Văn Khấn Đền Cô Chín Đồ Sơn / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 1/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Văn khấn xin lộc ở đền cô Chín Giếng Thượng Ngàn Sòng Sơn Thanh Hóa và đền cô chín Mìu Bắc Giang

20 tháng 5, 2017

>>> Tham khảo ngay bàn thờ vô cùng hiệu quả – Vật dụng phong thủy bắt buộc phải có trong mỗi bàn thờ gia đình Việt!

Để chuẩn bị bước vào đền cô Chín, bãn hãy chuẩn bị mọi lễ vật theo đúng yêu cầu. Trang phục quần áo nghiêm chỉnh không quá lỗ liễu. Bước vào đền bạn dâng lễ và tiến hành khấn theo bài khấn dưới đây:

Con Nam Mô A Di Đà Phật Con Lạy 9 phương trời,mười phương chư Phật,chư Phật mười phương Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng

Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai Con sám hối con lạy Phật thích ca Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát Con nam mô a di đà phật Con sám hối Thiên phủ,nhạc phủ,thoải phủ,địa phủ,Công đồng 4 phủ vạn linh

Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu. Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu. Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu. Thuỷ Cung Thánh Mẫu.

Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương.Đức ông đệ tam Cửa suốt. Nhị vị vương Cô. Cô bé Cửa suốt. Cậu bé Cửa Đông.

Con lạy Tam vị chúa mường

Chúa mường đệ nhất tây thiên

Chúa mường đệ nhị Nghuyệt Hồ

Chúa mường đệ tam Lâm Thao

Chúa Năm Phương bản cảnh

Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn

Quan lớn đệ tam Lảnh giang

Quan lớn đệ ngũ tuần tranh

Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông

Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ

Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ

Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung

Chầu Cửu Đền Sòng., Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng

Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ

Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ

Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An

Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh.Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải.12 cửa rừng 12 cửa bể,

Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái.Con lạy táo quân quan thổ thần.Bà Chúa đất,bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.

Hôm nay là ngày:_______ tháng______năm_________

Để hiểu rõ thế nào là Căn Cô Chín chúng tôi chia sẻ câu chuyện giúp bạn hiểu rõ hơn: (Câu chuyện mang tính chất tham khảo)

Câu truyện của một bạn có căn cô Chín, và được một vị thầy cao tay giúp đỡ:

Câu chuyện của mình cách đây 3 năm rồi và mình vẫn nhớ như in những gì xảy đối với mình. Năm 2010 mình và một số bạn bè có tổ chức chuyến đi chùa Hương bằng xe máy, sáng 6h sáng bọn mình bắt đầu khởi hành khi đi đến Hà Tây đoạn qua Vân Đình thì người mình bắt đầu cảm giác rất lạ, tay mình lái xe nhưng người mình có cảm giác lâng lâng rất khó tả như đi trên mây, trong đầu mình hoàn toàn trống rỗng không nghĩ gì hết tay cứ ga nhưng chả biết đến đoạn nào.

Khi đến Chùa Hương đoạn đi đò mình có cảm giác hồn mình lại trở về với xác và trong đầu ý thức là mình đang bị vong nhập nhưng do mình có điều gì đó đặc biệt nên nó không điều khiển hoàn toàn được mình, tỉnh được một lúc thì mình lại về với tình trạng cũ, mặc dù đi khắp nơi lễ bái ở Chùa nhưng mình không tỉnh ra mà người cứ vô hồn chỉ biết đi, trong người rất mệt, mắt như díu lại. 5h30 chiều bọn mình ra về lúc đi đò người lại tỉnh, sau đó lúc lái xe về người lại lâng lâng người yêu ngồi sau nói gì cũng chả biết,ai hỏi gì cũng ậm ừ cho qua.

Lúc này mình mới hiểu cái cảm giác ma bịt mắt là ntn, trời ngả về tối mắt mình bỗng dưng ko nhìn thấy gì tất cả đen xì, cái mà đập vào mắt mình là ở xa đường nhựa tầm 3m có 1 đoàn quân đang khiêng 1 cái kiệu [kiệu thời phong kiến] bỗng dưng mình có cảm giác lao vào đoạn rất sóc, người yêu mình ngồi sau hét tên mình rất to, sự sống trong mình bỗng nhiên trỗi dậy vượt qua cái rào cản bị ng khác điều khiển chân, tay đạp phanh thật mạnh và xe bỗng nhiên đứng lại, hoàn hồn nhận ra bánh trước xe mình chớm lao xuống hố ga ngang đường mà ngta đào lên để lắp ống thoát nước [trước đó đã che chắn bằng dây] sau đó mình trở về nhà và ngủ 1 giấc đến 3h sáng tự nhiên mắt mình mở ra thấy có 1 bóng trắng bay quanh màn mấy vòng rồi bay ra cửa sổ.

Một thời gian sau mình đi xem và may mắn cho mình là gặp được một thầy rất giỏi và thầy là ng đầu tiên bảo mình có căn cô Chín, sau đó mình có hỏi vài thầy nữa thì ai cũng nói đúng, thầy giải thích cô Chín muốn bắt mình đi hầu nên mới nthế.

Thầy hướng dẫn mình cách giải và hiện tại cuộc sống mình hoàn toàn bth sau ngày hôm chết hụt cuộc sống mình trở nên khác hoàn toàn [trước đó mình ăn chơi và bỏ học nhưng h mình đã vào 1 trg ĐH nổi tiếng ở HN là do may mắn], mình biết thêm về cuộc sống ở dưới âm, các tầng địa ngục, về các linh hồn ko được siêu thoát, một số hiện tượng mà con người hay gặp phải, cách xin các Mẫu, các Thánh phù hộ…

Đền Cô Chín Sòng Sơn là nơi thờ chính của Cô Chín và Mẫu Cửu, Chầu Cửu. Do danh tiếng của Cô Chín Sòng Sơn quá lớn nên đôi khi chúng ta chỉ nghĩ rằng đây là nơi thờ chính của riêng Cô Chín.

Hiện nay, trong cung cấm là nơi thờ Mẫu Cửu có phối thờ thêm Tam Tòa Thánh Mẫu. Còn Chầu Cửu có một cung riêng ở bên tay trái của cung Cô Chín. Vì vậy, đền nơi đây sau khi lễ Cô Chín, chúng ta nên lễ Chầu Cửu và Mẫu Cửu.

Đền Cô Chín Sòng Sơn tại Phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Nếu từ Hà Nội về Thanh Hóa thì Đền Mẫu Sòng Sơn nằm ở bên phải đường thì đền Cô Chín Sòng Sơn nằm bên trái. Hai đền chỉ cách nhau khoảng 1000 m.

Có 2 đền cô Chín ở Sòng Sơn ? Xin đưa ra câu trả lời thế này: Tại phía trước Đền Cô Chín Sòng Sơn, nằm ở bên dòng suối có một Đền Cô Chín Sòng Sơn nữa. Đây là ngôi đền nhỏ của một thanh đồng tự xây dựng. Ngôi đền này chỉ mới được xây dựng vào cỡ năm 1993. Ngôi đền này thuộc phần quản lý tư nhân của những người lập gian bán hàng trước cổng đền Cô Chín.

Ngôi đền này không được công nhận là di tích lịch sử và không thuộc sự quản lý của nhà nước. Ngôi đền này đã làm nhiều người lầm tưởng đó mới là ngôi đền cổ của Cô Chín Sòng Sơn. Nền ngôi đền cổ ngày xưa chính là ngôi đền chính xây trên sườn đồi.

Theo truyền thuyết: Cô Chín Sòng Sơn vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, có một lần vô tình đánh vỡ một chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Khi được giáng trần Cô đã bôn ba bốn phương khắp ngả trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa thấy cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng. Nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ. Có lẽ vì vậy, người ta sau này hay dâng Cô Chín Sòng Sơn võng đào.

Hiện chưa thấy tài liệu nào là Cô Chín giáng sinh vào một nhân vật nào trên trần gian. Như vậy thân thế về Cô Chín mang tính huyền ảo và như vậy thân thế về Cô nghiêng về phía thiên thần chứ không có hình dáng của nhân thần.

Cô Chín Sòng Sơn là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi giáng hầu Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bênh.

Cô Chín Sòng Sơn rất hay ngự đồng. Hết các thanh đồng khi Hầu Thánh đều có hầu giá Cô Chín. Khi giáng hầu Cô Chín thường mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai và cô múa quạt tiến Mẫu. Đôi khi Cô cũng múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ, hài hoa, vòng hồng hay võng đào.

Có lẽ Cô Chín Sòng Sơn là một Thánh Cô nổi tiếng nhất trong các Thánh Cô nên hầu hết các đền, phủ đều có thờ Cô. Tại các đền phủ, Cô Chín có thể có ban thờ riêng hoặc thờ chung với Cô Bơ hoặc thờ chung trong Cung Tứ Phủ Thánh Cô; hoặc Cô được thờ ở một Lầu Cô riêng biệt như: Cung Cô Chín đền Mẫu Sòng, cung Cô Chín Phủ Quảng Cung…

“Tương truyền Cô Chín Sòng Sơn- chính là Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ 9 của Ngọc hoàng Thượng đế. Khi tiên cô Cửu Thiên Huyền Nữ (tức Cô Chín) giáng trần, cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ.

Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách những người này rồi hành cho dở dại dở điên. Chính thế, trong văn của cô có câu: “Làm cho trăm chứng hiểm nghèo. Khi lội dưới suối khi trèo lên cây”.

Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài bói toán. Cô Chín đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô.

Trước đền lúc đó có đến 9 miệng giếng tự nhiên do đền cô cai quản. Vì thế có câu: Cô Chín quyền cai chín giếng” là vậy. Vậy nên Cô Chín Sòng Sơn còn gọi với tên Cô Chín Giếng. Nghe đâu các giếng này đã bị lấp khi trải qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Ở một số địa phương đều thờ cô và tôn với các danh khác như Cô Chín Rồng, Cô Chín Suối, Cô Chín Thượng nhưng chính đều là Cô Chín Sòng Sơn được thờ phụng tại đền thờ vọng. Còn có một số nơi thờ Cô Chín Thượng (có thể là Cô Chín Thượng Ngàn hay Cô Chín Thượng Thiên). Theo quan điểm của người viết thì tất cả đều chỉ là Cô Chín Sòng Sơn. Theo quan điểm riêng của người viết: Cô Chín đại điện cho cả ba ngôi Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoải phủ. Tuy nhiên, người viết cũng chưa biết nơi đâu thờ Cô Chín Thoải.

Sự tích về sắc phong của đền Cô Chín Sòng Sơn

Nghe nói, khi nhân dân xây dựng lại đền thì có một người đàn ông ở Hà Nội đến đền và đưa cuốn sắc phong của đền mà không biết tại sao thất lạc đến nhà ông. Đây là cuốn sắc phong của đời vua Lê Cảnh Hưng năm thứ hai, 1780.

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, chính quyền đã phá đền để thực hiện công cuộc bài trừ mê tín dị đoan của nhà nước. Ông chủ nhiệm hợp tác xã chỉ huy trực tiếp cuộc phá dỡ. Ông còn lớn tiếng tuyên bố: “Nhiều người bảo đền cô linh thiêng, tôi phá xem có còn linh thiêng hay không”.

Nhưng sau đó gia đình ông luôn gặp những điều không may. Vợ con ông chết gần hết, chỉ còn một cậu con trai, nhưng lơ ngơ, lang thang và nay lưu lạc nơi đâu không biết.

Địa chỉ: đường Trần Hưng Đạo, Khu phố 5, Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Địa chỉ: Ở gần Đền chúa Nguyệt Hồ – Huyện Yên Thế – tỉnh Bắc Giang

Hiện tại theo như chúng tôi tìm hiểu, đến thời điểm này vẫn chưa xác nhận nào có đền thờ cô Chín tại Hà Nội. Ngoài ra, còn một số nơi khác nữa:

① Đền thờ Cô Chín Suối Rồng – Đồ Sơn – thành phố Hải Phòng

Vì đền Cô Chín nằm cạnh Suối Rồng nên nơi đây còn gọi Đền Cô là Đền Cô Chín Suối Rồng, đôi khi gọi đền cô là Đền Cô Chín Suối hay Đền Cô Chín Rồng.

Đây là ngôi đền mới xây gần đây nằm ở Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên. Đền Cô Chín Tây Thiên là một ngôi đền có kiến trúc đẹp.

Đền Cô Chín Đồng Mỏ hay còn gọi là đền Cô Chín Mỏ Ba hay đền Cô Chín Lạng Sơn. Đây là một ngôi đền nằm trên lưng chừng một ngọn núi. Để đến được đền Cô thì có hai cách: Đi dưới chân núi từ thị trấn Đồng Mỏ lên hoặc đi xuống từ Đền Chầu Mười Đồng Mỏ. Nói chung cả hai con đường lên đều phải đi bộ leo dốc với dốc cao. Đến được đền Cô thì thực sự phải là người có tâm với cô.

Chúc bạn có chuyến du lịch về cội nguồn tốt đẹp.