Văn khấn cúng mùng 3 Tết

1.

Ngày lễ hoá vàng là ngày gì?

Theo phong tục Việt Nam, mùng 3 âm lịch hằng năm được biết đến là ngày lễ hóa vàng hay ngày lễ tạ âm cảnh. Theo lời người xưa, con cháu cần làm lễ hóa hương vàng, quần áo, vàng mã để tiễn ông bà về âm cảnh sau 3 ngày Tết nhộn nhịp. Đây là một dịp lễ vừa thể hiện lòng tôn kính vừa cầu mong tổ tiên ban phước lành cho một năm nhiều may mắn, thịnh vượng của người Việt. 

2.

Mâm cỗ trong ngày lễ hoá vàng

Vào ngày này, gia chủ sẽ chuẩn bị đồ cúng dâng lên cho thần linh để họ chứng giám lòng thành của mình. Thông thường, các hộ gia đình sẽ thực hiện vào sáng sớm và tránh để quá giờ trưa mới hành lễ. 

Lễ vật cúng hóa vàng sẽ được chuẩn bị trước Tết bao gồm: 

  • Hương, đèn nến và vàng mã 

  • Nhang, hoa, ngũ quả,

  • Trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo

Về mâm cơm mặn, tuỳ theo gia cảnh của từng nhà mà cũng khác nhau, theo tiêu chuẩn sẽ gồm các món gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Gà là món quan trọng nhất trong mâm bởi vì nó tượng trưng cho 5 đức tính của người dân Việt: Văn – Võ – Dũng cảm – Nhân hậu – Trung tín. Một số nơi sẽ sử dụng mâm cơm chay 

Ngoài ra, theo phong tục xưa, gia chủ làm lễ hoá vàng cũng sẽ đặt vài cây mía ở mâm cúng, họ tin rằng đó là những cây cầu bắc ngang giữa cõi Âm và Dương để những cô hồn có thể đưa hàng hoá qua lại. Không chỉ vậy, cây mía cũng được xem là một món vũ khí để người âm đánh tan quỷ dữ. 

3.

Phương thức hành lễ

Quan trọng nhất, trong quá trình hành lễ, bàn thờ của gia chủ phải luôn được thắp hương và sáng đèn vì người xưa tin rằng bậc tổ tiên luôn túc trực trên bàn thờ suốt những ngày Tết. Về phần mâm cỗ thì phải đợi sau khi hoàn thành xong lễ hoá vàng thì mới được hạ xuống (trừ các đồ mặn, dễ thiu như thịt xôi…). Nếu tắt hương và hạ cỗ trước ngày hóa vàng sẽ bị coi là phạm điều bất kính và dễ gặp những điều không may. Ngoài ra, gia chủ sẽ mỗi hộ gia đình trước khi hành lễ cần thủ sẵn một bát gạo và một bát muối rải từ trong nhà ra ngõ để đảm bảo rằng ông bà có thể hưởng trọn vẹn “tài sản” được con cháu đốt xuống. Theo thứ tự, gia chủ sẽ cúng hóa vàng trên bàn thờ Thổ công thần linh trước sau đó mới đến bàn thờ tổ tiên. Sau khi đốt xong, gia chủ thường sẽ đổ một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã để đồ cúng được chuyển đến đúng người nhận. 

Nhiều gia đình đốt hàng chồng vàng mã như giấy vàng, giấy bạc, vàng thoi tiền cùng quần áo, giày dép, nhà cửa, xe…, thậm chí có người còn gửi người hầu, tỳ thiếp… có giá trị hàng trăm nghìn đồng cho người cõi âm.

Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

4.

Bài văn khấn mùng 3 Tết

Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng… tháng Giêng năm….. (Nhâm Dần)

Chúng con là: … tuổi… Hiện cư ngụ tại…

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật!

5.

Giờ đẹp để hành lễ hoá vàng năm 2022

Mùng 3 Tết – ngày 3/2/2022 dương lịch

Năm 2022, mùng 3 Tết rơi vào thứ Năm, ngày 3/2/2022 dương lịch. Giờ tốt ngày mùng 3 Tết để hóa vàng gồm:

  • Giờ Thìn (7h-9h)

  • Giờ Ngọ (11h-13h)

  • Giờ Mùi (13h-15h)

  • Giờ Tuất (19h-21h)

Mùng 4 Tết Nhâm Dần, tức ngày 4/2/2022 dương lịch

  • Giờ tốt hóa vàng: Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).

Mùng 5 Tết Nhâm Dần, tức ngày 5/2/2022 dương lịch

  • Giờ đẹp hóa vàng: Mão (5h-7h); Tị (9h-11h); Thân (15h-17h); Tuất (19h-21h).

Mùng 8 Tết Nhâm Dần, tức ngày 8/2/2022 dương lịch

  • Giờ đẹp hóa vàng: Thìn (7h-9h); Tị (h-11h); Thân (15h-17h); Dậu (17h-19h).

Sau khi đã hoàn thành xong lễ cúng hóa vàng, những người trong gia đình sẽ tề tựu lại và cùng nhau ăn uống một bữa thân mật trước khi quay trở lại với công việc tất bật của mình. Tuy tục hoá vàng là một truyền thống đẹp của người dân Việt Nam nhưng hiện nay việc đốt vàng mã quá nhiều sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính vì vậy, ngoài việc tận hưởng những nghi thức truyền thống, chúng ta hãy văn minh và bảo vệ nơi mình sống nhé!

Website: www.ancarat.com

Tổng đài: 19006889 (Miễn phí)

Hotline: 0988902860 – 090297297

Hệ thống cửa hàng: http://bit.ly/ch-ancarat

Kênh TMDT: https://ancarat.com/tmdt

Bài viết liên quan

Bài văn khấn rước ông Táo đêm 30 Tết

Sinh con vào năm Nhâm Dần có tốt hay không

Tử vi 12 con giáp năm 2022 và các cách hóa giải vận hạn

Văn khấn cúng đưa ông Táo 23 tháng Chạp

Những cái tên cho bé gái hay và ý nghĩa năm 2022