Vai trò và phẩm chất của người kỹ sư công nghệ chế biến thực phẩm 2021 – BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI – Studocu

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM



TIỂU LUẬN MÔN

KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP KỸ SƯ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC

CẦN CÓ Ở KỸ SƯ CỘNG NGHỆ THỰC PHẨM

GVHD : TS. LÊ HƯƠNG THỦY
SVTT : VŨ KHÁNH LINH 21093081
ĐINH MAI LINH 21105321
TẠ NGUYÊN ANH 210937 61
BÙI TRẦN VIỆT TRINH 21091781
ĐỖ HOÀI THƯƠNG 21092341
NHÓM 5, LỚP DHTP17D

TP, THÁNG 11, NĂM 2021

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC

Tháng 12/Năm 2021

Nhóm 5

Học phần: kỹ sư công nghệ thực phẩm
Lớp: DHTP17D
Mục tiêu của nhóm: bài tiểu luận về vai trò và đạo đức cần có của người kĩ sư
công nghệ thực phẩm
Thời gian thực hiện: 2 tuần

STT MSSV TÊN NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ

1 21093081 Vũ Khánh Linh
(nhóm trưởng)

  • Phân chia công
    việc, tham gia
    đóng góp chỉnh sửa
    bài tiểu luận.

  • Tìm hiểu những
    vai trì của Công
    nghệ thực phẩm và
    kĩ sư công nghệ
    thực phẩm.

  • Kỹ năng tổ chức và
    phân chia nhiệm vụ
    cho từng cá nhân
    hợp lý; tham gia xây
    dựng nội dung, hỗ
    trợ cho các thành
    viên.

  • Tổng hợp và xây
    dựng ý kiến với các
    thành viên nhóm.

2 21092341 Đỗ Hoài Thương – Soạn thảo Word,
chỉnh sửa và hoàn
thiện bài tiểu luận.
-Gửi lời cảm ơn và
kết luận cho toàn bài
tiểu luận.

  • Soạn thảo Word và
    chỉnh sửa bài luận
    đầy đủ, hợp lý,
    logic.
  • Kỹ năng lắng nghe
    và tiếp thu ý kiến
    các thành viên
    nhóm cao, nhạy bén
    trong quá trình làm
    việc nhóm.
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Các yếu tố quyết định hành vi mua thực phẩm của NTD Việt Nam theo
mức thu nhập ( trang 15)
Hình 2: Các yếu tố quyết định đến hành vi mua đồ uống của NTD Việt Nam
theo độ tuổi (2019) (trang 15)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả và đánh giá công việc của từng thành viên trong
nhóm 5 (trang 2)

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài “Phân tích vai trò và phẩm chất đạo đức cần
có ở kỹ sư Công Nghệ Thực Phẩm (CNTP)” một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nổ lực cố gắng của chúng em còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô,
cũng như sự giúp đỡ tận tình của bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu
và thực hiện bài tiểu luận này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến với cô Lê Hương Thủy người đã
hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em hoàn
thành bài tiểu luận này. Bên cạnh đó, chúng em cũng biết ơn đến toàn thể quý
thầy cô trong Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Trường Đại Học Công
Nghiệp TPHCM đã truyền đạt những kiến thức quý báu, góp ý một cách trọn
vẹn nhất.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực
tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài
tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác,
kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện
hơn. Em xin cảm ơn quý thầy cô!

PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA

KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU

Đồng hành cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật
và công nghệ trên thế giới, nền khoa học kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam có
những bước tiến khá nổi bật và vững chắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong đó Công nghệ Thực Phẩm đang từng bước hoà nhập vào xu hướng phát
triển trên. Để hoà mình với xu thế phát triển đó, chúng ta cần phải có những kiến
thức cơ bản và tay nghề vững chắc để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.
Đồng thời, chúng ta đã nhận thấy rõ được tầm quan trọng của đạo đức cũng như
vai trò của người kỹ sư ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế
đất nước. Đây là một ngành công nghiệp tuy còn rất mới mẻ, song đã khẳng
định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế của đất nước.
Theo xu hướng phát triển của các ngành nghề, kỹ sư hiện là một trong
những ngành nghề được chú ý, trọng vọng nhất hiện nay góp phần quan trọng
cho sự nghiệp phát triển về xây dựng cũng như công việc của nhà nước. Vì thế,
vai trò của người kỹ sư ngày càng được nâng cao vì nó đòi hỏi sự am hiểu không
chỉ ở các môn khoa học tự nhiên, khả năng tư duy nhạy bén mà còn cả tâm hồn
giàu đẹp và các quy tắc đạo đức ứng xử của người kỹ sư sao cho đúng đắn để
đảm bảo chất lượng công việc cũng như sự an toàn của xã hội và mọi người.
Theo một khảo sát đã được công bố, Công nghệ Thực phẩm là một
trong những ngành được xếp hàng đầu trong số nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu
nguồn nhân lực cho đến nhiều năm sau. Vậy nên, ở những trường đại học có đào
tạo ngành Công nghệ Thực phẩm luôn có một lượng lớn các bạn trẻ đăng ký
theo học ngành này và số lượng tăng lên theo từng năm. Các bạn trẻ đã và đang
có ý định trở thành những; Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm trong tương lai, cần
chú ý để rèn luyện phẩm chất , đạo đức cũng như trình độ chuyên môn thật tốt
để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và trở thành một người kỹ sư tốt trong tương
lai và có thể hòa nhập tốt với thế giới hiện nay.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

2. Khái niệm CNTP và kỹ sư CNTP

Vậy công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm (tên tiếng Anh là Food Technology) là một
ngành học chuyên về những lĩnh vực thực phẩm như bảo quản và chế biến.
Ngành này được ứng dụng và thực hành trong nhiều thứ liên quan đến ăn uống
và đảm bảo an toàn thực phẩm,… tất cả đều đến hướng đến công nghệ thực
phẩm, nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của mọi
người và cộng đồng chúng ta.
Dạo những năm gần đây, ứng dụng của công nghệ thực phẩm trong đời
sống sản xuất vô cùng đa dạng. Bao gồm những thực phẩm thiết yếu như đồ ăn,
đồ uống, thực phẩm chức năng, dược phẩm… Hơn hết là tầm quan trọng của nó
đối với sức khỏe con người ngày càng được coi trọng và đề cao. Vì thế, công
nghệ thực phẩm là ngành học liên quan đến mọi lĩnh vực về thực phẩm và chúng
bao gồm cả quá trình chế biến, bảo quản, đánh giá, nghiên cứu sản phẩm ,thực
phẩm. Và một phần trong đó có bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo kiến thức nền tảng và vô cùng
chuyên sâu liên quan về hóa học, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên
liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, phương
pháp chế biến thực phẩm… Thiết kế, nghiên cứu, lắp đặt, vận hành dây chuyền
sản xuất cũng như tổ chức, quản lý (công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm)
và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
Theo với nó, ngành học này thường xuyên thực hành trong phòng thí
nghiệm, để làm quen với công việc phân tích và đánh giá mức độ vệ sinh an
toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất cũng
như bảo quản thực phẩm.
Khảo sát số liệu gần đây thì đây là ngành đạt trên 20% PIB (tổng sản
lượng nội địa), xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực
giai đoạn 2015-2020, từ đó ta có thể thấy ngành công nghệ thực phẩm đang

Một trong những việc kỹ sư phải làm

1 dõi và kiểm soát quá trình sản xuất thực phẩm
Vai trò của an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố tiên quyết để
làm nên sự thành công của một thương hiệu. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp
lớn đều đặt yếu tố vệ sinh và an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Và coi nó như là
một “lời cam kết” với khách hàng của mình. Các kỹ sư CNTP sẽ có nhiệm vụ
kiểm soát, theo dõi quá trình sản xuất từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng
của quá trình sản xuất thực phẩm.
Họ sẽ là người kiểm tra, đánh giá nguyên liệu đầu vào theo quy chuẩn của
công ty. Để làm được điều này, họ cần là người am hiểu và nắm vững các tiêu
chuẩn, tiêu chí đánh giá..ệ sinh an toàn thực phẩm theo luật hiện hành và quy
chuẩn của công ty. Quá trình kiểm tra nguyên liệu nếu phát hiện những dấu hiệu
rủi ro hoặc không đáp ứng được theo yêu cầu, họ cũng sẽ là người phụ trách báo
cáo lên cho cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
Kiêm luôn trọng trách đảm bảo đầu ra, kỹ sư CNTP cũng là ngườ trực tiếp
tham gia vào quá trình kiểm tra thành phẩm sau khi được sản xuất. Kết hợp vói
hệ thống các tieu chuẩn về đảm bảo chất lượng thực phẩm, các kỹ sư sẽ thực
hiện các đối chiếu và so sánh để quyết định sản phẩm đó đã đạt điều kiện phân
phối và sử dụng hay chưa.

2. Giám sát các khâu sản xuất đi đúng nguyên tắc
Một sản phẩm được ra đời mà lại là sản phẩm về thực phẩm thì không
phải chỉ là công sức của một người mà nó là một tập thể, tập thể nhân sự trong
bộ phận sản xuất. Mỗi nhân sự sẽ có nhiệm vụ thực hiện từng khâu, từng công
đoạn và sẽ cần phải có người giám sát, theo dõi, và hướng dẫn đội ngũ nhân sự
sản xuất ấy.
Nhiệm vụ này sẽ do kỹ sư công nghệ thực phẩm đảm nhiệm. Họ thực hiện
các nghiên cứu và cho ra đời các công thức chế biến hoặc công thức sản xuất cụ
thể cho một mặt hàng nào đó, họ sẽ là người hướng dẫn chi tiết công việc cho

những nhân sự khác như công nhân, kỹ thuật viên… trong từng khâu thực hiện
sản xuất(sơ chế, bóc tách nguyên liệu, chế biến, đóng gói, dán nhãn…).
Họ cũng sẽ là người thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng suất công
việc và kết quả làm việc của từng bộ phận trong dây truyền sản xuất. Đôn đốc,
nhắc nhở nhân viên, đảm bảo tiến độ công việc và các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy
định của công ty.
Để sản xuất một lô hàng thực phẩm cần trải qua rất nhiều khâu. Người kỹ
sư CNTP sẽ quản lý và giám sát tất cả các khâu đó. Kiểm tra và điều chỉnh các
khâu nào bị lệch lạc. Đảm bảo quá trình sản xuất đi đúng quy trình đã thiết lập
trước. Cho ra thành phẩm chất lượng cao nhất.

3. Giám sát chất lượng thành phẩm cuối cùng
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một kỹ sư công nghệ thực phẩm đó là giám
sát và đảm bảo chất lượng thành phẩm cuối cùng. Bởi chất lượng sản phẩm có
tác động trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên chất lượng đầu ra của
sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm nhất trong các doanh nghiệp sản xuất.
Đó là những người sẽ đóng vai trò là những chuyên viên QA và QC kiểm soát
và đảm bảo chất lượng thành phẩm ở mức an toàn và tối ưu nhất trong quá trình
sản xuất. Để làm được các công việc này, kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng cần
nắm được công thức, công dụng, đặc tính, vai trò và những thông số liên quan
đến sản phẩm.
Kỹ sư công nghệ thực phẩm là người đảm nhận thực hiện và triển khai các
hệ thống chất lượng từ các bước: Xây dựng và thiết kế, triển khai thực hiện,
nghiệm thu, kiểm soát và đo lường, xem xét và cải tiến. Một số hệ thống quản lý
chất lượng mà kỹ sư công nghệ thực phẩm cần quản lý và kiểm soát như: Hệ
thống tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống toàn diện TQM, hệ thống HACCP, hệ
thống Q-Base…

4. Quản lý tài liệu, hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp
Các kỹ sư Công nghệ Thực phẩm cần có năng lực quản lý chất lượng thực
phẩm, vận dụng các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm và các quy phạm

không hư, giữ nguyên chất lượng và mùi vị như mong muốn; đó cũng là một
phần của mọi kỹ sư công nghiệp thực phẩm, một bậc thầy về kỹ thuật hướng đến
cho người tiêu dùng những thứ tiện lợi và an toàn nhất.

a. Nhu cầu lợi ích đối với người tiêu dùng:
Kỹ sư công nghệ thực phẩm là người đảm nhận thực hiện và triển khai các
hệ thống chất lượng từ các bước: Xây dựng và thiết kế, triển khai thực hiện,
nghiệm thu, kiểm soát và đo lường, xem xét và cải tiến. Họ không được phép
xảy ra sai sót trong quá trình vận hành từ nhà máy đến đóng gói; thông qua
những quá trình sản xuất.
Thực hiện quá trình kiểm soát nhận nguyên liệu: Nhờ có sự chọn lọc kĩ
càng đã gia tăng niềm tin của người tiêu dùng, có thêm nguồn khách hàng mới,
duy trì và cải thiện vị trí doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, giảm
thiểu những rủi ro và cải thiện độ an toàn của sản phẩm.
Giám sát, điều hành hoạt động sản xuất theo đúng quy trình, nguyên tắc
cụ thể: Người kỹ sư công nghệ thực phẩm phải hạn chế những rủi ro qua giám
sát, lập ra mô hình quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất; không
nên có để gây tổn hại cho người tiêu dùng sản phẩm; mang đến sự an toàn, đảm
bảo trong quá trình sản xuất chất lượng sản phẩm.
Quản lý và kiểm soát mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm: Nắm bắt được
các kiến thức liên quan đến tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề an toàn thực phẩm như
GMP,HACCP,ISO 22000, BRGCGS, IFS Food,…. ; tiến hành quản lý sản xuất,
quản lý chất lượng sản phẩm, định giá sản phẩm và quản lý sau đóng gói sản
xuất đến tay người dùng. Sản phẩm được xem là bộ mặt thương hiệu của doanh
nghiệp được sản xuất cả trong và ngoài nước, mang thêm cho người tiêu dùng
sự tín nhiệm của nhà doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm, rủi ro xảy ra trong
quá trình vận hành được giảm thiểu, đồng thời thông qua sản phẩm giúp nền
nông sản nước ta cạnh tranh với thị trường nước ngoài.
Quản lý các tài liệu, văn bản và hồ sơ về hệ thống chất lượng sản phẩm:
Đảm bảo cho doanh nghiệp có thể vận hành dây chuyền sản xuất chặt chẽ, hiệu

quả; đem lại cho người tiêu dùng những chất lượng sản phẩm tốt nhất. Dựa vào
pháp luật, chứng nhận tiêu chuẩn của quốc tế để đảm bảo thực phẩm sạch, tạo
dựng được chỗ đứng cho doanh nghiệp sản phẩm chất lượng; đáp ứng yêu cầu
của khách hàng, bảo vệ cho sức khoẻ cho người sử dụng sản phẩm.
Họ còn đảm nhiệm thêm kiểm nghiệm các vấn đề nguyên liệu thô, các giá
trị dinh dưỡng kèm theo đó là sự tham gia đảm bảo sự an toàn trong chế biến
cho người dùng.
Người kỹ sư công nghệ thực phẩm cần tính kiên trì, chính xác trong kiểm
định những công đoạn sản xuất cho ra sản phẩm để mang đến người tiêu dùng
những sản phẩm chất lượng nhất, an toàn nhất và mang lại nhiều nguồn dinh
dưỡng trong sản phẩm được nhà doanh nghiệp yêu cầu và phát triển theo nhu
cầu của người tiêu dùng sản phẩm.

b. Khảo sát người tiêu dùng:

Mục tiêu của người kỹ sư công nghiệp thực phẩm chủ đích hướng đến
con người, sự không ngừng phát triển để tạo điều kiện cho người tiêu dùng hài
lòng, ủng hộ và bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân người dùng. Sự hiểu rõ
mạnh yếu của bản thân sản phẩm được điều chế trước và sau so sánh với nhu
cầu của người dùng được biểu hiện qua những khảo sát thực tế; thực hiện công
việc xử lý vấn đề theo nhu cầu để đảm bảo sự hài lòng của người tiêu dùng.
Trách nhiệm của kỹ sư công nghiệp thực phẩm luôn phải khảo sát thị
trường bởi người tiêu dùng Việt quan trọng yếu tố an toàn, sức khỏe, dinh
dưỡng, nguồn gốc; được biết đánh giá là có tác động lớn nhất tới hành vi mua
hàng của họ, tiếp đến mới là yếu tố thương hiệu, kích cỡ, bao bì, đặc biệt với
người có mức thu nhập cao, những người có mức thu nhập trung bình lại chú
trọng đến yếu tố dinh dưỡng nhiều hơn yếu tố có lợi cho sức khỏe.

2 Phẩm chất và đạo đức của kỹ sư CNTP:

a. Khái niệm:
Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, phẩm chất của một cá nhân
trong quá trình làm việc, công tác, một hoạt động nào đó. Phẩm chất đạo đức,
nguyên tắc, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng
ngành nghề và lĩnh vực cụ thể.
Khi nhắc đến hai chữ “Sinh Viên” mọi người đều biết đó là tầng lớp tri
thức của mỗi quốc gia, là tương lai của cả đất nước là những người quyết định
sự thịnh vượng của dân tộc vì chính họ là những “mùa xuân của xã hội”. Hành
trang vào đời, các bạn không thể chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà để
thành danh các bạn phải là người có đạo đức và lối sống tốt nếu không muốn nói
là chuẩn mực để xứng đáng với cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn
“trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Đó không chỉ là yếu tố quyết định kết
quả học tập mà còn quyết định cả tương lai và cuộc đời mỗi người trong chúng
ta.
Mỗi cá nhân hoạt động trong ngành thực phẩm cần có những phẩm chất đạo
đức cơ bản sau: trung thực; trách nhiệm; yêu công việc; yêu nghề nghiệp; làm
việc có tâm huyết; cống hiến cho lợi ích của xã hội. Nhằm góp phần nâng cao
danh dự, uy tín và tính hữu dụng cấp thiết của nghề nghiệp.

b. Nhu cầu đạo đức nghề nghiệp:
Mỗi ngành nghề đều có những quy ước đạo đức riêng. Đối với những
ngành nghề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, quy chế đạo đức là
một điều không thể thiếu được trong công việc.
Vì công nghệ thực phẩm có liên hệ trực tiếp đến sức khỏe của cả một
cộng đồng, thậm chí cả dân tộc, công nghệ thực phẩm rất cần một quy ước đạo
đức riêng cho mình. Quy ước đạo đức không phải là luật pháp, mà là những điều
lệ về nghề nghiệp được các thành viên trong ngành nghề chấp nhận, nó như là
kim chỉ nam hướng dẫn bạn hành động và suy nghĩ đúng đắn trong công việc.

Các quy chuẩn đạo đức này cho phép; nghiêm cấm; hay đề ra cách hành xử cho
các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Thế thì quy ước đạo đức trong công nghệ thực phẩm là gì? Có thể
nghĩ đến một số quy ước cơ bản về đạo đức như: đặt sức khỏe và an toàn của
người tiêu dùng lên hàng đầu, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi, đảm bảo độ
an toàn cao nhất và chất lượng cao nhất mà công nghệ hiện tại cho phép làm ra.
Ngoài ra, cần phải hợp tác với các cơ quan chức năng của Nhà nước và các
nhóm bảo vệ người tiêu dùng trong việc phát triển những tiêu chuẩn an toàn
thực phẩm theo quy ước của Tổ chức Y tế Thế giới.

c. Thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn:
Thực phẩm không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà nó còn đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Chính vì thế mà thực
phẩm thường được đặt dưới sự quản lí của các cơ quan có nhiệm vụ quản lý
thuốc. Nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của thực phẩm, các nước
phát triển ở phương Tây có cả một hệ thống kiểm nghiệm chất lượng và an toàn
thực phẩm rất nghiêm ngặt. Bất cứ thực phẩm nào, nhập khẩu hay sản xuất tại
địa phương, đều trải qua một quy trình kiểm tra rất gắt gao để đảm bảo an toàn
cho người tiêu dùng. Nhưng cho dù với hệ thống kiểm nghiệm như thế, trong
thực tế vẫn có nhiều sản phẩm chứa các hóa chất độc hại thoát khỏi sự kiểm tra
và có mặt trên thị trường tiêu thụ. Do đó, khi một người kỹ sư ký duyệt các tài
liệu nhập khẩu hoặc kế hoạch sản xuất cần kiểm tra kỹ lưỡng, không làm một
cách qua loa, cẩu thả. Khi không nắm rõ hết các chi tiết cụ thể trong một kế
hoạch sản xuất thực phẩm lớn, người kỹ sư vẫn có thể chịu trách nhiệm đối với
tất cả các chi tiết kỹ thuật cũng như thành phần của kế hoạch sản xuất đó. Các
quy trình cần phải được phân công và được xác nhận bởi các kỹ sư có trình độ
cao về kiến thức chuyên ngành thực phẩm, có như vậy người dân mới yên tâm
và đặt toàn bộ sự tín nhiệm, niềm tin về sức khỏe của mình cho đội ngũ các kỹ
sư công nghệ thực phẩm.

bệnh tim. Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã liên kết thiếu
sự minh bạch trên nhãn thực phẩm với sự gia tăng chứng chán ăn và ăn không
kiểm soát của giới trẻ. Vì thế ta luôn phải giữ lấy sức khỏe, lợi ích của người
tiêu dùng đặt lên hàng đầu, vì con người khỏe mạnh thì đất nước mới có thể trở
nên mạnh mẽ và phát triển hơn hết.
Nguyên tắc:
Duy trì các quy trình vệ sinh phù hợp, đảm bảo sản xuất thực phẩm an
toàn và tuân thủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền là một nhiệm vụ đầy
thách thức.
Người tiêu dùng cần được bảo vệ khỏi thực phẩm độc hại có thể gây ốm,
bệnh tật, thậm chí tử vong. Đây không phải là vấn đề bạn có thể bỏ qua.
Hoàn thành quy trình tuân thủ từ đầu đến cuối của bạn với đặt vấn đề an
toàn và sức khỏe của người tiêu dùng. Các mặt hàng thực phẩm và tuân thủ các
quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Một số công việc khác:
Một số công việc khác mà kĩ sư công nghệ thực phẩm có thể làm như
kiểm soát nguyên liệu thô, giá trị dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm và những
dấu hiệu bất ổn trong quy trình chế biến. Tham gia vào quá trình phát triển sản
phẩm thông qua việc hợp tác với các chuyên gia tiếp thị, chuyên gia về bao bì,
nhãn mác, tham khảo sự cố vấn từ các chuyên gia vận hành dây chuyền sản
xuất, chuyên gia hương vị, chuẩn đoán công dụng sản phẩm,… Phân tích và
thực hiện các nghiên cứu về sản phẩm, thành phần cấu trúc bên trong sản phẩm
nhằm cải tiến hoạt động bảo quản và lưu trữ, chứng minh thành phẩm cho đối
tác hoặc người tiêu dùng.

e. Không để lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp vụ:
Các quy tắc thực hiện

1. Người kỹ sư phải có trách nhiệm về sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi của cộng
đồng

 Khi có những quyết định có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc
tài sản của người kỹ sư không được tự ý quyết định mà phải thông báo
cho cấp cao hơn hoặc cho khách hàng và người có thẩm quyền.
 Chỉ ký duyệt những tài liệu kỹ thuật đúng tiêu chuẩn đề ra.
 Không được tự ý tiết lộ các thông tin, dữ liệu mà không có sự cho phép
của người chủ lao động hoặc không có yêu cầu của cơ quan luật pháp.
 Không hỗ trợ hoặc tiếp tay cho những hành động phi pháp của một các
nhân hay cả doanh nghiệp.
 Khi phát hiện có sự vi phạm các điều lệ trong bộ luật này, người kỹ sư có
trách nhiệm báo cáo sai phạm này đến cơ quan chức năng. Đồng thời
người kỹ sư phải tích cực hỗ trợ khi nhận yêu cầu hợp tác điều tra của cơ
quan pháp luật.

2. Người kỹ sư chỉ thực hiện các dịch vụ trong những lĩnh vực mà họ có thẩm
quyền

 Không ký duyệt các kế hoạch hoặc các tài liệu với hình thức đối phó khi
không đủ năng lực, cũng như không kí duyệt các kế hoạch hoặc tài liệu
không được chuẩn bị dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của mình.

 Mặc dù không nắm rõ hết các chi tiết cụ thể nhưng người kĩ sư có thể
nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án với điều kiện mỗi
chi tiết kĩ thuật cụ thể được kí xác nhận bởi các kĩ sư có trình độ và kiến
thức chuyên ngành về các chi tiết kĩ thuật đó.

3. Người kỹ sư phải trung thực và khách quan trong những phát biểu công khai

 Các kĩ sư phải khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm trong các phát
biểu, các chứng nhận, các báo cáo chuyên môn của mình.
 Các kĩ sư không phát biểu, phê bình hay tranh cãi về các vấn đề kĩ thuật
do bị người khác xúi giục hoặc do các bên liên quan thuê mướn, trừ khi
họ mở đầu ý kiến của mình bằng cách xác định rõ các bên liên quan mà