Văn khấn mùng 1 và ngày rằm tháng 11 âm lịch

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm tháng 11 âm lịch. Lễ vật cũng như nội dung bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm tháng 11 âm lịch 2020 được chuẩn bị như thế nào. Cùng lichvansu.wap.vn tìm hiểu.

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm tháng 11 âm lịch

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm tháng 11 âm lịch

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm tháng 11

1. Ý nghĩa của tháng 11 

Bước sang tháng 11 là thời điểm của những cơn gió lạnh đầu tiên của mùa đông. Trong tháng 11 mọi vật đều ở trong trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh lặng. Đồng thời cũng là thời điểm mà con người cần có những cái nhìn tổng thể, những xem xét nhìn nhận lại bản thân nhằm chuẩn bị cho những hoạt động, những kế hoạch sắp tới. Tháng 11 con người cần có thái độ mềm mỏng, bao dung và rộng lượng hơn, hành thiện và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn hơn mình, có như vậy mới mong tăng thâm được phúc đức, tăng vận may cho bản thân và gia đình. 

Theo tử vi những người sinh vào tháng 11 cũng chịu ảnh hưởng của ngũ hành nên tâm lý hướng nội, mềm mỏng, họ thông minh sắc sảo, có trí tuệ linh hoạt, mẫn tiện hơn người, họ cũng là mẫu người rất ôn hòa, hiền hậu và nhân ái, đôi khi sẽ có chút yếu đuối và nhu nhược.

Tháng 11 Dương Lịch gọi là November là do bắt nguồn từ gốc Latin, được đặt theo Lịch La Mã cổ, đơn giản chỉ là số đếm theo Lịch La Mã, không có gì đặc biệt. Trong Lịch La Mã thì Tháng 1,2,3,4,5,6 được đặt tên theo các Vị Thần. Tháng 7 và 8 đặt tên theo 2 người trị vì đế chế La Mã. Từ tháng 9,10,11,12 là đặt theo hệ số đếm của La Mã.

Đó là những thông tin về tháng 11 dương lịch. Còn Tháng 11 Âm Lịch có thêm tên gọi là tháng on chuột hay còn gọi là tháng Tý. Nếu gọi theo tên của loài cây là là Đông Nguyệt hay còn gọi là tháng Mùa Đông. Trong âm lịch, tháng Tý (tức tháng thứ 11 âm lịch) là tháng bắt buộc phải có ngày Đông chí. Tháng này còn gọi là tháng Trọng Đông 仲冬, nên gọi là Đông Nguyệt 冬月và theo lịch kiến Dần đây là tháng Tý 鼠月 (tháng con chuột).

Các nhà lập lịch còn thêm Can vào tên gọi của tháng nên có tháng Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý tùy theo từng năm âm lịch.

2.  Lý do cần phải thắp hương vào ngày mùng 1 và ngày rằm tháng 11 âm lịch

Đây là một quan niệm tâm linh lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch được ngọi là ngày Sóc. Nguyên nghĩa của từ sóc chính là sự khởi đầu là bắt đầu. Ngày mùng 1 chính là ngày bắt đầu của tháng nên gọi là ngày Sóc. Ngày 1 tháng 11 âm lịch là ngày bắt đầu của tháng 11 âm. Còn ngày rằm 15 hàng tháng gọi là ngày Vọng. Vọng ở đây mang ý nghĩa là nhìn xa trông rộng, đây là thời khắc mà mặt trời đối xứng với mặt trăng ở hai cực xa nhất trong tháng.

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày này mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Việc cúng mùng 1 tháng 11 âm hay cúng rằm tháng 11 âm có thể được thực hiện từ chiều ngày 30 hoặc từ chiều tháng  14 của tháng. Khi đó ta sẽ cần chuẩn bị bài văn khấn cúng 1 tháng 11 âm , văn khấn cúng ngày rằm tháng  11 âm cũng như những lế vật cần thiết theo từng hình thức cúng lễ chay hay lễ mặn.

3. Chuẩn bị lễ vật cúng mùng 1 tháng 11 âm lịch, ngày rằm tháng 11 âm lịch

Việc chuẩn bị lễ vật dâng lên tổ tiên vào ngày mồng 1 hay ngày rằm tháng 11 năm 2020 có thể chuẩn bị thành tâm đơn giản bao gồm các món lễ chay như :

  • Hương
  • Trầu cau
  • Hoa Quả ( không dùng quả xanh)
  • Tiền vàng
  • Nước ( không dùng nước lã) và Rượu

Ngoài việc chuẩn bị lễ chay thì các gia đình cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này. Khi đó lễ mặn sẽ được chuẩn bị bao gồm : Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Việc thành tâm sẵm lễ vào ngày mùng 1 và ngày rằm tháng 11 chủ yếu là để tỏ lòng biết ơn thành kính, cầu mong cuộc sống bình an, nên lễ vật chuẩn bị có thể rất giản dị chỉ gồm : hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

4. Chuẩn bị Văn Khấn cúng ngày mùng 1 và ngày rằm tháng 11 

Khi chuẩn bị bài văn khấn mồng 1 và ngày rằm tháng 11 thì gia chủ sẽ cần thực hiện cúng Thổ Công trước sau đó mới cúng Gia Tiên.

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm tháng 11 – Bài văn cúng Thổ Công và các vị Thần

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại: ………………………………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Văn khấn mùng 1 và ngày rằm tháng 11 – Bài văn cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ………………

Ngụ tại: ………………………………..

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Trên đây là tất cả nội dung của bài văn khấn mùng 1 và ngày rằm tháng 11 âm lịch. Cách chuẩn bị lễ vật cũng như hình thức thực hiện nghi thức cúng Thổ Công, Tổ Tiên trong ngày này.