Văn khấn lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát trong chùa

Lượt xem: 3545

Văn khấn lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát trong chùa

 

1. Ý nghĩa: 

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh  mà được thiện duyên, gặp may mắn.

Cầu cho được: Mạnh khỏe, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hòa thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hòa bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ,… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.

 

2. Sắm lễ:

Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

– Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,…. không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,….

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: Gà, giò, chả, rượu, trầu cau,…. ) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị Thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại Chùa. Nếu có sắm sửa lễ này thì chỉ đặt ở bàn thờ Thần linh, Thánh mẫu hay ở bàn thờ Đức ông.

– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.

– Hoa tươi lễ Phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…. không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả,….

– Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt thường ngày: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,….

– Tại chùa, cứ đến rằm tháng bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn.

Vào tết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chết tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ,…. nhưng không được sắm sửa các hình nhân thế mạng.

Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: Cháo lá đa, bánh đa, khoai,…. Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp bán khoán hay làm lễ cầu siêu thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị tăng trụ tại chùa.

 

3. Đến chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

– Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước

– Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn hương, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

– Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

– Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

– Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

 

Có nhiều sự tích về Ngài, nhưng hai ấn bản về thân thế được lưu truyền nhất về Ngài phải kể đến là Đức Địa Tạng sinh ra trong một gia đình vốn thuộc dòng dõi Bà-La-Môn, tên là Kolita Moggallàna hay còn gọi là Mục Kiền Liên. Ngài là người có đức, có tâm nhưng bà Thanh Đề mẹ Ngài lại mang nhiều sát nghiệp. 

Bà Thanh Đề chết đi, bị đày xuống Vô gián địa ngục, phải chịu sự trừng phạt đau đớn, không thể siêu thoát. Mục Kiền Liên thương mẹ, thiền định niệm Phật trước linh cữu bà nhiều ngày, Đức Phật cảm động nói với Ngài vào ngày rằm tháng Bảy, hãy cùng chư tăng tổ chức một buổi lễ để cầu nguyện và hộ niệm cho cửu huyền thất tổ và mẹ Ngài. Mục Kiều Liên làm theo cuối cùng bà Thanh Đề cũng được giải thoát.

Về sau Ngài cùng người bạn từ thuở niên thiếu Upatissa, Xá Lợi Phất, được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thu nhận làm đệ tử. (Trích trong quyển Thập Đại Đệ Tử).

 

4. Văn khấn lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát trong chùa.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chính phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Minh Vương cứu khổ, Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Tín chủ con là: …………………………………..

Ngụ tại: …………………………………………….

Hôm nay là ngày ………… tháng …………. năm ………….

Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toàn sen báu.

Cúi xin đức đại sỹ không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời đạo lợi, chở che cứu với chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc minh châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt.

Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương đại sỹ, cứu độ chúng sinh.

Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên.

Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

Lại nguyện cho hương linh gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!