Văn khấn Mẫu Liễu Hạnh đầy đủ nhất, thời gian và nguồn gốc

Văn Khấn Mẫu Liễu Hạnh : Thánh Mẫu hay còn gọi là công chúa Liễu Hạnh hay là thánh Mẫu Liễu Hạnh, Bà chứ Liễu, Liễu Hạnh. Theo văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đây chính là một vì thần được người dân tôn thờ từ hàng nghìn năm qua. Bà được coi là “Mẫu nghi thiên hạ – mẹ của muôn dân”. Đền thờ của bà có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước Việt Nam.

Văn khấn Mẫu Liễu Hạnh đầy đủ nhất

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

(lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con xin kính lạy Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương Tối linh chí linh.

Mấu Đệ nhất thiên tiên!

Mấu Đệ nhị thượng ngàn!

Mấu Đệ tam thoải cung!

Hương tử con là …..

Ngụ tại …..

Hôm nay là ngày …..

Tại: Phủ ….., phường /xã/quận/huyện/tp …..

Thành kính dâng lễ vật,

Cung thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, hội đồng các Quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thâp nhị chầu Cô, Thập nhị quan Cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh Bạch xà Thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám phù hộ độ trì cho hương tử con được hưởng: Gia quyến mạnh khoẻ, bình an, đắc lộc, đắc thọ, bách sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấm mẫu liễu hạnhVăn khấm mẫu liễu hạnh

Truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh 

Theo nhiều tài liệu văn hóa lịch sử, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được lưu truyền trong dân gian qua 3 lần giáng sinh nư sau:

Giáng sinh lần 1

Truyền thuyết kể rằng, vào thời Hậu Lê, tại trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Nam Định) có gia đình vợ chồng là ông Phạm Huyền Viên và bà Đoàn Thị Hằng là người nahan đức. Hai vợ chồng sống với nhau đã già nhưng vẫn chưa có con. một hôm bà Hằng chiếm bao thấy được Ngọc Hoàng ban cho đứa con gái chính là công chúa Hồng Liên. Lúc bà Hằng hạ sinh con gái nhỏ là vòa ngày rằm tháng 2 năm Quý Sửu khi ông Viên đang ngồi ngoài hiên nhà thì thấy có báng tiên giáng trần. Thấy giấc mơ quá linh ứng nên ông bà đặt tên con con Phạm Tiên Nga.

Tiên Nga lớn lên nổi tiếng xinh đẹp, đến năm 15 tuổi có rất nhiều gia đình giàu có trong vùng tìm đến hỏi cưới nàng, nhưng nàng cương quyết từ chối vì muốn được chăm sóc cho cha mẹ già. Đến khi cha mẹ qua đời Tiên Nga để tang 3 năm. Sau đó nàng đi khắp nơi cứu giúp nhân dân bằng tấm lòng lương thiện của mình. Những công lao của bà được nhân dân ghi lại bao gồm:

  • Ngăn nước Đại Hà từ bên kia núi Tiên Sơn, nay là đường đê Ba Sát; cùng đó xây 15 cây cầu đá, bố thí dân nghèo, chữa bệnh, xây chùa, xây trường…
  • Dựng chùa Kim Thoa bên sông Đồi, thờ mẹ Nam Hải Quán Âm và cha mẹ;
  • Tu sửa chùa Sơn Trường (Ý Yên, Nam Định), chùa Long Sơn (Duy Tiên, Hà Nam), chùa Thiện Thành (Bình Lục, Hà Nam). Cũng tại Bình Lục, Hà Nam,bà đã giúp dân khai hoang hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi khi thấy dân nghèo không có đất làm ăn. Đặc biệt nghề bà truyền dạy là nghề trồng dâu, nuôi tằm.
  • Năm Nhâm Thìn Bà đã về quê cho xây nhà thờ tổ họ Phạm, đôn đốc nhân dân làm ăn, truyền bá tư tưởng đạo đức.

Năm Quý Tỵ (1473), 40 tuổi, bà quy tiên về trời, người dân thương sót, tưởng nhớ công ơn của bà đã cho xây Phủ Đại La Tiên Từ và Phủ Quảng Cung.

Giáng sinh lần 2 

Gần 100 năm sau, bà lại giáng trần đầu thai làm con gái một gia đình tại hạt Nam Sơn Hạ, nay là Vụ Bản, Nam Định vào năm Đinh Tỵ (1557). Cha bà là ông La Thái Tiên, khi nhìn thấy con gái có vẻ đẹp như Tiên trong bức họa Thiên Đình thì đặt tên nàng là Lê Giáng Tiên. Sau khi trưởng thành bà kết hôn với chồng là Trần Đào Lang, hai người có với nhau 2 người con : con trai tên Nhân, con gái tên Hòa.  Tới năm 21 tuổi bà Quy Tiên, nhân dân đã lập đề thờ bà tại Phủ Dầy Vụ Bản, Nam Định ngày nay.

Giáng sinh lần 3

Sau khi qua đời, Giáng Tiên theo lệnh Ngọc Hoàng về trời mang theo nỗi nhớ chồng con, cha mẹ day dứt khôn nguôi. Vào đúng ngày gia đình làm lễ tang cho mình, bà bèn hiện về trong hình dáng tiên nữ khiến mọi người hết sức hoảng hốt. Bà đễ kể lại sự tình cho gia đình và dân chúng nghe, sau đó bà vẫn thường giáng trần trong hình hài tiên nữ để chăm sóc chồng con. Cho tới khi con cái trường thành, và người chồng công thành danh toại bà mới từ biệt và phiêu bạt khắp nơi để cứu độ chúng sinh.

Quy y Phật Tổ

Theo lưu truyền trong dân gian, Giáng Tiên thường hóa hiện thân mình khắp nơi để cứu giúp chúng dân, trừng trị kẻ ác.  Lần cuối cùng bà giáng trần là ở huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Vua Lê Chúa Trịnh bấy giờ nghe tin vậy cho rằng Ngọc Hoàng Thả yêu nên nhờ tướng Tiền Quân Thánh đem các thuật sĩ tài giỏi đi bắt bà về. Bà chống không lại nên hiện thân thành con rồng đinh bay lên trời thì bị tướng Thánh thả lưới bắt, đúng lúc đó có Phật Tổ cảm kích tâm nguyện của bà nên hóa phép cứu giải, ban cho bà mũ áo cà sa, bà nhận áo mũ rồi theo Phật tổ về quy y cửa Phật.

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Thánh mẫu Liễu hạnh

Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tổ chức tại những địa điểm sau :

  • Phủ Dầy – Vụ Bản, Nam Định,
  • Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) – Ý Yên, Nam Định,
  • Phủ Tây Hồ – Hà Nội,
  • Phủ Đồi Nang, Đền Dầu, Đền Quán Cháo – Ninh Bình,
  • Đền Sòng – Bỉm Sơn, Thanh Hóa,
  • Đền Sòng Sơn – 35 Tôn Đức Thắng, P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Hà Nội.