Văn Khấn Đền Bà Đế – Văn Cúng Lễ Tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
Bạn đang xem: Văn khấn đền bà đế
Tiếng sóng vỗ rì rào như nhắc nhớ gợi về một câu chuyện một sự tích của một người con gái miền biển được lưu truyền trong dân gian của cuộc sống những ngư dân miền biển Đồ Sơn. Sự tích Đền Bà Đế là nỗi oan khuất của người con gái họ Đào.
Đền Bà Đế, Hải Phòng – Ngôi Đền giải oan
Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, đây là một trong những đền nổi tiếng về danh lam và thắng cảnh. Đền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát trang nhã, nép mình vào lưng núi trước mặt là biển khơi bao la tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo.
Đền Bà Đế,ngôi đền linh thiêng đừng bỏ quên trong đầu xuân này, nơi ấy không chỉ sơn thủy hữu tình đắm say lòng người mà còn làm lòng ta chợt nhói về cuộc đời bi thương của người con gái hồng nhan bạc mệnh được tưởng thờ tại đây.
Đôi rồng chầu tại Đền Bà Đế Hải Phòng
Đền Bà Đếlà một ngôi đền nổi tiếng của Hải Phòng nằm ở Đồ Sơn. Ðền thờ bà Đế – Vợ chúa Trịnh Giang. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà – Trịnh chúa phu nhân”.Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động – Chùa Hương”.
Hiếm có ngôi đền nào trên đất nước Việt Nam tọa lạc tại vị trí gần biển như đền Bà Đế đến như vậy, ngôi đền nằm giữa dãy núi, bao quanh 3 mặt là biển mênh mông quả khiến người ta tò mò, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngôi đền nhé!
Nội Dung Chính
Tổng quan về Đền Bà Đế
Đền Bà Đế thờ vợ Chúa Trịnh Doanh, tích xưa kể lại rằng những năm 1700 ở phía Đông Nam vùng Ngọc Đồ Sơn có đôi vợ chồng họ Đào lấy nhau hơn 20 năm nhưng vẫn không có con nên đã cầu xin Trời Phật cho một mụm con, điều ước nguyện đã linh ứng người vợ mang thai và hạ sinh một cô con gái có mùi hương thơm ngá. Cả nhà họ Đào rất vui mừng tạ ơn Trời Phật đặt con tên là Đào Thị Hương.
Lớn lên nàng xinh đẹp và nổi tiếng khắp vùng, nàng được trời phú cho giọng hát hay cao vút vang như tiếng Ngọc. Đến năm 1836 Chúa Trịnh Giang về kinh lý ở vùng biển Đồ Sơn qua vùng Ngọc Chúa vô tình nghe được tiếng hát trong lành của người con gái chân quê và đã truyền lệnh tìm người có tiếng hát đó.
TVC giới thiệu Đền Bà Đế
Khi gặp với nhan sắc của nàng đã làm chúa say đắm, đam mê, hai người quấy quýt bên nhau suốt ngày không rời xa, khi Chúa về kinh có hẹn với nàng ít ngày sẽ quay trở lại, Chúa sẽ đem thuyền hoa đến để rước nàng. Nàng mang dòng máu của Chúa Trịnh trong mình trong lòng rất sợ tục lệ, khi Hàng Tổng biết chuyện đã bắt cha mẹ nàng, nhà nghèo không lấy đâu ra tiền liền trói nàng dìm xuống biển.
Nàng kêu khóc vật vã và chắp tay than với trời rằng: “Phận gái thân cô gặp Chúa yêu thương tôi đâu giám chống, nghĩa cha mẹ họ hàng tôi đâu giám quên. Xin Trời Phật chứng giám cho lòng con, khi con bị dìm xuống nước nếu có oan ức Trời Phật cho con nổi lên 3 lần, họ hàng hãy cho con được sống nếu con dối trá thân này sẽ chìm xuống để làm gương cho đời”. Qủa nhiên khi bị dìm xuống biển nàng nổi lên 3 lần, mọi người đều thất kinh về lời khấn của nàng, đến khi Chúa mang thuyền rồng ra đón nàng thì mới biết nàng đã thác oan.
Bức tượng trong khuôn viên Đền Bà Đế
Biết chuyện nhà Vua cho lập đàn giải oan và truyền lệnh cho Hàng Tổng lập đền thờ, từ bấy đến nay các hội trẩy về Đền Bà Đế rất đông, người ta đến để xin tài xin lộc và đặc biệt là cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải. Trong ngan ngát trầm hoa thoang thoảng đâu đây mùi hương của nàng, cả giọng hát êm ái hòa trong tiếng sóng rì rầm của biển Đồ Sơn thêm mến yêu một vùng quê đất Việt.
Du khách đến đây còn để chia sẻ đồng cảm với thân phận một người con gái xinh đẹp hiền thảo thủy chung mà phải chịu nhiều bất hạnh.
Lịch sử ngôi Đền Bà Đế
Đền Bà Đếlinh thiêng, huyền bí được bắt nguồn từ một sự tích. Tương truyền vào năm 1718, ở phía đông nam vùng Ngọc Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào, đã hai mươi năm không có con. Hai vợ chồng tu thân, tích đức, cầu xin trời phật cho một mụn con, Trời phật động lòng, chứng giám, rồi báo mộng cho người vợ được mang thai. Tròn ngày, tròn tháng, đứa bé ra đời và được đặt tên là Ðào Thị Hương.
Đôi rồng tại Đền
Từ khi sinh ra, người đứa trẻ đã toả hương thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Càng lớn lên đứa trẻ (Bà Ðế) càng xinh đẹp, lộng lẫy. Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Hàng ngày bà đi chăn trâu, cắt cỏ, tay làm, miệng hát, tiếng hát ngân vang cả núi rừng. Người ta nói rằng, tiếng hát của bà làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe.
Vào năm 1736, chúa Trịnh Giang về kinh lý Ðồ Sơn,Chúa cùng đoàn người dạo thắng cảnh bằng thuyền rồng trên núi Ðộc. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được bà với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chúa yêu mến và quyến luyến không rời, khi về kinh đô, chúa có hẹn ngày về đón bà.
Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của chúa, Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền. Nhà nghèo không có tiền nộp phạt, hàng tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển.
Đền Bà Đế xưa
Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: “Phận gái thân cô, gặp chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần”. Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ, họ Đào cùng cường hào, ác bá lấy dây thừng cối đá thủng buộc vào bụng Bà quấn cây sào cắm xuống biển.Khi họ, hàng Tổng ra về cũng là lúc sóng to gió lớn nước dâng lên vỗ vào chân núi Độc cómột cái hang to, dây thừng cối đá, cây sào trôi vào miệng hang.
Đêm đêm trên bãi đá hầu, hồn Bà linh thiêng hiện về trừng trị những kẻ giết Bà, đã gây nên nhiều tội ác với người dân lương thiện. Thấy sư linh thiêng hiện nên lập ngay Đền thờ có dây thừng cối đá thủng, hàng năm họ Bà phải nhuộm lại dây thừng một lần. Lời bà nguyền rằng bao giờ dây mục đá tan mới hết hận thù này. Sau một tháng, thuyền hoa của chúa về rước bà về kinh. Biết chuyện oan khuất, chúa Trịnh Giang cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm ban sắc phong: Ðông Nhạc Ðế Bà – Trịnh chúa phu nhân.
Đền Bà Đếlinh thiêng, huyền bí
Đến những ngày sau, danh nhân khắp chốn phong tặng bà câu thơ:
“Nhất phiến băng tâm thiên địa bạch
Kính thành nhĩ tự quỷ thần tri
Đế Bà hương hỏa thiên thu tại
Trinh chúa xe loan kiệu tích truyền”
Tháp chuông tại Đền Bà Đế Hải Phòng
Sự tích và một góc sử Việt
Những bậc kỳ lão địa phương lưu truyền cho con cháu rằng, vào năm 1736, chúa Trịnh đời thứ 7 là Trịnh Giang về Đồ Sơn rong chơi dạo cảnh bằng thuyền.
Theo chính sử, Trịnh Giang là con trai trưởng của An Đô Vương Trịnh Cương. Vì Trịnh Giang chơi bời trác táng, chí không lớn, trí không cao nên Trịnh Cương không trao quyền kế vị. Chúa Trịnh Cương chưa kịp lập người kế vị thì đột ngột qua đời vào tháng 4-1730. Trịnh Giang chiếm ngay ngôi chúa.
Những câu chuyện sự tích của Đền Bà Đế được lưu truyền
Sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Giang bỏ bê việc nước, chỉ chú tâm vào hưởng thụ đàn ca xướng hát và dâm loạn. Khi rong chơi ở biển Đồ Sơn, thuyền rồng đến gần núi Độc, Trịnh Giang bỗng nghe một giọng hát con gái lanh lảnh vang lên. Giọng hát hay đến mức sóng ngừng rì rào, chim ngừng hát, đất trời lặng đi để lắng nghe. Giọng hát khiến chúa xao xuyến, mê mẩn nên truyền lệnh cho thị vệ tìm cho được người con gái, chủ nhân giọng hát, bắt đem lên thuyền.
Thị vệ rời thuyền lên núi Độc truy tìm thì phát hiện giọng hát là của một cô thôn nữ “Hoa nhường nguyệt thẹn” tên Đào Thị Hương vừa tròn 18 tuổi. Hương là con gái duy nhất của một ngư dân làng chài nghèo khó. Từ khi chào đời, da thịt Hương có một mùi thơm quyến rũ lạ thường. Khi bắt đầu biết nói, Hương đã làm lay động lòng người bởi giọng hát trữ tình, lanh lảnh như chim hót. Hằng ngày, cô xuống bãi biển bắt ốc, đổi gạo, nuôi cha mẹ già.
Thị vệ bắt Hương đem lên thuyền cho chúa. Động lòng tà dâm, Trịnh Giang cưỡng dâm nàng thôn nữ, sau khi thỏa mãn thú tính, Trịnh Giang đe dọa, nếu nàng kể cơ sự cho người khác biết, cả làng sẽ bị tru di. Trịnh Giang sai thị vệ ném nàng xuống biển rồi dong thuyền đi.
Đền Bà Đế thờ vợ chúa Trịnh Giang
Nàng Hương không chết nhưng một sinh linh trong bụng bắt đầu hình thành. Biết nàng chửa hoang, hương chức làng bắt nàng khai chủ nhân của bào thai. Nàng nghĩ, nếu khai ra sự thật, bạo chúa Trịnh Giang sẽ giết hết dân làng, trong đó có cha mẹ mình, nên cương quyết không khai.
Tức giận vì nàng Hương chửa hoang làm ô uế thanh danh của làng, các hương chức đem nàng ra mép biển núi Độc trói lại rồi dìm xuống nước. Trước lúc bị dìm, nàng Hương cất tiếng than oán: “Tôi vì sinh mạng dân làng mà chịu chết. Nỗi oan này thấu trời động đất. Khi chết oan hồn tôi quyết ở lại trần gian khi nào giải được tội mới về trời”.
Một người trong họ Hoàng Đình được sai dùng dây thừng trói nàng vào cối đá rồi dùng sào cắm xuống đáy nước. Nỗi oan khuất động lòng biển, sóng cồn nổi lên đẩy thi thể nàng Hương cùng dây thừng, cối đá dạt vào một hang đá dưới chân núi Độc.
Đền thờ Bà Đế
Người họ Hoàng Đình lại dùng sào cắm thi thể nàng Hương xuống đáy biển. Sóng lại dâng cao nhổ sào đẩy thi thể cùng cối đá dạt vào hang. Người họ Hoàng Đình lại cắm sào xuống đáy nước. Thi thể nàng lại bị sóng đẩy vào hang. Sự việc cứ lặp đi lặp lại như thế đến lần thứ ba thì không ai còn thấy thi thể nàng Hương đâu nữa. Hang đá chỉ còn trơ lại dây thừng và cối đá.
Từ đó, hàng đêm, dân làng nghe thấy từ hang đá văng vẳng tiếng hát cao vút, bi ai. Tiếng hát than oán nỗi oan khiên, lắng nghe tiếng hát, dân làng thấu hiểu nỗi oan và nhận ra nàng chấp nhận chết để tránh họa bạo chúa cho dân làng. Điều kỳ lạ là những người có nỗi oan khiên, khi tìm đến hang đá than khóc đều được nàng Hương hiển linh báo mộng chỉ cách hóa giải. Vì lẽ đó, một số người gọi hang đá đó là “Hang giải oan”.
Ba năm sau (1739), Trịnh Giang loạn luân, gian dâm với phi tần của cha bị phát giác. Người phi tần họ Đặng này bị xử tội tự uống thuốc độc, còn Trịnh Giang bị trời đánh, không chết nhưng mắc bệnh tự kỷ, tâm thần luôn sợ sệt, tự xây huyệt mộ dưới đất cho mình để làm nơi lẩn trốn ánh sáng mặt trời. Bạo chúa Trịnh Giang ẩn mình dưới huyệt mộ suốt 11 năm cho đến khi qua đời.
Đền được xây dựng tựa chân vào núi
Kể từ khi Trịnh Giang mắc bệnh, con trai là Trịnh Doanh lên thay ngôi chúa, sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Doanh đã về núi Độc giải oan cho nàng Hương. Chúa Trịnh Doanh bắt dân làng lập đền tại hang đá để tưởng nhớ, dân làng gọi là đền Giải Oan.
100 năm sau (khoảng năm 1850), có lần Vua Tự Đức đến viếng đền. Nghe dân làng kể lại tích xưa, cảm thương nàng Hương, vua ban chỉ sắc phong nàng Hương là: Đông Nhạc Đế Bà – Trịnh Chúa Phu nhân. Đồng thời, Vua Tự Đức xuất ngân xây dựng mái đền nơi cửa hang để dân làng tiện cúng bái, chiêm ngưỡng sự tích và răn dạy con cháu.
Thời gian trôi qua cối đá dây thừng đã mất, hồn Bà thanh thản linh thiêng ứng nghiệm ban điều lành cho những người thiện tâm ở bốn phương về làm lễ cầu xin đúng như ý nguyện. Khách thập phương đếndu lịchđền Bà Đếmỗi ngày một đông và đông hẳn vào mùa xuân. Cái không có lý chắc gì đã tồn tại. Người ta đến còn để chia sẻ đồng cảm với than phận một người con gái xinh đẹp, hiền thảo, thủy chung mà phải chịu bất hạnh nơi vùng đất có ba con sông đổ ra biển.
Đền Bà Đế Hải Phòng nhìn ra biển
Vẻ đẹp Đền Bà Đế – Hải Phòng
Đền được xây dựng tựa chân vào núi, dãy núi ấy có tên gọi là núi Độc, phía sau đền và cạnh bên là biển mênh mông bao la sóng. Ngôi đền được trùng tu và sửa sang mỗi năm. Đền được tách biệt với biển bằng hệ thống tường đá xây vững chắc và kiên cố. Cách bở đá với biển không xa, là nơi đốt giấy tiền, đồ cúng lễ và một miếu am thờ nhỏ có hình rồng bao quanh.
Đền Bà Đế đơn giản trong cấu trúc nhưng vẫn toát lên vẻ trang nhã, thanh thoát đúng như người con gái trong tích đền. Qua năm tháng, đền Bà Đế xuống cấp và mai một với thời gian nhưng đến năm 1988, bà Lưu Quế Hoa ở phường Ngọc Hải đã cùng con cháu phát tâm công đức và quyên góp xây dựng lại ngôi đền to hơn, chắc chắn hơn. Từ đó, ngôi đền được xây dựng đẹp hơn, thu hút khách thập phương về du lịch và cúng lễ. Thật kỳ diệu, mỗi người đến với đền Bà Đế đều rất tôn kính và ngôi đền này nổi tiếng linh thiêng khắp trốn.
Khuôn viên Đền Bà Đế Hải Phòng
Cho đến ngày nay, sau hơn 20 năm góp nhặt dựng xây, đền Bà Đế đã trở thành một quần thể chắc chắn và được bọc phía trước là bức thành đá, bê tông sừng sững thách thức cùng sóng biển, phía sau là dãy núi Độc chở che, tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp bên bờ biển Đông.
Từ sân đền dẽ theo bên phải, du khách sẽ được ra một bãi đá đẹp, dài, có bờ tường thấp chừng 50 cm xây dựng. Bên cạnh bờ tường đó là những dẫy hoa dại rất đẹp. Bên phải con đường đi bộ ra bãi đá là vách núi với hàng cây xanh mướt. Du khách có thể vừa chụp ảnh vừa tận hưởng không khí trong lành của vùng biển này.
Lễ Hội đền Bà Đế
Mỗi năm, vào ngày 26 tháng Giêng, ngày khai xuân và cúng cơm tại đền Bà Đế còn ngày 24, 25, 26 tháng Hai là ngày lễ tạ Đức Bà. Vào mùa lễ hội, du khách thập phương đến hành lễ đông, tuyệt nhiên không có bói toán, đồng bóng hay tắc nghẽn giao thông như những ngôi đền, ngôi chùa khác. Khu di tích lịch sử văn hóa được xếp vào hạng trang nghiêm, trong lành nhất.
Đền Bà Đế – Cầu khấn điều may mắn, xin lộc xin tài quả
Mùa hè, du khách đến với biển Đồ Sơn có thể ghé thăm đền Bà Đế, nơi đây được trùng tu mỗi ngày chắc chắn sẽ làm du khách quyến luyến không rời. Mỗi buổi chiều hè, khi mặt trời đã khuất sau rặng núi Độc, du khách đứng dưới gác chuông của đền nhìn ra biển lăn tăn sóng sánh ánh hoàng hôn thấy cuộc sống thanh bình và đáng yêu đến lạ. Và từ trong sâu thẳm của lòng biển còn vang lên tiếng hát thiết tha của người con gái đẹp của đất Đồ Sơn – Đào Thị Hương năm nào, giữa trùng khơi, sóng biển vẫn thì thầm kể câu chuyện về “Đông nhạc Đế bà”…
Đi gì đến đền Bà Đế, ăn ngủ nghỉ ra sao?
Nếu bạn đã chủ định đi bằng phương tiện ô tô thì chắc chắn điều đó hoàn toàn hợp lý. Từ Hà Nội, du khách có thể xuất phát dọc theo đường cao tốc Hà Nội Hải Phỏng đi đến Kiến An, sau đó dẽ vào hướng trung tâm thành phố, hướng ra biển Đồ Sơn bởi đền Bà Đế cách biển không xa. Đường xá tại đây rất thuận lợi chính vì thế, sẽ không có hiện tượng tắc đường xảy ra, du khách sẽ yên tâm hơn. Tại đền có chỗ ăn, nghỉ cho du khách thập phương hoặc bạn có thể ra phía ngoài cổng cũng có những nhà hàng cho khách du lịch thập phương.
Đền Bà Đế Hải Phòng
Đi vào những ngày lễ hội cầu khấn điều may mắn, xin lộc xin tài quả là tuyệt vời. Chính vì thế, thời điểm du lịch đền Bà Đế không còn xa, liên hệ ngay để được hỗ trợ tour du lịch đền Bà Đế 1 ngày trọn vẹn.
Ngày nay Đền Bà Đế đã trở thành điểm đến tâm linh của nhiều du khách thập phương, du khách đến nơi đây không chỉ được lắng nghe những câu chuyện tương truyền trong dân gian như sự tích Đền Bà Đế mà còn trở về một miền biển đầy nắng và gió với những giây phút tĩnh lặng của tâm hồn.
Vãn cảnh Đền Bà Đế
Vãn cảnh Đền Bà Đế là tìm về chốn thanh tịnh xua tan đi mọi mỏi mệt lo toan của cuộc sống và cùng nhau khám phá những nét đẹp văn hóa truyền thống ở nơi đây.
Trải qua cùng thăng trầm của thời gian ngày nay Đền Bà Đế đã được xây dựng lại và có nhiều thay đổi về mặt kiến trúc, tuy vậy với những câu chuyện sự tích của Đền Bà Đế được lưu truyền với người dân Đồ Sơn đó là những lời dạy con cháu về luân thường đạo lý làm người góp phần cho thế hệ mai sau nhớ tới một phần lịch sử của nước nhà.
Xem thêm: Bộ Tt&Tt Công Khai Danh Sách Các Trang Web Bị Chặn Ở Việt Nam
Đền Bà Đế – Thu hút du khách
Cùng với việc hành hương vềđền Bà Đếdu khách có thể kết hợp ghé thăm những ngôi chùa, đền linh thiêng khác ở Hải Phòng nhưchùa Cao Linh,Bạch Đằng Giang,chùa Hang… để cầu bình an và tài lộc cho gia đình và người thân. Đây cũng là dịp để mỗi con người chúng ta tìm lại sự thư thái và tĩnh tâm lại trong giữa bộn bề cuộc sống. Cầu chúc cho tất cả mọi người một năm bình an, đong đầy tài lộc.
Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Đền Bà Đế, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây nhé!