Văn khấn lễ tạ năm mới – Lễ hóa vàng chuẩn cho năm mới

Có rất nhiều mẫu bài văn khấn lễ tạ năm mới tuy nhiên mỗi gia đình sẽ có một phong tục khác nhau và do đó sẽ áp dụng những bài văn khấn khác nhau. Và bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu đôi nét về phong tục lễ tạ năm mới – lễ hóa vàng năm mới này các bạn nhé.

văn khấn lễ tạ năm mớiVăn khấn lễ tạ năm mới và Mâm cỗ Tết là 2 thứ không thể để kết thúc những ngày Tết nguyên đán

Sắm mâm lễ cúng hóa vàng

Lễ hóa vàng là gì?

Theo phong tục và truyền thống của người Việt thường quan niệm rằng: Mùng 1 tết Cha; Mùng 2 tết Mẹ; Mùng 3 tết Thầy; Mùng 4 và mùng 5 là ngày chúng ta tiễn các Cụ về cõi vĩnh hằng, một số nơi có thể kéo dài từ ngày mùng 4 tới ngày mùng 10. Lễ tạ năm mới này được coi như lòng thành của gia chủ với các vị thần, phật, gia tiên đã khuất. Sau lễ tạ chúng ta thường đốt vàng mã, quần áo hoặc các vật dụng cần thiết cho những người đã khuất.

Sắm lễ cúng hóa vàng

Tùy từng nơi và tùy từng gia đình sẽ có các mâm cỗ hóa vàng khác nhau, tuy nhiên về cơ bản mâm cỗ hóa vàng không thể thiếu: Nhang, giấy tiền, hoa quả thắp hương, trầu cau, rượu, đèn hoặc nến, bánh kẹo, đồ chay hoặc đồ mặn là các món ăn ngày Tết….

van khan le hoa vang

Văn cúng tạ năm mới

Khi chúng ta thực hiện nghi thức cúng lễ sẽ không thể thiếu các bài văn cúng tạ năm mới như:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)” 

Đọc những bài văn khấn lễ tạ năm mới này như sự bày tỏ tấm lòng, những lời cầu khấn tới những người đã khuất. Ngoài ra bài văn cũng chứa đựng rất nhiều các ý nghĩa tâm tư, tình cảm của người đang sống và lòng thành kính biết ơn thế hệ đi trước đã có công sinh thành, nuôi dưỡng.

bai khan hoa vang

Sau bài khấn hóa vàng cả gia đình nhau nhau sum vầy bên mâm cơm

Lễ tạ năm mới, văn khấn hóa vàng cần chú ý điều gì?

Văn khấn hóa vàng là nghi thức được thực hiện khi chúng ta hóa vàng mã biếu người đã khuất. Các Cụ thường nói “trần sao âm vậy” nên khi gửi đồ hóa vàng các bạn cũng cần lưu ý ghi cụ thể, rõ ràng là đồ gửi cho ai, gửi những gì, mộ táng tại đâu….Khi hóa vàng mã cần đọc câu kinh để xin thần kính rước vong linh về cõi âm.

bai cung hoa vang

Các thành viên trong gia đình cùng nhau tiến hành bài cúng hóa vàng

Cho dù phong tục từng nơi có khác nhau thế nhưng truyền thống văn khấn lễ tạ năm mới – Lễ hóa vàng năm mới của người Việt vẫn không hề thay đổi bởi đây là nét đẹp tâm linh được gìn giữ bao đời nay. Và đây cũng là dịp để chúng ta nhớ về tổ tiên, nhớ về những người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta.