Văn hóa ẩm thực ngày tết ở Nam Bộ | in bao lì xì


in bao lì xì
Cũng như người miền Bắc có bánh chưng trong ngày Tết thì với người miền Nam có bánh tét. Bánh tét tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời khác và không thể thiếu trong ngày Tết. Bánh tét có nhiều loại như: bánh tét mặn, bánh tét nhân thập cẩm, bánh tét ngọt, bánh tét chay không nhân.
Bánh tét thường được gói trước nửa tháng, bánh dùng để cúng tổ tiên trong ngày Tết, ngoài ra còn được dùng làm quà biếu. Để có chiếc bánh tét ngon người ta sử dụng lá cẩm ngon, nếp mù u dẻo tròn. Trước khi gói đem gạo nếp vo sạch, để ráo nước rồi đem xào với nước cốt dừa và nước lá cẩm. Nhân bánh là các nguyên liệu gồm: chuối, đậu xanh, giò heo bắc thẻo, thịt, trứng, nấm… và được gói thành đòn dài rồi đem luộc đến khi chín. Khi bánh chín, bánh được cắt ra thành từng lát, mỗi lát có màu tím thẫm của chuối, màu trắng của mỡ, đỏ cam của trứng vịt muối, màu vàng của đậu. Bánh tét được ăn cùng thịt kho tàu, dưa cải, củ kiệu mang một hương vị riêng và hấp dẫn.

Thịt kho
in bao lì xì
Món ăn ngày tết của người Nam Bộ cũng rất độc đáo. Ngày tết, dù mâm cao cỗ đầy nhưng không thể thiếu nồi thịt kho trứng (người miền Bắc có món thịt đông). Đây là món thịt kho “lạt”, không phải là thịt kho theo kiểu của người Trung Hoa. Miếng thịt thái vuông, quả trứng tròn thể hiện mong ước vuông tròn cho cả năm.

Canh khổ qua
in bao lì xì
Canh khổ qua cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Theo quan niệm của người miền Nam thì canh khổ qua là món ăn để mong ước sẽ qua đi sự cơ cực, không may mắn bắt đầu một năm mới tươi sáng.
Canh khổ qua được nấu từ những trái khổ qua tươi, cạo bỏ ruột nhồi thịt băm nhỏ vào bên trong, rồi dùng nước hầm xương để nấu canh khổ qua. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của khổ qua hòa lẫn với vị ngọt của thịt, nước canh hơi đắng nhưng lại là món ăn giúp bạn giải ngán khi ăn các món ăn nhiều đạm trong ngày tết.

Bánh tráng cuốn
in bao lì xì
Trong mâm cỗ ngày tết còn một món ăn quen thuộc nữa là món bánh tráng cuốn. Những miếng bánh tráng trắng phau được làm từ gạo ngon đem ngâm rồi xay thành bột sau đó được tráng thành từng miếng dùng để cuốn với thức ăn. Bánh tráng được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạc xưởng và các loại rau với món ăn này bạn sẽ ăn được nhiều mà không cảm thấy bị ngán.

Củ kiệu tôm khô
Thật là thiếu sót nếu không nhắc đến món củ kiệu tôm khô, món ăn tuy bình dị nhưng là món ăn không thể thiếu, luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày tết. Củ kiệu được làm sạch rồi đem phơi, sau đó cho củ kiệu vào lọ, cứ 1 lớp củ kiệu thì cho 1 lớp đường cát trắng rồi đậy kín để kiệu tự chảy ra nước, khoảng 10 ngày là ăn được. Củ kiệu được ăn cùng với tôm khô sẽ tạo thành một món ăn rất ngon.

Trên đây là những món ăn cổ truyền có trong ngày Tết, các món ăn cổ truyền ở miền Nam không chỉ đơn thuần là vấn đề ẩm thực mà còn thể hiện tính văn hóa đặc sắc của vùng miền, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa ẩm thực ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam

Bánh tétCũng như người miền Bắc có bánh chưng trong ngày Tết thì với người miền Nam có bánh tét. Bánh tét tượng trưng cho sự no ấm từ đời này qua đời khác và không thể thiếu trong ngày Tết. Bánh tét có nhiều loại như: bánh tét mặn, bánh tét nhân thập cẩm, bánh tét ngọt, bánh tét chay không nhân.Bánh tét thường được gói trước nửa tháng, bánh dùng để cúng tổ tiên trong ngày Tết, ngoài ra còn được dùng làm quà biếu. Để có chiếc bánh tét ngon người ta sử dụng lá cẩm ngon, nếp mù u dẻo tròn. Trước khi gói đem gạo nếp vo sạch, để ráo nước rồi đem xào với nước cốt dừa và nước lá cẩm. Nhân bánh là các nguyên liệu gồm: chuối, đậu xanh, giò heo bắc thẻo, thịt, trứng, nấm… và được gói thành đòn dài rồi đem luộc đến khi chín. Khi bánh chín, bánh được cắt ra thành từng lát, mỗi lát có màu tím thẫm của chuối, màu trắng của mỡ, đỏ cam của trứng vịt muối, màu vàng của đậu. Bánh tét được ăn cùng thịt kho tàu, dưa cải, củ kiệu mang một hương vị riêng và hấp dẫn.Thịt khoMón ăn ngày tết của người Nam Bộ cũng rất độc đáo. Ngày tết, dù mâm cao cỗ đầy nhưng không thể thiếu nồi thịt kho trứng (người miền Bắc có món thịt đông). Đây là món thịt kho “lạt”, không phải là thịt kho theo kiểu của người Trung Hoa. Miếng thịt thái vuông, quả trứng tròn thể hiện mong ước vuông tròn cho cả năm.Canh khổ quaCanh khổ qua cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Theo quan niệm của người miền Nam thì canh khổ qua là món ăn để mong ước sẽ qua đi sự cơ cực, không may mắn bắt đầu một năm mới tươi sáng.Canh khổ qua được nấu từ những trái khổ qua tươi, cạo bỏ ruột nhồi thịt băm nhỏ vào bên trong, rồi dùng nước hầm xương để nấu canh khổ qua. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của khổ qua hòa lẫn với vị ngọt của thịt, nước canh hơi đắng nhưng lại là món ăn giúp bạn giải ngán khi ăn các món ăn nhiều đạm trong ngày tết.Bánh tráng cuốnTrong mâm cỗ ngày tết còn một món ăn quen thuộc nữa là món bánh tráng cuốn. Những miếng bánh tráng trắng phau được làm từ gạo ngon đem ngâm rồi xay thành bột sau đó được tráng thành từng miếng dùng để cuốn với thức ăn. Bánh tráng được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạc xưởng và các loại rau với món ăn này bạn sẽ ăn được nhiều mà không cảm thấy bị ngán.Củ kiệu tôm khôThật là thiếu sót nếu không nhắc đến món củ kiệu tôm khô, món ăn tuy bình dị nhưng là món ăn không thể thiếu, luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày tết. Củ kiệu được làm sạch rồi đem phơi, sau đó cho củ kiệu vào lọ, cứ 1 lớp củ kiệu thì cho 1 lớp đường cát trắng rồi đậy kín để kiệu tự chảy ra nước, khoảng 10 ngày là ăn được. Củ kiệu được ăn cùng với tôm khô sẽ tạo thành một món ăn rất ngon.Trên đây là những món ăn cổ truyền có trong ngày Tết, các món ăn cổ truyền ở miền Nam không chỉ đơn thuần là vấn đề ẩm thực mà còn thể hiện tính văn hóa đặc sắc của vùng miền, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa ẩm thực ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam