Văn Khấn Ban Thần Tài Hàng Ngày Mới Nhất 2021
Việc lên hương ban thờ Thần Tài Thổ địa hàng ngày là nghi thức trọng yếu không thể thiếu với mỗi gia chủ hay người làm kinh doanh. Để nghi thức trên được trọn vẹn, ta không thể thiếu Văn khấn ban Thần Tài hàng ngày.
Vậy Văn khấn ban Thần Tài hàng ngày nội dung cụ thể ra sao? Có chú ý gì khi cúng ban Thần Tài mỗi ngày? Các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Thần Tài Là Vị Thần Nào?
Thần Tài (tiếng Trung 财神, phiên âm Latin cáishén) là vị Thần được thờ phụng rất phổ biến theo quan niệm dân gian Việt Nam cũng như nhiều nước Á Đông (như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan…). Đây là vị Thần chủ về ban phát tài lộc, may mắn và sự hanh thông trong kinh doanh hay làm ăn.
Ngoài các tên gọi phổ biến như Thần Tài, Tài Thần, trong dân gian còn lưu truyền các cách gọi khác như Tài Bạch Tinh Quân (tiếng Trung 財帛星君, phiên âm Latin Cáibó Xīngjūn) hay Triệu Công Nguyên Soái (tiếng Trung 赵公元帅, phiên âm Latin Zhàogōng Yuánshuài).
Có Bao Nhiêu Vị Thần Tài?
Theo tín ngưỡng dân gian Trung Hoa, có 9 vị Thần Tài (còn được gọi là Cửu Lộ Tài Thần, tiếng Trung 九路财神). Theo đó, có 5 vị chính đại diện cho các phương hướng. Cụ thể như:
-
Vương Hợi (phương Trung tâm), còn được gọi là Trung Bân Tài Thần.
-
Tỷ Can (hướng Đông), còn gọi với tên khác là Tài Lộc Chân Quân.
-
Quan Võ / Quan Công (hướng Tây) – một nhân vật trong “Tam Quốc diễn nghĩa”.
-
Sài Vinh (hướng Nam), cách gọi khác là Thiên Tài Tinh Quân.
-
Triệu Công Minh (hướng Bắc), còn được gọi là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên soái.
Bên cạnh 5 vị Tài Thần chính trên, còn có 4 vị Thần Tài khác, như: Lý Quỷ Tổ, Phạm Lãi, Đoan Mộc Tứ và Lưu Hải Thiềm.
Ý Nghĩa Việc Việc Cúng Thần Tài
Như nội dung ở trên đã đề cập, bởi Thần Tài là vị Thần chủ về ban phát may mắn, tài lộc cho gia chủ hay các hộ kinh doanh, nên tín ngưỡng thờ cúng Tài Thần cũng mang ý nghĩa hết sức sâu sắc, ý nghĩa:
-
Dân gian vốn quan niệm “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Do vậy, vị trí của Tài Thần – Thổ Địa trong tín ngưỡng và đời sống tâm linh cũng tương đương như vị Thần Đất (
Thần thổ địa nơi tư gia)
. Với vị trí và sự kiểm soát của mình, Ông giúp cai quản đất đai, phù hộ gia chủ về việc làm ăn buôn bán, trông coi gia súc, đất đai và mảng tài lộc.
-
Với các gia chủ và các hộ kinh doanh, điểm buôn bán: Việc thờ cúng Thần tài hàm ý chiêu tài, mời gọi may mắn; mong cầu việc làm ăn, kinh doanh được hanh thông và thuận lợi.
-
Theo tín ngưỡng dân gian, vào thời điểm mùng 10 tháng Giêng hàng năm (được gọi là ngày Vía Tài Thần), các gia chủ hay chủ tiệm kinh doanh thường tổ chức nghi thức cúng Gia Thần, Gia Tiên với tâm nguyện các thành viên trong gia đình được may mắn, bình an, vạn sự như ý…
Văn Khấn Ban Thần Tài Hàng Ngày
Nội dung các bài Văn khấn ban Thần Tài cũng hết sức đa dạng, tùy thuộc vào thời điểm cụ thể khác nhau (Ngày vía Thần Tài, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, Ngày Ông Công – Ông Táo, bao sái ban Thần Tài…).
Trong phạm vi bài viết này, Phong Thủy Phùng Gia cùng các bạn chỉ đề cập về nội dung Văn khấn ban Thần Tài hàng ngày. Nội dung cụ thể như sau:
“Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi.
Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc.
Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó).
Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ).
Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái”.
Khấn xong, gia chủ lễ ba vái hay ba lạy.
Các Chú Ý Khi Cúng Và Đọc Văn Khấn Ban Thần Tài Hàng Ngày
- thờ Thần tài
Banvà Thổ địa cần được thường xuyên tịnh sái và sắp xếp gọn ghẽ, đẹp mắt: Khi tiến hành tịnh sái, làm sạch ban thờ, cần chú ý cần tinh sái cả hai ông bằng nước Ngũ vị hoặc nước thơm (nước hoa bưởi).
-
Lễ vật dâng cúng mỗi ngày chỉ cần giản dị, tránh lãng phí (chỉ với hoa quả tươi, nước sạch, hương nhang…) là đủ.
-
Lộc sái sau khi cúng chỉ tán cho người nhà, tránh chia cho người ngoài.
-
Trước khi bày 5 chén nước lên bàn thờ, cần vệ sinh sạch sẽ; lưu ý không rót quá nhiều nước, tránh nước tràn ra ban thờ.
-
Chỉ dâng hoa tươi để cúng. Hết sức tránh việc dâng cúng hoa giả. Chất liệu bình hoa nên là thủy tinh hay gốm sứ.
-
Khăn tịnh sái ban thờ là khăn chuyên dụng cho việc làm sạch ban thờ. Tuyệt đối không dùng lẫn hay sử dụng các mục đích khác.
-
Hoa quả dâng cúng khi héo cần được thay với hoa quả tươi; tránh thờ lễ vật bị héo úa.
-
Khuyến nghị dùng nến (đèn cầy) hay đèn dầu. Tránh dùng đèn điện nhấp nháy. Theo quan niệm, đèn điện hay đèn nhấp nháy khiến Dương khí quá thịnh, không thực tối ưu cho ban thờ Tài thần (thuộc Âm).
-
Co thể lên hương vào buổi sáng hay chiều tối. Mỗi lần có thể thắp 5 nén nhang.
-
Chỉ dâng cúng trái cây tươi, không bị héo hay dập nát. Các loại hoa quả giả cần tuyệt đối tránh.
-
Gạo, muối sau khi cúng nên giữ lại, nước hoặc rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà ý nghĩa đem lại lộc và may mắn.
-
Tránh cho vật nuôi hay thú cưng (như chó, mèo…) quậy phá ban thờ.
Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia, các bạn không chỉ nắm được cách thức cũng như các lưu ý quan trọng khi dâng lễ và thỉnh Văn khấn ban thờ Thần Tài hàng ngày đầy đủ, mà còn thêm lý giải về một nét văn hóa tâm linh trong truyền thống tín ngưỡng của dân tộc.
Để có thêm các thông tin đặc sắc khác về phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0858111999.