Giò

– Canh măng, nấm, mọc

Ngoài ra, mâm cúng ông Công ông Táo còn có: hoa quả, trà sen, 3 chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu… Trong đó, không thể thiếu món cá chép giấy, vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để đưa ông Táo về trời.

https://taxitaithanhhung.com/van-khan-ong-cong-ong-tao-pho-bien-nhat-hien-nay/

Thời gian cúng ông Công ông Táo

– Miền Bắc: Người dân thường làm lễ cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải đúng vào ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

– Miền Trung: Thời gian cúng ông Công ông Táo là đêm 22, rạng ngày 23 âm lịch.

– Miền Nam: Người dân thường làm lễ vào buổi tối, từ 20h – 23h. Người miền Nam cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp thì mới được tiễn ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

Trên đây là tổng hợp bài văn khấn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp đầy đủ và ý nghĩa nhất. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn.