Văn khấn Mẫu chuẩn bài bản nhất!
Bài văn khấn Mẫu để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ và biết ơn đối với các bậc Tôn thần đã có công với làng, xã, đất nước. Tam Tòa Thánh gồm 3 vị Thánh Mẫu khác nhau ám chỉ về những hệ thống dùng để cai quản 3 miền bao gồm miền trời, miền núi và miền sông đất. Cùng Xưởng Gỗ Đẹp tìm hiểu về văn khấn Mẫu giúp độc giả được mẫu chứng giám và nhận được sự phù hộ nhé!
Ý nghĩa lễ Tam tòa Thánh Mẫu
Nội Dung Chính
Ý nghĩa lễ Tam tòa Thánh Mẫu
Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân có công với làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của người Việt Nam.
Theo phong tục dân gian, ngày nay người Việt Nam khắp mọi miền đất nước vẫn đi lễ, đi trẩy Hội vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng hàng năm để tỏ lòng tôn kính, biết ơn tới các bậc Tôn thần có công với đất nước.
Cùng với sự lưu truyền diệu kỳ của các thần thì Đình, Đền, Miếu, Phủ đã đi vào những trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc truyền thống yêu nước từ xa xưa.
Nơi thờ tự như Đình, Đền, Miếu, Phủ là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của người dân Việt.
Họ hy vọng rằng bằng những hành động mang giá trị tâm linh, có thể cầu mong đấng Thần linh phù hộ cho gia đình, cộng đồng được bình an, hạnh phúc, thành đạt và thịnh vượng, giải trừ tội lỗi…
Cách phân biệt ban mẫu khi đi lễ
Mỗi năm vào các dịp lễ Tết, hay những ngày rằm mùng một, rất đông các tín ngưỡng tôn giáo không chỉ đến lễ Thánh Mẫu, đọc văn khấn Mẫu mà còn đến hội đồng Tam Tứ Phủ tại các đền, phủ, điện thờ…, cầu bình an, may mắn….
Thực tế, khi bước vào nội phủ ta thường thấy có khá nhiều cung thờ, hay trong một điện thờ nhỏ thôi cũng có khá nhiều ban thờ, tượng thánh gây ra khó khăn cho người hành lễ.
Không biết phải khấn sao cho đúng quy định cũng như sắm sửa lễ nghi sao cho đầy đủ, không thiếu sót kẻo bị trách phạt…
Cách bày trí trong một điện thờ:
Bước vào bất kì một điện thờ nào ta cũng dễ dàng nhận thấy các ban chia ra làm mấy tầng mấy lớp và mấy hàng theo chiều từ cao xuống thấp.
Hàng tiếp theo: thường sẽ là tượng 3 vị Thánh Mẫu, ngồi giữa là vị thần Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời, một bên là Mẫu Thoải cai quản miền sông nước, một bên là Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi.
Đôi khi có thêm hai nàng hầu cận đi theo các Thánh Mẫu được gọi là đôi cô Quỳnh cô Quế hầu cận.
Hàng tiếp theo có thờ Đức Ngọc Hoàng cùng hai vị quan thần là Nam Tào và Bắc Đẩu coi giữ sổ sinh sổ tử tại nhân gian.
Có đền điện sẽ không có các vị này. Cũng có một số đền điện đặt tượng ba vị ngồi trên tượng tam tòa Thánh Mẫu.
Cách phân biệt ban mẫu khi đi lễ
Hàng tiếp theo đó chính là ngũ vị tôn ông hay còn được gọi với cái tên hội đồng quan lớn.
Mỗi vị quan sẽ mặc một áo màu khác nhau tượng trưng cho vùng vị ấy cai quản.
Một số đền điện quan không khoác áo mà có thể giống nhau, cách phân biệt duy nhất là dựa vào cách giơ ngón tay của vị quan lớn đó.
Hàng tiếp theo: tứ phủ thánh hoàng, gồm có ba pho tượng thánh hoàng là thánh hoàng Bơ, thánh hoàng Bẩy, thánh hoàng Mười làm đại diện cho thập vị thánh hoàng.
Phía dưới bệ thờ sẽ là ngũ hổ tướng, hai tướng thanh xà và bạch xà. Đa phần đền điện hai vị tướng thanh xà bạch xà sẽ được người ta treo trên cao.
Đây được coi là các binh tướng nhà Thánh.
Trên đây là chính cung còn được gọi là cung công đồng, nằm ở chính giữa tất cả các điện thờ, quy mô lớn nhất và trang trí lộng lẫy nhất.
Hàng trên cùng: thường đặt tượng Bồ Tát đại diện cho chư Phật, chư Bồ Tát.
Lễ vật và cách lễ tam tòa Thánh Mẫu
Theo phong tục truyền thống khi đến các Đình, Đền, Miếu, Phủ nên mang theo lễ, tùy vào tâm mà lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn.
Vẫn có thể sắm các lễ chay như hương, hoa quả, bánh bao chay,… để dâng mặc dù là những nơi thờ Thánh, Thần, Mẫu.
Mâm lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, bánh, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát quan thế âm (nếu có). Lễ chay cũng được sử dụng để dâng ban Thánh Mẫu.
Mâm lễ Mặn: Nếu các bạn có quan điểm phải dùng mặn thì có một lời khuyên hữu ích đó là nên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, cá, giò, chả.
Mâm lễ đồ sống: Tuyệt đối không sử dụng các đồ lễ sống như trứng, muối, gạo hoặc thịt tại các ban dành cho quan Ngũ Hổ, Thanh xà, Bạch xà mà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay: Không dùng các thực phẩm tanh như cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Gạo nếp cẩm nấu xôi chè cũng thuộc vào lễ này.
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường sẽ có oản, quả, hương hoa, gương, lược… Là những đồ chơi dành cho trẻ nhỏ. Lễ vật này thường cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong túi nhỏ, đẹp mắt.
Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng đồ chay mới có phúc và những lời cầu nguyện mới linh ứng.
Hạ lễ sau khi làm lễ tam tòa Thánh Mẫu
Sau khi kết thúc đọc văn khấn Mẫu, trong khi đợi hết một tuần nhang mọi người có thể viếng thăm phong cảnh nơi thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang thì có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Khi thắp nhang xong, cần vái 3 vái trước mỗi ban thờ sau đó hạ sớ rồi đem hóa vàng.
Sau khi hạ sớ xong mới được hạ lễ dâng cúng khác.
Hạ lễ theo thứ tự từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… để nguyên trên bàn thờ hoặc giả lại nơi đặt bàn thờ, có nơi để riêng thì nên gom vào đó và không đem về.
Nội dung bài văn khấn Mẫu
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Những điều cần biết khi đi lễ Mẫu
Bạn có thể đi lễ Mẫu, đọc văn khấn Mẫu vào bất cứ ngày nào trong tháng, hoặc khi có việc cần phải cầu đảo, không cần phải câu nệ ngày tốt xấu.
Như đã nêu ở trên lễ vật chỉ là phương tiện, tuỳ điều kiện hoàn cảnh gia đình, cốt là cái tâm, tuyệt đối không được nghĩ lễ ít các vị chư Thần sẽ không chứng giám.
Nơi đền phủ điện miếu là những nơi mang tính chất tôn nghiêm, khi đến cần ăn mặc chỉnh tề ngay ngắn, lời ăn tiếng nói đúng mực, nếu có người trong nom nơi thờ tự bạn nên đến chào hỏi rồi xin phép vào làm lễ, khi ra về cũng nên ghé lại chào hỏi đầy đủ.
Tiền nên tự tay bỏ vào hòm công đức, nên đặt một đồng có mệnh giá lớn ví dụ 10 ngàn thay vì nhiều đồng nhỏ lẻ như 1 ngàn đi mỗi nơi để một đồng.
Trên đây là bài văn khấn Mẫu tại các Đền, Phủ, Chùa dành cho các độc giả theo tín ngưỡng tôn giáo. Hy vọng rằng, với những chia sẻ mà chúng tôi đưa ra, sẽ giúp các bạn có thể hoàn thành một buổi lễ trang nghiêm, thành ý và chuẩn chỉ nhất để đem lại nhiều may mắn, tài vượng cho gia đình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi Xưởng Gỗ Đẹp và hãy đồng hành cùng chúng tôi trong những chặng đường tiếp theo nhé!