Văn bản thuyết minh trong đời sống con người

a) Văn bản Cây dừa Bình Định

– Văn bản này trình bày sự gắn bó của cây dừa Bình Định với người dân nơi đây và những ích lợi của nó đối với cuộc sống của con người.

– Đây là loại văn bản thường xuất hiện trong các bài viết, bài nói giới thiệu về sản vật hoặc cây cối tiêu biểu của từng địa phương.

b) Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục ?

– Văn bản này giải thích nguyên nhân vì sao ta lại nhìn thấy lá cây có màu xanh lục.

– Đây là loại văn bản thường xuất hiện trong các bài viết, bài nói mang tính chất phổ biến khoa học, dùng để giải thích một hiện tượng nào đó của tự nhiên rất phổ biến quanh ta nhưng còn nhiều người lại chưa hiểu, chưa rõ.

c) Văn bản Huế

Văn bản này giới thiệu với bạn đọc về mảnh đất cố đô, một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của đất nước Việt Nam, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng có sức quyến rũ đối với mọi người cũng như truyền thống đấu tranh kiên cường của người dân xứ Huế.

2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

a) Xác định đặc điểm của ba văn bản

– Không phải là văn bản tự sự vì các văn bản đó không viết về sự việc, diễn biến, hành động, nhân vật trong thời gian, không gian.

– Không phải là văn bản miêu tả vì các văn bản đó không trình bày tỉ mỉ, chi tiết sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tiễn, giúp người đọc, người nghe cảm nhận được sự vật, hiện tượng như bản thân nó vốn có.

– Không phải là văn bản nghị luận về các văn bản đó không trình bày bằng lí lẽ, luận điểm, những suy luận mà bằng những tri thức khoa học.

Các văn bản đó đều là văn bản thuyết minh và các văn bản này dùng việc giải thích, thuyết minh, hướng dẫn cho bạn đọc hiểu bằng tri thức khoa học, bằng cơ chế, bằng quy luật của sự vật, hiện tượng…

b) Đặc điểm chung của ba văn bản

– Nội dung văn bản là các tri thức khách quan.

– Nhằm mục đích cung cấp tri thức có tính chất thực dụng.

c) Phương thức trình bày văn bản

– Trình bày khách quan, mang chất trí tuệ, khoa học.

– Không đòi hỏi gọt giũa câu chữ bóng bày theo cách của các tác phẩm văn học.

– Trình bày dễ hiểu, rõ ràng, không đòi hỏi giàu cảm xúc. Tuy vậy nếu viết hay thì sẽ lôi cuốn, hấp dẫn người đọc hơn.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Để có thể xác định đúng văn bản nào là văn bản thuyết minh có trong phần Luyện tập này, các em cần lưu ý một số đặc điểm của văn bản thuyết minh giống và khác so với những loại văn bản đã được học, đặc biệt là văn bản miêu tả. Dưới đây là một số điểm phân biệt giữa văn bản thuyết minh và văn bản miêu tả :

– Giống nhau : Cùng hướng đến việc làm nổi bật những đặc điểm cơ bản nhất của đối tượng, ví dụ như : hình dáng bên ngoài, màu sắc, kích cỡ, giá trị, công dụng,…

– Khác nhau:

+ Văn bản thuyết minh : Trình bày trung thành với những đặc điểm cơ bản của đối tượng, phản ánh một cách khách quan, bảo đảm tính chính xác, khoa học, đơn nghĩa nhằm giúp người đọc hiểu được đối tượng một cách đúng đắn, chi tiết, đầy đủ. Nội dung của văn bản thuyết minh không phải là nội dung hư cấu, tưởng tượng mà cần phải luôn phản ánh đúng đắn nhất, chân thực nhất về đối tượng. Thường được viết theo một khuôn mẫu nhất định.

+ Văn bản miêu tả : Phản ánh đặc điểm cơ bản của đối tượng nhưng trong công việc trình bày có hư cấu, tưởng tượng, không buộc phải phản ánh một cách tuyệt đối chính xác, khoa học. Trong cách viết, văn miêu tả chấp nhận cách viết đa nghĩa, không mang tính khuôn mẫu.

Dựa vào đặc điểm này của văn bản thuyết minh, các em sẽ tiến hành giải quyết các bài tập trong sách.

– Bản thân người viết cũng phải có những tình cảm chân thực về quê hương, đất nước.

II – THAM KHẢO

1. Cảnh khuya

Tiếng suối từ xa như khúc nhạc nền êm ả, rất phù hợp với khung cảnh huyền ảo :

Trăng lông cổ thụ, bóng lồng hoa Nghe tiếng suối, ngỡ như bóng trăng sà xuống. Ánh trăng chan chứa, len lỏi vào từng kẽ lá cổ thụ. Tưởng chừng cổ thụ được tắm ánh trăng, thấm đẫm ánh trăng. Rồi bóng cổ thụ lại nghiêng xuống, ôm trùm lấy khóm hoa. Giữa trăng và hoa chen vào đấy cái hình ảnh sừng sững của cổ thụ, để nói thêm một vẻ đẹp nữa của núi rừng Việt Bắc. Một cảnh đẹp nhiều tầng nhiều lớp, vừa lung linh, huyền ảo, vừa cổ kính, trang nghiêm. Khung cảnh núi rừng Việt Bắc hiện lên sinh động, ấm áp, chan chứa tình người. [..].

– Cảnh khuya thể hiện sự thống nhất, hài hoà giữa nhà thi sĩ và chiến sĩ trong con người Bác. Ba câu đầu, bác hiện lên như một thi nhân, lắng nghe, cảm xúc, rung động rất tinh tế trước cảnh vật. Đến câu kết, Bác hiện lên là một chiến sĩ, một nhà cách mạng toàn tâm toàn ý vì dân vì nước. Và tâm trạng chiến sĩ rọi sáng vào toàn bài thơ vầng sáng hiện đại. Phong cảnh rừng khuya lung linh thêm không phải chỉ vì ánh trăng, âm vang thêm không phải chỉ vì tiếng suối, ngát hương thêm không phải chỉ vì bóng hoa, mà vì có hình ảnh người chiến sĩ cách mạng…

2. Khi con tu hú

Tố Hữu làm bài thơ này vào tháng 7 năm 1939. Nhà thơ trong nhà lao, nghe tiếng chim tu hú dội vào, tưởng tượng ra cảnh vật quen thuộc và thân thiết bên ngoài. Đó là bức tranh phong cảnh mùa hè ở nông thôn, một ngày đẹp trời : chim tu hú, tiếng ve ngân, lúa chín, ngô vàng hạt, trái cây ngọt dần, nắng đẹp, trời xanh cao lồng lộng, cánh diều sáo chao liệng trên từng không… Đó là hình ảnh của quê hương yêu dấu, đó cũng là hình ảnh của cuộc đời tự do.

Sở dĩ như vậy là vì:

– Những yếu tố thuyết minh giúp cho nội dung trình bày mang tính chính xác, tính khoa học cao hơn, và vì thế tăng tính thuyết phục hơn.

– Đa dạng hoá được giọng điệu trong một bài viết, giúp bài viết mang nhiều màu sắc và văn phong.

Bài viết gợi ý: