Văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu chọn lọc năm 2023

Thờ cúng những tiền nhân có công lao với quốc gia, dân tộc là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Tương truyền, Thánh Mẫu là những bậc có công với đất nước trong quá trình xây dựng và giữ nước. Vì thế, hầu nết ở mọi đại phương ở nước ta đều có công trình thờ cúng các bậc tiền nhân ấy. Không chỉ dừng lại ở việc thờ cúng thông thường, người dân còn tổ chức những lễ, hội ở những nơi như Đình, Đền, Miếu nhằm tạo nên sự đặc biệt trong cách biết ơn, kính trọng với thần linh.

văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Việc tổ, chức tham gia lễ, hội để bày tỏ niềm tin vào thần, thánh đã trở thành điểm đặc trưng trong niềm tin tâm linh của người Việt, điều này vừa giúp người dân có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống, vừa tổ điểm cho văn hóa Việt trở nên muôn màu. Hãy cùng bàn thờ Nhất Tâm Đà Nẵng tìm hiểu văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu cũng như ý nghĩa trong việc thờ cúng các Thánh Mẫu.

Tam Tòa Thánh Mẫu là ai?

Trước hết, chúng ta sẽ đến với những thông tin cơ bản về Tam Tòa Thánh Mẫu, họ là ai và có vai trò như thế nào. Tam Tòa Thánh Mẫu chủ yêu được thờ trong các đền, điện thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ Phủ. Tam Tòa Thánh Mẫu gồm có ba vị thánh là Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tạm Thoái Phủ.

Đệ Nhất Thượng Thiên còn có tên gọi ngắn gọn với tên là Mẫu Đệ Nhất. Đây là vị thánh có trách nhiệm cai quan miền trời, bà tạo được mưa, gó, sấm chớp. quyền năng tạo ra mưa, gió, sấm, chớp. Là bậc nắm giữ quyền tạo ra mưa, gió nên bà đã giúp đỡ rất nhiều cho việc canh tác lúa nước, trồng trọt của người dân nước ta. Bà được biết đến là bà chúa Liễu Hạnh đã 3 lần giáng trần để ứng giúp cư dân Việt xưa. Trong quy tắc thờ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu, bà sẽ tọa ở chính giữa với trang phục màu đỏ và ngày hội chính để tưởng nhớ bà là vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.

văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Đệ Nhị Thượng Ngàn là người nắm giữ việc cai quản rừng núi, bà là vị thánh có mối liên hệ đặc biệt mới con người, muông thú và cây cỏ. Những nơi có rừng núi thì người ta lập đền để thờ bà nhằm hy vọng được bà che chở, nương tựa và rừng mà phát triển đời sống. Bà có nhiều tên gọi khác như Lâm Cung Thánh mẫu, Diệu Tín Thiền sư, Sơn Tinh công chúa, … Trong cách gọi quen thuộc của người dân thì bà có tên là Mẫu Đệ Nhị. Trong tam tòa, bà tọa ở vị trí bên trái với trang phục màu xanh, lễ hội Đền Nhị để tưởng nhớ bà diễn ra vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hằng năm.

Vị mẫu thứ ba là Mẫu Thoải còn được gọi là Mẫu Thủy hay Mẫu Đệ Tam. Bà nắm giữ sự cai quan với miền sông nước. Với những cư dân có đời sống gắn liền với sông nước thì Mẫu Thoải là bậc thánh vô cùng linh thiêng. Người ta lập đền thờ bà để được bà giúp đỡ, phò hộ cho đời sống được thuận hòa với con nước, tôm cá đủ đầy quanh năm, nước lên thì lộc về chứ không có điềm dữ. Với trang phục áo trắng, Mẫu Thoải tọa bên phải của Tam Tòa, ngày lễ hội của bà là ngày 10 tháng 6 âm lịch hằng năm.

Lễ Tam Tòa Thánh Mẫu có ý nghĩa gì?

Những điều đã nhắc đến ở trên phần nào đã nêu lên ý nghĩa của việc thờ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu. Vì các vị thánh Mẫu đã có công ơn vô cùng to lớn trong đời sống của người dân, thế nên thờ cúng các vị thánh mẫu đã trở thành truyền thống và được thế hệ người sau phát huy, gìn giữ một cách chu đáo và thành tâm.

văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Thứ nhất là thờ để biết ơn, thứ hai là thờ để được các vị thánh phù hộ, độ trì cho cuộc sống, thế nên dù đời sống ngày càng hiện đại thì số lượng người tham gia lễ hội Tam Tòa Thánh Mẫu vẫn không có sự giảm xuống mà ngày càng tăng lên.

Chuẩn bị mâm lễ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu

Theo phong tục, quy tắc khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ của người xưa truyền lại, người đến phải mang theo lễ vật để dâng lên các vị thánh, lễ vật ở đây không cần cao sang, cầu kì mà ít hay nhiều tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người, lễ vật là bắt buộc nhưng yếu tố thành tâm mới là điều quan trọng nhất. Lễ vật thì có thể là chay hoặc mặn, chỉ cần tránh những vật phẩm không phù hợp với cúng bái.

Với lễ chay, mâm lễ thường có hương, đèn, hoa, quả, trà, … để dâng lên các vị Phật nếu có thờ ở Đình, Đền và các Thánh Mẫu. Nếu bạn muốn dâng đồ mặn lên các thánh mẫu thì nên lựa chọn những lễ vật như gà, lợn, chả, … Hiện nay, có nhiều người đã chọn cách gửi tiền vào hòm công đức, việc làm này vẫn được xem như là đã dâng lễ.

Một số điều cần làm khi dâng lễ Thánh Mẫu

Không chỉ vào những dịp có lễ hội, chúng ta vẫn được dâng lễ lên các Thánh Mẫu vào bất cứ ngày nào trong năm, nếu bản thân đang muốn bày tỏ lòng biết ơn hay cần được các thánh giúp đỡ thì hãy thực hiện ngay, không cần phải đợi chờ.

Như cách ứng xử ở mọi nơi thờ tự khác, đặt chân vào nơi thờ các Thánh Mẫu, chúng ta phải có trang phục phù hợp, lịch sử, lời nói, cử chỉ phải nhẹ nhàng, không gây ồn ào, bất kính với các bậc bề trên.

văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Với tiền mặt, chúng ta nên tự gửi vào hòm công đức, tùy vào điều kiện của mỗi người nhưng không nhất thiết là phải gửi với một số tiền quá lớn, những tờ tiền có mệnh giá vừa phải như 10 – 20 nghìn thì thường được sử dụng nhiều nhất. Chúng ta cũng nên tránh gửi hòm công đức bằng nhiều tờ tiền có mệnh giá nhỏ lẻ.

Và đừng quên chuẩn bị một mẫu văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu chuẩn chỉ nhất, để gửi những ước nguyện, mong cầu của gia chủ đến các đấng thần linh.

Văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Dưới đây là nội dung chọn lọc văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu mà gia chủ có thể tham khảo, cụ thể:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (người thực hiện nghi lễ lạy 3 lạy)

– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.

– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hưởng tử (chúng) con là: ………………………………………………..

Ngụ tại: ………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……

Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) …………………………………….. chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (người thực hiện nghi lễ lạy 3 lạy)

  • Thông tin văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu chỉ mang tính chất tham khảo!

Như vậy, bài viết đã gửi đến bạn một số thông tin cơ bản về văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu cũng như ý nghĩa của việc thờ các vị thánh quan trọng ấy. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp được bạn trong quá trình tìm hiểu, hành lễ. Nếu quý vị quan tâm đến những thông tin về phong thủy, tâm linh, hãy theo dõi bàn thờ Nhất Tâm để thường xuyên cập nhật những tin tức này nhé!