Vận dụng tình huống thực tiễn kết hợp phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn công nghệ 10 – Tri thức trẻ vì giáo dục

Công trình: Vận dụng tình huống thực tiễn kết hợp phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn công nghệ 10

Link công trình: https://drive.google.com/drive/folders/1qo6fQFyzEazrZURTmu5C72RocLp4c2gd?fbclid=IwAR2X-OT-i32eSN7UIc7_1VY-VMD2muk5lOxCmjo-PFW487XjetDDNjYnwEA

Giới thiệu về công trình:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

“Phát triển năng lực học sinh thông qua Hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn liền sản xuất kinh doanh vào giảng dạy môn công nghệ 10”

II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:

1.Thuận lợi và khó khăn của trường

a/ Thuận lợi

Điểm đầu vào của học sinh khối 10 khá cao so với các trường huyện, học sinh đa phần chăm ngoan, cố gắng vượt khó, kết quả học tập rèn luyện có nhiều tiến bộ.

– Nhà trường tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, quản lí của Sở GD&ĐT, của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện; sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương.

– Được sự tin tưởng, đồng thuận, quan tâm hỗ trợ của các bậc cha mẹ học sinh và quần chúng nhân dân.

– Kết quả giáo dục của nhà trường nhiều năm qua đã tạo nền móng, tạo tiền đề cơ bản thúc đẩy mạnh sự phát triển vươn lên.

– Đội ngũ giáo viên của trường từng bước chuẩn hoá về chuyên môn- nghiệp vụ; trình độ đều đạt và trên chuẩn.Trường đã và đang tạo điều kiện cho những giáo viên được học tập và nâng cao trình độ, nhằm mục đích phục vụ tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Hầu hết cán bộ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, giữ gìn và phát huy tốt đoàn kết nội bộ

– Ban lãnh đạo trường đang từng bước cố gắng tăng cường cơ sở vật chất nhằm đảm bảo phục vụ đủ điều kiện học tập, sinh hoạt vui chơi giải trí cho các em học sinh. Trường cũng đang phấn đấu để được công nhận là trường chuẩn Quốc gia, để xứng đáng với ngôi trường mang tên Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực phát triển năng lực của học sinh được sự quan tâm khuyến khích của nhà trường.

b/ Khó khăn:

– Còn một bộ phận học sinh ý thức thái độ học tâp, và rèn luyện chưa tốt, học lực còn yếu. Riêng môn Công nghệ học sinh ít hứng thú trong giờ học, chỉ học khi có kiểm tra và mang tính chất đối phó.

– Nhiều phụ huynh còn ít quan tâm tới việc học của con em mình, do cuộc sống khó khăn phải đi làm xa dẫn đến sự liên kết giáo dục giữa nhà trường và gia đình còn nhiều khó khăn.

– Cơ sở vật chất từng bước được quan tâm, đầu tư tuy nhiên hiện vẫn chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn ít so với yêu cầu. Đây là thách thức đối với các giáo viên trong quá trình giảng dạy

– Tại địa phương chưa có nhiều ngành nghề để giúp học sinh thực nghiệm và do kinh phí có hạn nện việc tổ chức cho học sinh áp dụng những kiến thức vào thực tiễn còn nhiều hạn chế.

– Đời sống của cán bộ viên chức còn nhiều khó khăn, từ đó một bộ phận giáo viên chưa thật sự toàn tâm trong công việc, ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy và công tác.

2/ Tên sáng kiến: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, DẠY HỌC GẮN LIỀN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀO GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 10

3/Lĩnh vực: giảng dạy môn Công Nghệ lớp 10

III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng đề tài

– Thực trạng cho thấy với đặc thù của bộ môn Công Nghệ là môn học mà xã hội, phụ huynh, học sinh cho đây là môn học phụ, môn học không cung cấp những kiến thức cho các kỳ thi. Và với các phương pháp dạy học truyền thống như : thuyết trình giảng giải, giải thích và minh họa, làm việc với sách giao khoa và tài liệu tham khảo …chỉ có thể làm đầy bộ nhớ học sinh chứ không cho học sinh một tư duy sáng tạo nên các em không có hứng thú vào việc học tập môn học. Các em học một cách đối phó, dẫn đến không yêu thích môn học từ đó hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập môn học. Các em có tư tưởng chỉ học những kiến thức trong sách để kiểm tra chứ không phải học để hiểu biết, vận dụng vào thực tiễn đời sống.
Chính vì vậy nên việc tiếp thu kiến thức của các em diễn ra một cách thụ động, hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo, tầm nhìn, tầm hiểu biết kiến thức khoa học.
– Mặt khác trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho trò có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
– Chương trình học môn Công nghệ 10 Trung học Phổ thông (THPT) với những kiến thức ban đầu và thông thường về kĩ thuật và công nghệ của một số lĩnh vực sản xuất phổ biến của đất nước như nông – lâm – ngư nghiệp, về kinh tế gia đình và kinh doanh. Đa số các trường THPT trong tỉnh đều không có phòng học bộ môn công nghệ cũng như trang thiết bị để phục vụ cho việc thực hiện các bài thực hành và thí nghiệm, giáo viên chủ yếu dựa vào tranh vẽ và hình minh họa trong sách giáo khoa hoặc sưu tầm các hình ảnh trên mạng internet để phục vụ giảng dạy. Những tranh vẽ và hình ảnh sưu tập trên mạng internet chưa phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh ở địa phương, chưa phát huy tối đa việc phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống và sản xuất kinh doanh, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học của môn học với thực tiễn cuộc sống góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh, thực hiện giáo dục hướng nghiệp,bđịnh hướng phân luồng cung cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Việc giảng dạy bộ môn Công nghệ 10 ở một số trường THPT chưa được nhiều giáo viên quan tâm đúng mức, xem là môn phụ nên sự đầu tư vào soạn giảng dạy học theo chủ đề còn hạn chế. Từ đó nhận thấy việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học cũng chưa thật sự chủ động, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế, việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống (sản xuất, kinh doanh) chưa phổ biến. Qua thực tế giảng dạy, bản thân nhận thấy việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất,kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên không đem lại hiệu quả giáo dục cao. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được các giáo viên và nhà trường biết đến và tận dụng. Gần đây, việc triển khai chương trình dạy học gắn liền với sản xuất, kinh doanh mới được triển khai thí điểm, tại nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đã chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả ban đầu rất khả quan.

2. Sự cần thiết phải áp dụng đề tài

– Mục tiêu của môn Công nghệ cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông được Bộ GDĐT ban hành năm 2006 đã xác định rõ học hết chương trình môn Công nghệ, học sinh cần phải đạt được:

* Về kiến thức:

+ Hiểu được những kiến thức ban đầu và thông thường về kĩ thuật và công nghệ của một số lĩnh vực sản xuất phổ biến của đất nước như công – nông – lâm – ngư nghiệp, về kinh tế gia đình và kinh doanh.

+ Bước đầu hình thành được tư duy công nghệ, tư duy kinh tế.

* Về kĩ năng:

+ Hình thành được một số kĩ năng lao động nghề nghiệp đơn giản, cơ bản, cần thiết thuộc các lĩnh vực nêu trên.

+ Hình thành kĩ năng học tập môn Công nghệ.

* Về thái độ:

+ Có thói quen làm việc theo kế hoạch, tuân thủ quy trình, thực hiện an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Bước đầu hình thành được tác phong công nghiệp.
+ Có thái độ quý trọng lao động, say mê, hứng thú học tập và tìm hiểu về nghề nghiệp.

– Thực hiện Nghị quyết 29, Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng, giáo dục phổ thông sẽ đổi mới theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Vì vậy, mục tiêu của môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có những điều chỉnh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là ở cấp THPT phải góp phần giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động,nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động.

– Một trong những biện pháp hình thành và phát triển năng lực học sinh là trong dạy học và hoạt động giáo dục phải chú trọng tạo điều kiện và yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, gắn nội dung dạy học và hoạt động giáo dục với thực tiễn. Với môn Công nghệ cấp THPT, thực tiễn gần gũi nhất, bổ ích nhất chính là thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Vì vậy, dạy học môn Công nghệ gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương là một biện pháp thiết thực và hiệu quả trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

– Khổng tử nói” Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu “ chỉ nghe và ghi nhận thôi thì sẽ không mang lại hiệu quả cao ví như đọc một quyễn sách rồi bỏ vào học tủ, chỉ thấy mà không làm thì dễ lãng quên ngay. Vì thế biện pháp tốt nhất giúp các em ấn tượng và khắc sâu kiến thức đó là cho các em tự trải nghiệm và giải quyết một số vấn đề trong thực tế như : biết cách nhận biết 1 số giống vật nuôi tại gia đình, quy trình sản xuất cá giống ( cá tra, cá lóc…), cách bảo quản và chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến một món ăn, xây dựng kế hoạch kinh doanh, hay tạo ra mô hình trang trại từ ý tưởng của cá nhân hoặc nhóm….. Từ đó hình thành cho các em thái độ sẵn sàng lao động, hình thành lòng say mê, sáng tạo hứng thú học tập kĩ thuật, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó cẩn thận trong lao động sản xuất, biết quý trọng sản phẩm lao động, có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và quý trọng nghề nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi. Với phương pháp, cách thức tiến hành này giúp các em bắt nhịp được với sự phát triển của thời đại, chỉ rõ những sai lầm thiếu sót những bất cập mà sách vở chưa đề cập đến. Thấy rõ thực tế các em sẽ thấy những điều mình được học không quá xa xôi, mơ hồ và có thể áp dụng ngay trong thời điểm hiện tại và sau này. Thông qua Giáo dục trải nghiệm, người học được tham gia tích cực vào việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm. Kết quả của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều học được từ trải nghiệm đó, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải nghiệm của cá nhân đó trong tương lai. Khi tiết học môn Công nghệ 10 thật sự làm cho các em hứng thú, sôi nổi, cùng giáo viên khám phá nhưng điều kì diệu, bí ẩn của môn học thì sẽ giúp các em hiểu bài nhanh chóng, nhớ lâu hơn và đạt đươc mục tiêu của môn học đề ra. Nhất là với môn Công Nghệ, một môn được coi là không quan trong trọng trong công tác dạy học trong nhà trường phổ thông

– Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài“Phát triển năng lực học sinh thông qua Hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn liền sản xuất kinh doanh vào giảng dạy môn công nghệ 10” phát huy tính tích cực học tập của học sinh và tạo hứng thú cho học sinh ngày càng yêu thích môn Công Nghệ 10 .

3. Nội dung sáng kiến

3.1 Cơ sở lí luận:

– Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lỗi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục, các chính sách cơ chế và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình độ. Ngoài các quan điểm trong lịch sử hình thành nền giáo dục cách mạng như: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”; “Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn”,…; với tất cả những thành tựu và các tồn tại, hạn chế, trong bối cảnh hiện nay, cần nhấn mạnh hai quan điểm quan trọng:

+ Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

+ Chuyển từ cách giáo dục truyền thống sang tạo dựng cách học, thói quen học suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

– Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp vì thực tiễn là cơ sở góp phần rèn luyện giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế, hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó giúp con người nhận thức hiệu quả hơn, khái quát lý luận đúng đắn hơn. Thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn, con người cũng cải biến chính bản thân, phát triển năng lực, trí tuệ của mình.

– Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến mục đích học tập: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; học để xây dựng chủ nghĩa xã hội, cải tạo con người. Do đó, học phải kết hợp với thực hành, học và hành phải thống nhất với nhau.

– Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã chỉ rõ lý luận và thực tiễn gắn bó chặt chẽ với nhau, hợp thành một chỉnh thể và làm tiền đề cho nhau. Trong đó thực tiễn là nguồn gốc của lý luận, là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý, là cơ sở cho tư duy của con người khi xác định nhiệm vụ và kế hoạch hành động; thực tiễn không đứng im, luôn vận động, biến đổi… lý luận được khái quát từ thực tiễn và chỉ đạo cho hành động của con người để giải quyết những vấn đề thực tiễn nhằm đáp ứng lợi ích của mình. Lý luận không gắn với thực tiễn là lý luận suông. Thực tiễn luôn vận động, biến đổi, nên lý luận phải được vận dụng một cách đúng đắn.

Là giáo viên dạy môn công nghệ , tôi nhận thấy mỗi bài học môn công nghệ đều có giá trị và ý nghĩa thực tiển cuộc sống cao. Nếu biết vận dụng linh hoạt giữa lí luận và thực tiễn thì chúng ta sẽ thấy môn học không nhàm chán mà thật thú vị và bổ ích.

3.2 Cơ sở thực tiễn:

– Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI thông qua chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”.

– Đối với giáo dục phổ thông, mục tiêu cụ thể là: Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học và học tập suốt đời.

3.3 Tiến trình thực hiện:

– Tìm hiểu về hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương; lựa chọn những hoạt động sản xuất, kinh doanh có liên quan trực tiếp đến các nội dung dạy học cụ thể trong chương trình môn công nghệ 10 . Tìm hiểu những thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh tương ứng qua: tài liệu, video, tranh ảnh. Lựa chọn nội dung dạy học trong chương trình gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh đã chọn để xây dựng bài học.

– Theo nội dung từng bài, từng chủ đề của từng học kỳ giáo viên cho học sinh xem đoạn clip hoặc hình ảnh thực tế hoặc cho học sinh tự tìm mẫu vật thật, tự trải nghiệm theo yêu cầu của mỗi bài, mỗi chủ đề. Giáo viên chấm điểm cho nhóm học sinh ở mỗi phần, tùy từng nội dung có thể cộng điểm cho học sinh hoặc cho điểm trực tiếp vào cột điểm miệng. Trong quá trình cho học sinh báo cáo cần gọi bất kì 1 đại diện của nhóm trình bày và gọi luân phiên các nhóm để mỗi học sinh của nhóm đều tham gia vào hoạt động của nhóm.

3.4 Thời gian thực hiện: Sáng kiến này được thực hiện trong năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 trên cơ sở rút kinh nghiệm quá trình vận dụng dạy học kể cả những năm học trước.

3.5 Biện pháp tổ chức

3.5.1.Phát triển năng lực học sinh thông qua trải nghiệm sáng tạo: Đánh giá kết quả dựa trên sản phẩm thực tế từ hoạt động trải ngiệm thực tiễn: kết quả học tập được đánh giá từ những sản phẩm thật sự do học sinh thu thập, sáng tạo, được chính học sinh diễn đạt bằng chính khả năng thuyết trình, diễn giải, và minh chứng thuyết phục của bản thân.

a/ Sản phẩm sản xuất thức ăn cho vật nuôi

Từ kiến thức nội dung bài học các em vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi cách chế biến các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cho vật nuôi và giúp ích trong quá trình bảo quản sử dụng tốt hơn.

* Tiến Trình thực hiện : GV phân nhóm và phân công nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo cách chế biến thức ăn chăn nuôi trong chủ đề “ Dinh dưỡng thức ăn vật nuôi”

GV hướng dẫn HS nội dung trải nghiệm chủ đề “ Dinh dưỡng thức ăn vật nuôi” về cách chế biến thức ăn chăn nuôi

– Trải nghiệm Chế biến thức ăn Tinh

GV phân công Nhóm báo cáo phần thức ăn tinh theo PHT “chủ đề Dinh dưỡng thức ăn vật nuôi” đồng thời kết hợp hoạt động trải nghiệm cách chế biến ủ lên men thức ăn tinh cho vật nuôi theo hướng dẫn.

Học sinh tự thực hiện chế biến thức ăn tinh tại nhà và trình bày nội dung báo cáo trên lớp

– Trải nghiệm Chế biến thức ăn Xanh

GV phân công Nhóm báo cáo phần thức ăn xanh theo PHT “chủ đề Dinh dưỡng thức ăn vật nuôi” đồng thời kết hợp hoạt động trải nghiệm cách chế biến thức ăn ủ xanh cho vật nuôi theo hướng dẫn

Học sinh thực hiện ủ xanh cỏ tươi tại nhà

Học sinh trình bày nội dung báo cáo trên lớp về sản xuất thức ăn xanh

– Trải nghiệm Chế biến thức ăn thô

GV phân công Nhóm báo cáo phần thức ăn thô theo PHT “chủ đề Dinh dưỡng thức ăn vật nuôi” đồng thời kết hợp hoạt động trải nghiệm cách chế biến rơm rạ cho vật nuôi theo hướng dẫn

Học sinh tự thực hiện chế biến rơm rạ tại nhà và trình bày nội dung báo cáo trên lớp

– Trải nghiệm Chế biến thức ăn hỗn hợp

GV phân công Nhóm báo cáo phần thức ăn hỗn hợp theo PHT “chủ đề Dinh dưỡng thức ăn vật nuôi” đồng thời kết hợp hoạt động trải nghiệm cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi theo hướng dẫn

Học sinh trình bày nội dung báo cáo kết hợp biểu diễn minh họa cách chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi tại lớp

b/ Sản phẩm chế biến chăn nuôi thủy sản:

Với kiến thức nội dung bài học trong chủ đề “ Bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi thủy sản” các em vận dụng vào thực tiễn cuộc sống để tạo ra những sản phẩm đa dạng, gắn liền giữa kiến thức với thực tế từ đó tạo cho các em niềm say mê hứng thú trong học tập, các em trở nên năng động và sáng tạo hơn. Đặc biệt với việc trải nghiệm thực tế này các em có thể vận dụng vào việc chế biến các sản phẩm vào dịp tết nguyên đán.

HS báo cáo nội dung chủ đề chế biến

 

Sản phẩm trải nghiệm thực tế của HS trên lớp : Sữa chua, cá chà bông….

Đoạn clip : chế biến Sữa chua, cá chà bông học sinh thực hiện.

3.5.2. Phát triển năng lực học sinh thông qua Khai thác và sử dụng thông tin về sản xuất, kinh doanh vào bài học

a/ Khảo sát thực tế tìm hiểu về chăn nuôi thủy sản ở địa phương:

Lên kế hoạch thực hành chia nhóm đi tìm hiểu về các giống vật nuôi ở địa phương gia đình qua nội dung bài thực hành 24 “ Quan sát nhận ngoại hình giống vật nuôi”.

Học sinh tìm hiểu về giống gà ở địa phương

Học sinh trải nghiệm thực tế giống bò chăn nuôi ở địa phương

Liên hệ thực tế gia đình hoặc địa phương cách xử lí chất thải chăn nuôi ( Nội dung chủ đề “ Tạo Môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản”) Theo Nội dung PHT chủ đề 3

GV đưa ra câu hỏi để học sinh tìm hiểu thực tế về việc xử lý chất thải trong chăn nuôi ở địa phương

Đoạn Clip HS Trải nghiệm thực tế về việc xử lý chất thải chăn nuôi ở hộ gia đình

GV giới thiệu thêm phương pháp xử lí chất thải hiện nay ở địa phương : Đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà mang lại hiệu quả cao

 

b/ Khảo sát thực tế tìm hiểu ngành nghề kinh doanh hoặc nghề liên quan bảo quản chế biến nông sản thực phẩm ở địa phương:

Mô tả chi tiết : Lên kế hoạch thực hành chia nhóm tìm hiểu tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề cũng như cách bảo quản chế biến nông sản thực phẩm và kinh doanh tại địa phương . Xây dựng, hướng dẫn cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học. Phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống. Với thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, sẽ là cơ sở để các em không còn khoảng cách giữa môn chính và môn phụ lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Tiến trình thực hiện:

– Tìm hiểu cơ sở SXKD tại địa phương liên quan đến chủ đề/bài học để lựa chọn nội dung bài học, lập kế hoạch bài học.

– Tổ chức dạy học trên lớp: Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở SXKD tại địa phương.

+ Mục đích: Thu thập thông tin, phát hiện vấn đề

+ Nội dung: Tìm hiểu về sản phẩm, quy trình SX, KD…

– Kỹ thuật tổ chức: GV giao nhiệm vụ (có thể bao gồm cả việc yêu cầu học sinh đọc trước SGK); HS tham quan, tìm hiểu về hoạt động SX, KD (tại cơ sở hoặc qua video nếu không có điều kiện); Báo cáo, thảo luận; Phát hiện/phát biểu vấn đề (GV điều hành, hỗ trợ).

– Sản phẩm học tập: Ghi chép thông tin sản phẩm, quy trình, giải thích; đặt câu hỏi về sản phẩm, quy trình.

Ví dụ minh họa 1

GV : Giới thiệu cho HS xem hình ảnh hoặc phim về các cơ sở bảo quản, chế biến nông,thủy sản ở địa phương. Phân công nhiệm vụ:Tìm hiểu các cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản Ở địa phương cụ thể như sau:

– Tên và địa chỉ cơ sở ? Bảo quản, chế biến nông,thủy sản gì?

– Giới thiệu về cách bảo quản, chế biến sản phẩm của cơ sở đó?

– GV: yêu cầu HS tìm hiểu ghi nội dung thu thập hình ảnh và báo cáo. Thời gian trình bày mỗi nhóm: 5 phút. HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ được giao.

Đoạn clip cơ sở chế biến cá file đông lạnh Ở địa phương

Hình ảnh HS thu thập : Tìm hiểu thực tế cơ sở chế biến cá file đông lạnh Ở địa phương

Nội dung HS thu thập : Tìm hiểu cơ sở chế biến cá file đông lạnh Ở địa phương

Ví dụ minh họa 2 : Báo Cáo tìm hiểu về hoạt động kinh doanh ở địa phương

Lớp:……………Nhóm:…………

Nội dung đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đạt được

Trình bày đúng nội dung
5.0

Có hình ảnh minh hoạ
1,0

Bố cục đẹp rõ ràng nộp đúng qđịnh
2,0

Trình bày hấp dẫn trả lời câu hỏi tốt
2,0

Điểm tổng:

– Yêu cầu HS lựa chọn đề tài : Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và kinh doanh về ngành nghề gì?

– Mỗi đề tài thực hiện các nội dung sau: Lời chào , Giới thiệu các nội dung chính trong bài báo cáo:

I.Đặt vấn đề

+ Lý do chọn ngành nghề : sở thích, thị trường có nhu cầu, khả năng của bản thân, để tìm thấy cơ hội kinh doanh và đưa ra quyết định kinh doanh, hay đặc điểm của ngành nghề đó.

II.Nội dung

1. Tên lĩnh vực kinh doanh

2. Vốn cần có (nêu rõ cần chi cho những nội dung nào)

3. Cơ sở vật chất cần có

4. Nhân sự (tổ chức sử dụng lao động)

5. Doanh thu – Lợi nhuận (tiền lời = doanh thu – vốn)

*Cách thực hiện hoạt động kinh doanh: (ví dụ: mua vào, bán ra, giá cả sản phẩm)

III.Kết luận

Khó khăn ( rút kinh nghiệm) và thuận lợi ( phát hiện mới) trong hoạt động kinh doanh. Chú ý: Bài học thu được sau khi làm bài hướng nghiệp

Thắc mắc, bài nộp gửi về: [email protected]

Đoạn clip: Tìm hiểu kinh doanh xe đạp tại chợ Châu Thành nhóm 4-lớp 10B1

Bài báo cáo: TÌM HIỂU KINH DOANH XE ĐẠP Ở ĐỊA PHƯƠNG

Lớp: 10b1 Nhóm: 4

A. Đặt vấn đề

+ Lý do chọn ngành nghề: do Việt Nam cơ cấu trẻ em ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng phương tiện cho trẻ cũng tăng và do sở thích kinh doanh, ngoài ra nhận thấy tiềm năng của ngành kinh doanh xe đạp vào những năm sắp tới

B. Nội dung

  1. Lĩnh vực: kinh doanh xe đạp. +Mở cửa: 7h30’ – 18h
  2. Vốn: tổng cộng là 100.000.000 triệu

+ Chi phí mua xe: 61.250.000 triệu

  • Xe ba bánh: 5 chiếc xe nhỏ (250.000/chiếc) và 5 chiếc vừa và lớn (300.000/chiếc)= 250×5+300×5=2.750.000 triệu
  • Xe đạp nam: 15 chiếc (800.000/chiếc)= 15×800=12 triệu
  • Xe đạp nữ: 15 chiếc (700.000/chiếc)= 15×750=10.500.000 triệu
  • Xe cho thanh thiếu niên: 10 chiếc (1.000.000/chiếc)= 10×1 =10.000.000 triệu
  • Xe điện HK Bike: 4 chiếc (6.500.000/chiếc)= 4×6.500.000=26 triệu

+ Đồ trang trí nội thất: 7.000.000 triệu

+ Thuế(400.000/tháng)= > 12×400=4.800.000 triệu/năm

+ Chi phí khác: 950.000đ

+ Chi phí phòng hờ rủi ro: 26.000.000 triệu

  1. Cơ sở vật chất cần có: tủ, đèn, ghế, biển hiệu
  2. Nhân sự: 3 người

+ 1 người kế toán: tính tiền, tư vấn đặt hàng qua điện thoại

+ 1 người bán hàng: tư vấn tại cửa hàng

+ 1 người lao động: sắp xếp hàng hóa (những việc lặt vặt khác)

  1. Doanh thu – lợi nhuận:(vốn 100.000.000 triệu)

+Tiền bán xe trong một năm: 472.000.000 triệu

+ Tiền mua xe vào: khoảng 248.000.000 triệu

.100 xe 3 bánh: 27.500.000 triệu

.110 xe nam: 88.000.000 triệu

.90 xe nữ: 63.000.000 triệu

.45 xe thanh thiếu niên: 45.000.000 triệu

.3 xe điện HK Bike: 19.500.000 triệu

+ Tiền lỗ (ngày nghỉ): 24.000.000 triệu

+ Chi (trang trí, tạo event cho khách hàng): 30.000.000 triệu

=> Lợi nhuận trong một năm: 70.000.000 triệu

C. Kết luận:

+ Khó khăn: đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều. Không đúng nhu cầu bán 40 chiếc xe trong một tháng.

+ Thuận lợi: biết tận dụng cơ hội kinh doanh, biết cách xoay vòng vốn nhanh, hợp lý hơn. Có cơ hội tiếp xúc với thị trường kinh doanh để có thể tích góp kinh nghiệm cho bản thân. Sau thời gian buôn bán, thấy phù hợp với nhu cầu của địa phương, ngoài ra còn phát hiện ra có thể bán thêm một số phụ tùng, đồ inox, đồ trang trí xe nâng cao thu nhập.

+ Cách khắc phục khó khăn: Các đối tượng cạnh tranh ngày càng nhiều nên chúng ta có thể tổ chức một số event, tri ân khách hàng, mua xe tặng bong bong, tặng đồ chơi trẻ em, giảm giá 10%, nhập thêm một số mẫu mới.

IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

– Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS: Mang tính trực quan cao, giúp học sinh mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học.

– Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức: Các thành tố của hoạt động SXKD là phương tiện quan trọng giúp HS rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các thành tố của hoạt động SXKD

– Kích thích hứng thú nhận thức của HS: Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả của quá trình học tập. Trong quá trình tiếp cận với các thành tố của hoạt động SXKD, các hiện tượng, sự vật, các giá trị ẩn chứa trong SXKD sẽ được HS tìm hiểu. Những nội dung học tập sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn ->HS tích cực, hứng thú tiếp nhận kiến thức mới ; có thái độ và hành vi thân thiện.

– Phát triển trí tuệ của HS: dạy học, giáo dục gắn với SXKD tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ,…. HS được tiếp cận các thành tố của hoạt động SXKD đúng mục đích, đúng lúc với những PPDH phù hợp sẽ giúp các em phát triển khả năng quan sát, xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp, so sánh Giáo dục nhân cách HS: rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học. Thái độ tôn trọng, quý trọng lao động, người lao động và sản phẩm lao động.

– Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở HS: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; Kỹ năng đặt mục tiêu; Kỹ năng quản lí thời gian ; Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

Trong quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy có sự chuyển biến tích cực trong học tập của các em và sự nhiệt quyết và tìm tòi khám phá hơn của bản thân giáo viên trong giảng dạy.

– Riêng đối với các em học sinh phương pháp trên giúp rèn luyện tư duy tác phong nhanh nhẹn biết xử lí được tình huống thực tiễn cuộc sống. Các em có điều kiện phát huy được bản thân trở nên năng động tích cực hơn trong giờ học, giờ học không còn khô khan nữa mà trở nên sinh động và các em có điều kiện để cùng chuẩn bị bài học, chủ động trong học tập.

– Đề tài “Phát triển năng lực học sinh thông qua Hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn liền sản xuất kinh doanh vào giảng dạy môn công nghệ 10” đã đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, góp phần xây dựng một nền giáo dục toàn diện. Học sinh đã từng bước khắc phục được tính lười tư duy, thụ động, gây hứng thú, kích thích sự tìm tòi học hỏi của học sinh, giúp các em biết phát hiện và sáng tạo, biết tự rèn luyện kĩ năng sống, tạo ra con người mới, năng động, sáng tạo, độc lập trong công việc và có một khối óc phát triển toàn diện, đáp ứng được mọi nhu cầu của xã hội mới.

– Qua thực tiễn giảng dạy năm học 2019-2020 tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt của đề tài trong giảng dạy môn Công Nghệ lớp 10.

– Kết quả học tập cuối năm học 2019 – 2020 của các lớp tôi giảng dạy

Kết quả xếp

loại

Lớp

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

Lớp 10B9 (44HS)
41 (93,18%)
3 (6,82%)
0
0

Lớp 10B10( 39HS)
36(92,31%)
3 (7,69%)
0
0

Lớp 10 B11(41HS)
31 (75,61%)
10(24,39%)
0
0

Lớp 10B13(39 HS)
27(69,23%)
12(30,77%)
0
0

Lớp 10B14(40 HS)
24(60%)
16(40%)
0
0

Lớp 10B15( 40HS)
21(52,50%)
19(47,50%)
0
0

– Qua kết quả trên tôi nhận thấy kết quả các lớp đều không có học sinh yếu, trung bình khi áp dụng đề tài vào trong giảng dạy môn Công Nghệ lớp 10. Và thực tế mới đây ở HK1 năm học 2020-2021 khi áp dụng đề tài vào bài dạy tôi nhận thấy học sinh đạt được kết quả khá cao cụ thể như sau:

Kết quả xếp

loại

Lớp

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

Lớp 10B1 (44 HS)
44 (100%)
0
0
0

Lớp 10 B3(44HS)
42 (95,45%)
2 (4.55%)
0
0

Lớp 10B4(43HS)
35 (81,4%)
7 (16,27%)
1(2,33%)
0

Lớp 10B5(46 HS)
31(67,39%)
14 (30,43%)
1 (2,17%)
0

Lớp 10 B6 (44 HS)
37(84,09%)
7(15,91%)
0
0

Lớp10 B7 (45 HS)
36(80%)
8(17,78%)
1(2,22%)
0

V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG

– Khả năng áp dụng giải pháp : Mang lại hiệu quả trong tiết học và nâng cao chất lượng môn Công Nghệ lớp 10. Với những điều trình bày trên tôi có thể áp dụng trong các bài SGK công nghệ 10 đặc biệt là dạy chủ đề môn công nghệ 10 ở các trường THPT với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, kể cả trường có điều kiện cơ sở vật chất khác nhau.

– Thực tế học sinh thích tham gia các hoạt động trong giờ học để được chia sẽ bày tỏ quan điểm tranh luận cùng thầy cô bạn bè. Bài học vận dụng được hiểu biết và kinh nghiệm sáng tạo chủ động của học sinh chứ không phải chỉ dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm sống của giáo viên.

VI. KẾT LUẬN

– Đây là đề tài đã được tôi nghiên cứu xây dựng và đúc rút từ kinh nghiệm có tính
thực tiễn, thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”, có ý nghĩa lớn trong chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá chất lượng giáo dục, gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn hoạt động sản xuất và kinh doanh, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cung cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương. Đề tài đã tạo hiệu ứng tốt cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh tạo hứng thú, kích thích tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong dạy học bộ môn Công nghệ 10, đồng thời tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức, nâng cao năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành phẩm chất, năng lực phát huy tính chủ động, sáng tạo, định hướng nghề nghiệp trong tương lai và tiến đến phân luồng học sinh sau THPT.

– Do thời gian có hạn nên đề tài này chưa được áp dụng rộng rãi và chắc chắn không tránh được những ý kiến chủ quan và thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và được áp dụng thực hiện rộng rãi hơn trong những năm học tới. Xin chân thành cảm ơn!

Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ

HS
Học sinh

GV
Giáo viên

SGK
Sách giáo khoa

GDĐT
Giáo dục đào tạo

PPDH
Phương pháp dạy học

SXKD
Sản xuất kinh doanh

THPT
Trung học phổ thông

PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP Chủ đề 1: Giống Vật nuôi ( Bài 24)

1/ Quan sát hình ảnh các giống bò lợn trong bài 24 hoàn thiện nội dung

Nhận xét đặc điểm ngoại hình của 4 giống vật nuôi (2 bò, 2 lợn) trong hình 24 vào bảng sau

Tên vật nuôi
Nguồn gốc
Đặc điểm ngọai hình
Đặc trưng nhất
Hướng sản xuất

2/ Tìm hiểu thực tế về các giống vật nuôi hoặc thủy sản ở Gia đình địa phương mà em biết ( quay phim chụp hình quan sát nhận dạng giống vật nuôi ở địa phương)

PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐỀ 2

“DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN” ( 4 Tiết )

ND 2: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi (bài 29)

Cho các loại thức ăn sau: cỏ tươi , cám, rơm rạ, thức ăn hỗn hợp, thóc ngô,bột cá… hãy sắp xếp các loại thức ăn này phù hợp với từng đối tượng vật nuôi trong bảng sau:

Lợn

1/ Vật nuôi khác nhau thì thức thức ăn có giống nhau không?

………………………………………………………………………………………

2/ Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng của thức ăn hãy cho biết có mấy nhóm thức ăn chính?……………………………………………………………………………………

3/Nghiên cứu I.2 SGK hoàn thành nội dung PHT 3

Các loại TĂ

Nội dung

Thức ăn Tinh
Thức ăn Xanh
Thức ăn Thô
Thức ăn hỗn hợp

Ví dụ

Đặc điểm dinh dưỡng

Cách chế biến sử dụng

Bảo quản

4/ Xét tình huống sau:

Mấy ngày nghỉ lễ, Trung và Mai đều được bố mẹ cho về quê mình chơi. Sớm nay hai bạn ấy đang hào hứng kể cho nhau nghe những chuyện ở quê. Trung khoe đã được bố đưa đi thăm trang trại lợn của bác em. Trại nuôi 200 con lợn nái và cả nghìn lợn thịt mà không phải băm rau nấu cám gì cả nhờ sử dụng thức ăn hỗn hợp Lợn lớn nhanh, khỏe mạnh,đáp ứng yêu cầu chăn nuôi xuất khẩu . Trung tấm tắc khen nuôi kiểu ấy thật tiện, chỉ việc đổ thức ăn từ trong bao vào các máng tự động và cho uống nước sạch là đảm bảo đủ dinh dưỡng cho đàn lợn lớn nhanh rồi. Mai băn khoăn: “ Thức ăn hỗn hợp thì vẫn phải trộn thêm bột ngô, cám và nấu với các loại rau, bèo để cho lợn ăn chứ. Về quê, mình vẫn thấy bà mình làm như vậy để nuôi lợn mà”. Vừa lúc ấy, Lan đi đến và nói: “Mình đã nghe cả rồi, bạn nào nói cũng đúng, bác của Trung và bà của Mai cũng đều sử dụng các loại thức ăn đó đúng cách”.

Trả lời các câu hỏi sau:

a. Theo em, bác của bạn Trung đã sử dụng loại thức ăn gì cho đàn lợn của trang trại mình?

…………………………………………………………………………………………

b. Loại thức ăn mà bà của Mai sử dụng có gì khác với loại thức ăn sử dụng trong trang trại của bác bạn Trung ?

…………………………………………………………………………………………

Từ nội dung tình huống kết hợp Nghiên cứu mục II SGK hoàn thành PHT 4

Nội dung
Thức ăn HH của vật nuôi

Vai trò
Các loại
Hỗn hợp đậm đặc
Hỗn hợp hoàn chỉnh:

Quy trình
Dạng bột ( 4 bước)
Dạng viên (5 bước)

Mỗi nhóm thực hiện báo cáo từ 3-5 phút theo nội dung PHT kết hợp hoạt động trải nghiệm về chế biến thức ăn chăn nuôi: chuẩn bị hình ảnh minh họa, mẫu vật thức ăn , quay clip (nhóm nào chuẩn bị theo Nội dung đó ) có bảng phụ ghi nội dung, hoặc trình bày Powerpoint ( người trình bày báo cáo phải rõ ràng mạch lạc)

Phân công nhóm báo cáo:

– Nhóm 5: Thức ăn Tinh ( Trải nghiệm Chế biến ủ lên men thức ăn tinh)

– Nhóm 6: Thức ăn Xanh ( Trải nghiệm chế biến ủ xanh cỏ tươi)

-Nhóm 7: Thức ăn Thô ( Trải nghiệm chế biến ủ rơm rạ với u rê)

-Nhóm 8: Thức ăn hỗn hợp ( Thực hành phối trộn thức ăn hỗn hợp)

NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐỀ 3

“TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN”

PHIẾU HỌC TẬP 1

Nghiên cứu hình 34.1 và quan sát một số hình ảnh hoàn thành nội dung bảng sau

Các yếu tố xây dựng chuồng trại
Yêu cầu kỹ thuật

Địa điểm

Nền chuồng

Kiến trúc xây dựng

Hướng chuồng

PHIẾU HỌC TẬP 2

YCHS nghiên cứu nội dung I.2 SGK để hoàn thiện nội dung PHT

Xư lý chất thải chống ô nhiễm môi trường
Nội dung kiến thức cần đạt

Tầm quan trọng

Phương pháp

Lợi ích

Gợi ý 1 số câu hỏi Trải nghiệm thực tế

1/ Tại sao phải xử lí tốt chất thải chăn nuôi?

2/ Tìm hiểu ở địa phương 1 số PP xử lý chất thải

Tên PP ? Quy trình thực hiện?

3/Lợi ích của Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi.

* Lưu Ý: Có thể quay phim chụp hình nội dung tìm hiểu thực tế (Cộng điểm vào cột thực hành HS

PHIẾU HỌC TẬP

CHỦ ĐỀ 5 : BẢO QUẢN,CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CHĂN NUÔI, THỦY SẢN

3: Thực hành chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản

– GV chia nhóm bóc thăm: chế biến sữa chua, làm ruốc cá, Jambon,pate.. hoặc có thể chế biến các món khác mà các em biết về sản phẩm chăn nuôi, thủy sản

Mỗi nhóm chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu có thể làm tại lớp hoặc ở nhà tùy vào điều kiện phù hợp

– Trình bày và nộp sản phẩm chế biến

Phiếu đánh giá: Lớp : , Nhóm:

Tiêu chí đánh giá
Điểm
Nhóm đánh giá
GV đánh giá
Quy trình thực hiện
3

Sản phẩm
3

Ý thức làm việc ( vệ sinh- trật tự- hợp tác nhóm)
3

Trang trí
1

Tổng điểm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phạm Phát Tân. Chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT”. 2018.

2. Nguyễn Sỹ Đức, Kiều Thị Bích Thủy. Module 14 – Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên THPT.

3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ).

4. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI.

5. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG – CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

6. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra , đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Công nghệ cấp THPT của Bộ giáo dục và đào tạo .

7. Giáo trình phương pháp dạy học Kĩ thuật nông nghiệp ở trường THCS Nguyễn Đức Thành ( Nhà xuất bản giáo dục, 2000) .

8. SGK Công nghệ lớp 10- Nhà xuất bản giáo dục, 2006. ( Nguyễn Văn Khôi – chủ biên) .

9.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Công nghệ lớp 10 Nhà xuất bản giáo dục, 2006.

( Nguyễn Văn Khôi – chủ biên) .

10. Một số tài liệu từ internet , trang Web công nghệ dạy và học.